Hoài niệm mùa tựu trường
Cuộc sống vốn dĩ có biết bao điều thúc bách đã không còn kẽ hở để ta nhớ về những tháng ngày tươi đẹp nhất đời người – thời cắp sách đến trường đã trôi qua…
Năm tháng cứ đuổi nhau qua, mỗi người chúng ta đều cuốn vào công việc thường nhật đôi khi quên phéng mọi thứ, thậm chí “quên” cả chính mình! Nhưng tôi tin, mỗi khi nhắc lại, trong tâm khảm mỗi người vẫn xanh tươi một dòng sông chảy trong ký ức…
Chiều nay đi làm về, đứa con gái đầu 15 chờ ở cửa để khoe chiếc áo dài trắng nữ sữ sinh được mẹ mới mua cho, tôi chợt ngẩn ngơ người. Mải lo công việc, tôi không nhớ con gái đã trở thành nữ sinh trung học rồi, nó vừa đậu vào lớp 10 trường công lập (dư 9 điểm). Thưởng thành tích học tập, thi cử đạt điểm cao và chuẩn bị cho con gái vào trường mới, lớp mới và năm học mới, vợ tôi đã “lặng lẽ” mua sắm mọi thứ: sách, vở, bút mực… và áo dài cho con. Trong khi tôi chẳng hề hay biết gì!
Cô và trò Trường tiểu học Phan Như Thạch, TP Đà Lạt trong ngày khai giảng năm học mới. (Ảnh T.D.H)
Đã qua lâu rồi cái thời “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng…”, gần 20 năm từ lúc tốt nghiệp trường đại học, tôi đã lao vào cuộc mưu sinh trật trầy từ hai bàn tay trắng để có việc làm, trở thành công dân của thành phố Đà Lạt, để có một mái nhà, vợ con… Tôi không còn nhớ, hay nói đúng hơn không muốn nhớ cái thủa tôi cắp sách đến trường những ngày xưa ấy! Tôi vốn là một đứa trẻ mồ côi cha sống ở một miền nông thôn nghèo, suốt những ngày nghỉ hè thuở ấy, tôi đều theo bạn đi làm thêm mọi việc để kiếm sống và để có tiền mua sách vở chuẩn bị cho ngày khai trường năm học mới. Khi tiếng trống trường gióng lên (một hồi ba tiếng) rộn rực khai giảng năm học mới, tôi hớt hải gò lưng trên chiếc xe đạp cà tàng chạy về dự khai giảng. Đánh đổi cả những ngày tháng nghỉ hè không được vui chơi như chúng bạn để đi làm thêm, vậy mà áo quần vẫn không đủ lành, sách vở, bút viết vẫn…thiếu.
Đã hơn 20 năm rời xa sách vở, nhưng tiếng trống trường ngày khai giảng năm học mới vẫn vang vọng trong nỗi nhớ mỗi khi thu sang. Hình ảnh những cây bàng có tán lá rộng xòa ra che nắng trước sân trường; cô bạn cùng lớp có mái tóc đen dài như vạt sóng và cái răng khểnh làm duyên…, tôi day dứt nhớ thủa đến trường!…
Video đang HOT
Nhìn con gái xúng xính trong chiếc áo dài trắng nữ sinh chuẩn bị bước vào năm học mới, ký ức tháng ngày xưa như một dòng sông xanh chợt dậy rì rào chảy trong lòng tôi mát rượi. Người ta nói, đầu tư cho việc học hành của con cái là đầu tư cho tương lai! Ngày xưa, thế hệ chúng tôi vì gia đình quá nghèo nên cha mẹ cố dốc sức lo cho ăn học để mong sau này có việc làm, thoát khỏi đói nghèo. Hôm nay, tương lai của đất nước đang trông chờ vào sự học hành; vào sự thành đạt, giỏi giang, tài năng và sự cống hiến của thế hệ trẻ. Sự thịnh, suy của một quốc gia, dân tộc tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nền học vấn là yếu tố quan trọng và quyết định bởi “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”!
Cuộc sống vật chất và tinh thần của con người hôm nay có nhiều thay đổi đã làm cho nhận thức của đại bộ phận nhân dân về việc học hành của con cái cũng đã thay đổi. Mỗi gia đình dù ở nông thôn hay thành thị, dù nghèo hay khá giả; mỗi học sinh dù là cô chiêu, cậu ấm hay những học sinh con nhà nghèo… đều được quan tâm, đầu tư cho việc học tập, phát triển tài năng. Ngày khai giảng năm học mới, hàng triệu trẻ em, học sinh trên cả nước đều có niềm vui, niềm bâng khuâng và sự náo nức giống nhau. Sự hân hoan đón chờ năm học mới; sự bận rộn chuẩn bị sách vở, áo quần… cho con làm cho những bậc phụ huynh như tôi và bao nhiêu người khác cũng chợt thấy nao nao! Hoài niệm về mùa tựu trường, ngày khai giảng năm học mới của thửa ngày xưa sống lại với bao nhiêu nỗi niềm…
Học sinh Trường THCS Phan Chu Trinh, TP Đà Lạt trong lễ khai giảng năm học mới 2010-2011. (Ảnh T.D.H)
Trên thành phố cao nguyên Đà Lạt, không có hoa phượng vĩ nở đỏ trời và không có tiếng ve sầu giục giã mỗi mùa hạ sang; thay vào cái nóng bức của mùa hè ở những miền trung du hay những đô thị miền Nam là những chiều mưa và khí trời se lạnh. Ranh giới giữa mùa Hạ và mùa Thu ở Đà Lạt cũng khó nhận diện bởi bây giờ Đà Lạt đang vào mùa mưa. Dù không thấy lá vàng rơi, màu trời dẫu không xanh trong với sắc màu trầm tư thi vị… nhưng mùa tựu trường của học sinh trên thành phố cao nguyên thơ mộng này vẫn cứ rộn rực, hân hoan trong mắt cười con trẻ.
Một năm học mới nữa sắp bắt đầu! Một năm lo toan và song hành của các bậc phụ huynh cũng bắt đầu khởi động. Nhìn con em bận rộn chuẩn bị mọi thứ cho năm học mới, hoài niệm về mùa tựu trường năm xưa trong tôi chợt hiện về với bao nỗi niềm buồn, vui khó tả.
Theo Dân Trí
Mùa tựu trường, ngược dòng miền gian khó
Trường Tiểu học Mường Xén một ngày đầu tháng 8, các thầy cô giáo đang ra sức san gạt bùn đất để lấy sân chơi cho học sinh.
Phòng học Trường Mầm non và Tiểu học xã Mường Típ bị ngập bởi lớp bùn đất dày trên 2 mét
Trong trận lũ quét lịch sử cuối tháng 6, ngành giáo dục Kỳ Sơn (Nghệ An) chịu khá nhiều tổn thất. Một số trường học, nhà công vụ ở thị trấn Mường Xén và các xã Mường Típ, Mường Ải, Bắc Lý, Chiêu Lưu, Tà Cạ bị ngập sâu trong bùn đất và bị sạt lở, đổ sập hoặc bị cuốn trôi. Cùng với đó là các loại hồ sơ, tài liệu, sách giáo khoa và đồ dùng học tập bị cuốn theo dòng nước lũ hoặc bị vùi sâu trong đống bùn đất và hư hỏng hoàn toàn. Đó là chưa kể không ít gia đình rơi vào cảnh trắng tay nên cơ hội tiếp tục đến trường của nhiều học sinh có thể nói là rất mong manh.
Trận lũ vừa qua, trường bị thiệt hại khá nặng nề. Nhà công vụ và nhà ăn bị sạt lở và cuốn trôi hoàn toàn, hiện nay các hạng mục này đang được khẩn trương thi công để kịp đưa vào sử dụng từ đầu năm học mới.
Các phòng học ngập sâu chừng hơn 3 mét, sách vở, tài liệu, bàn ghế bị trôi. Ông Trần Văn Khánh, Trưởng phòng Giáo dục cho biết, Ban Giám hiệu nhà trường đã phải chi 85 triệu đồng để thuê người và các phương tiện khác đến nạo vét bùn đất trong các phòng học và ở sân trường. Ở bên cạnh, Trường mầm non Mường Xén cũng chịu số phận tương tự.
Thầy cô giáo Trường Tiểu học Mường Xén ra sức giải phóng bùn đất, lấy lại sân chơi cho trẻ
Tiếp tục vượt chặng đường gần 30 km ven bờ sông Nậm Mộ đang bị sạt lở nghiêm trọng, chúng tôi tìm đến trung tâm xã Mường Típ.
Tại đây, nhà công vụ của trường mầm non và tiểu học bị đổ sập, hiện chưa có phương án khắc phục. Phòng học và sân trường đang bị ngập bởi lớp bùn đất dày khoảng 2,5 mét.
Giữa sân, mấy em học sinh đang đào xới cạnh đống sách vở đã mục nát, hư hỏng. Hỏi chuyện, chúng tôi được biết các em đang xới trong đống bùn đất để tìm đồ dùng học học tập, may ra còn một ít thứ chưa bị hư hỏng để có thể dùng trong năm học mới.
Một số thầy cô giáo từ dưới xuôi lên đang giọn dẹp, giải phóng bùn đất trong các phòng học nhưng xem ra công sức của các thầy cô chẳng thấm vào đâu so với khối lượng bùn đất khổng lồ.
Thầy Đàm Huy Quang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Típ cho biết: "Khối lượng công việc quá lớn, chúng tôi không thể làm xuể.
Cũng không thể huy động học sinh, vì công việc nặng nề, học sinh tiểu học không đủ sức. UBND xã vừa phân chia cho từng bản theo khu vực để giải phóng bùn đất, kịp cho năm học mới".
Sau Thị trấn Mường Xén, xã Mường Típ là một trong những địa phương chịu thiệt nặng trong trận lũ quét.
Đây cũng là một trong những xã nghèo nhất huyện Kỳ Sơn, chủ yếu là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Khơ mú. Vì thế, việc vận động học sinh tiếp tục đến lớp trong năm học mới là một nỗi lo lớn đối với các thầy cô giáo.
Học sinh xã Mường Típ bới trong đống bùn đất tìm đồ dùng học tập
Ông Trần Văn Khánh cho biết: "Các trường có các hạng mục bị sạt lở, đổ sập hoàn hoàn như Mường Típ, Mường Ải, Bắc Lý dù có đủ tiền cũng không thể xây dựng lại kịp, vì năm học mới đã cận kề. Vì thế, chúng tôi có ý định phối hợp với chính quyền địa phương huy động nhân dân dựng nhà tạm bằng tre nứa để có thể sử dụng ít nhất trong vòng một năm". Đồng thời, để đảm bảo thời gian, kế hoạch và chương trình năm học mới, ngành giáo dục Kỳ Sơn cần khoảng 600 triệu đồng để đóng mới bàn ghế và khoảng 1,1 tỷ đồng để hỗ trợ mua sắm sách giáo khoa, đồ dùng và phương tiện phục vụ dạy học.
Hôm sau, trở lại thị trấn Mường Xén, các em học sinh nơi đây đã bắt đầu đến trường. Những trận mưa rào đầu mùa đã bắt đầu bao phủ vùng đất rẻo cao biên giới làm cho con đường đến trường của các em càng thêm gian nan, vất vả. Trong trận lũ vừa qua, chiếc cầu treo bản Phảy nối trung tâm Mường Xén sang khu vực Trường THCS và THPT DTNT huyện bị cuốn trôi, nên gần 4.000 học sinh phải đi ngược lên theo sông Nậm Mộ rồi qua khe Huồi Lội, rồi lại vòng xuống nên chặng đường đi học xa thêm chừng 5 km.
Điều đáng nói là cầu Huồi Lội hiện đang thi công, tuyến đường hai đầu cầu còn nham nhở nên vào ngày mưa việc đi lại hết sức khó khăn, nhiều em phải quay về. Một số em qua suối bằng cách vượt cầu tràn nhưng mùa này nước suối dâng cao và chảy xiết nên rất nguy hiểm.
Cầu treo bị cuốn trôi, con đường đến lớp của học sinh khu vực Mường Xén và các xã lân cận trở nên khó khăn và nguy hiểm
Ông Bùi Trầm, Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Hiện tại, cầu vượt đang được thi công gần vị trí chiếc cầu treo bị trôi, dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành. Từ bây giờ đến khi hoàn thành cầu vượt, chúng tôi dự định mượn phà tự hành của Quân khu 4 để đưa các em qua sông đến trường. Đồng thời, yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Huồi Lội để giảm tải cho phà tự hành, đảm bảo tất cả các em học sinh khu vực Mường Xén và các xã lan cận đều được đến trường".
Theo VNN
Hoài niệm Người dưng sao giống nhau đến thế, để mỗi lần nghe chàng ca sỹ đó hát, trái tim tôi lại nhói đau. Hơn 10 năm rồi tôi vẫn không thể nào quên dù vẫn biết rằng nhớ phỏng có ích gì. Quá khứ là quá khứ, chẳng có gì liên quan đến thực tại, nhưng đôi khi tôi vẫn lục lọi kiếm tìm...