Hóa trang cho Tôn Ngộ Không trong ‘Tây du ký’ công phu như thế nào?
Tạo hình, trang phục của Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới trong “Tây du ký” là kết quả của quá trình làm việc không kể ngày đêm của ê-kíp sản xuất cùng các diễn viên.
Tây du ký phiên bản 1986 là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Hoa ngữ. Dù được quay dựng vào thời điểm khó khăn, kinh phí eo hẹp nhưng đoàn làm phim vẫn cố gắng hoàn thiện mọi khâu sản xuất một cách chỉn chu nhất. Cho đến nay, thế hệ các nhà làm phim trẻ vẫn phải nể phục kỹ thuật hóa trang cùng chế tác trang phục ấn tượng của ê-kíp Tây du ký. Đặc biệt, tạo hình Tôn Ngộ Không và hóa trang Trư Bát Giới được xem là những phần việc đầu tư nhiều công sức và thời gian nhất.
Tôn Ngộ Không và hai bộ giáp đặc biệt
Nhân vật Tôn Ngộ Không được tổ chế tác ưu ái hai bộ giáp đặc biệt dùng cho các cảnh quay khác nhau trong phim. Đầu tiên là bộ giáp mang tính lễ phục, hay còn gọi là bộ giáp “cứng” để Lục Tiểu Linh Đồng diện trong những phân đoạn thể hiện uy quyền. Bộ giáp này được thiết kế công phu, tỉ mỉ nhằm hợp với thân phận của Ngộ Không khi là Mỹ Hầu Vương. Tổ chế tác đã trang trí nhiều họa tiết cùng kim loại mảnh màu vàng, tạo hiệu ứng lấp lánh trên bề mặt trang phục.
Tạo hình Tôn Ngộ Không trong bộ giáp “cứng” được chăm chút tỉ mỉ.
Bộ giáp thứ hai được gọi đơn giản là giáp “mềm”. Khác với những chi tiết cồng kềnh thể hiện quyền uy như bộ giáp “cứng”, bộ giáp này có trọng lượng nhẹ hơn, chú trọng các đường may, thêu. Toàn bộ thân áo được may bằng chỉ kim tuyến màu vàng nhằm tạo hiệu ứng lấp lánh, đồng thời tạo cảm giác thoải mái, không bị gò bó khi diễn viên khoác lên người.
Bộ giáp “mềm” chủ yếu được sử dụng trong các phân cảnh giao đấu, những pha hành động nguy hiểm. Đặc biệt, dù chỉ là trang phục nhưng hai bộ giáp mà Ngộ Không mặc được định giá không hề nhỏ, bởi nhà thiết kế đã sử dụng nhiều vật liệu đắt tiền và hiếm có.
Hóa trang Tôn Ngộ Không – công phu, tỉ mỉ
Video đang HOT
Các chuyên gia hóa trang đã tốn rất nhiều thời gian và công sức cho khâu tạo hình Tôn Ngộ Không. Trước tiên, họ cắm từng sợi lông được nhuộm màu lên một mảnh vải mắt lưới chuyên dụng nhằm tạo thành những mảng lông khác nhau cho cơ thể nhân vật. Nam diễn viên gạo cội Lục Tiểu Linh Đồng đã khoác lên mình nhiều trang phục lông khỉ theo từng bộ phận khác nhau như quần lông, vòng cổ lông, đầu lông, tay lông, áo lông…
Toàn bộ cơ thể của Lục Tiểu Linh Đồng được bao phủ bởi các loại trang phục lông khỉ theo từng bộ phận khác nhau.
Bên cạnh đó, đội ngũ chế tác phải sử dụng một loại keo dán đặc biệt để tạo ra khuôn mặt của Tôn Ngộ Không. Đây là khâu hóa trang phức tạp, công phu, đòi hỏi nhiều thời gian. Bởi vậy, mỗi khi có cảnh quay vào buổi sáng, Lục Tiểu Linh Đồng phải dậy từ rất sớm để hóa trang. Có khi nam diễn viên không kịp ăn sáng bởi một khi chuyên viên hóa trang đã thực hiện đến khâu dán lớp da mặt thì chuyện ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Vùng miệng của Lục Tiểu Linh Đồng gần như đã bị lớp mặt nạ và keo dán dính chặt nên không thể nhai một cách linh hoạt, chỉ có thể dùng chút đồ ăn lỏng. Với vùng mặt bị dán đầy keo, nam diễn viên phải chịu đựng cảm giác khó chịu mỗi khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp trong một thời gian dài. Lúc thời tiết trở nên nóng nực, oi bức, lớp hóa trang sẽ khiến diễn viên cảm thấy bí bách, khó thở. Chỉ qua một thời gian ngắn, phần da bị dính keo tiết mồ hôi bắt đầu xuất hiện tình trạng phồng rộp, khiến Lục Tiểu Linh Đồng vừa ngứa vừa đau.
Lục Tiểu Linh Đồng phải giữ gìn lớp hóa trang khó chịu suốt ngày dài quay phim, kể cả lúc ăn uống.
Hóa trang đã vất vả, khâu tẩy trang còn khó khăn hơn. Tổ tạo hình sẽ tiến hành lột lớp da dán keo trên mặt diễn viên. Khuôn mặt đỏ rộp vì bị keo dính, mồ hôi “tra tấn” sau một ngày dài sẽ được rửa lại bằng tinh chất, cảm giác đau đớn không khác nào bị lột đi một lớp da. Lục Tiểu Linh Đồng từng chia sẻ: “Đóng Tây du ký vài năm, da mặt của tôi không biết đã bị lột bao nhiêu lần”.
Hóa trang cho Trư Bát Giới – phức tạp, cầu kỳ
Nam diễn viên Mã Đức Hoa (tham gia Tây du ký phần 1), Thôi Cảnh Phú (phần 2) cũng vất vả không kém với phần hóa trang thành nhân vật Trư Bát Giới. Để ra dáng lão Trư với phần bụng phệ vượt mặt, chuyên viên hóa trang sẽ sử dụng thạch cao lấy khuôn cơ thể diễn viên. Sau đó, họ đổ lớp bọt cao su chuyên dụng lên khuôn thạch cao, đợi đến khi thành hình thì xem như hoàn tất phần tạo khuôn da bụng.
Chuyên viên hóa trang đang tạo dáng phần bụng phệ đúng chất Trư Bát Giới cho nam diễn viên Mã Đức Hoa.
Để phần bụng trở nên to lớn và phệ hẳn ra, chuyên viên hóa trang dùng bọt biển và sợi bông nhét đầy bên trong. Đây là chất liệu nhẹ, không gây áp lực cho diễn viên mà vẫn có thể dễ dàng tạo ra một chiếc bụng ngoại cỡ cho Trư Bát Giới. Mũi và tai lợn đặc trưng của Bát Giới cũng được làm tương tự.
Tạo hình các nhân vật trên đều do nghệ sĩ hóa trang lão làng của đoàn là Vương Hy Chung tự mày mò nghiên cứu và thiết kế. Mỗi khi có nhân vật nào cần hóa trang khuôn mặt (hóa trang bộ phận) hoặc hóa trang toàn thân, đoàn làm phim Tây du ký chỉ cần gửi số đo cùng bản thạch cao lấy mẫu các bộ phận của diễn viên về Bắc Kinh. Dựa vào đó, Vương Hy Chung sẽ thiết kế tạo hình mặt nạ, đầu hay tai… của nhân vật rồi gửi lại cho ê-kíp sản xuất.
Nam diễn viên Thôi Cảnh Phú hóa thân thành Trư Bát Giới trong Tây du ký phần 2 và được hóa trang theo cách tương tự Mã Đức Hoa.
Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào Vương Hy Chung gửi mặt nạ hoàn chỉnh tới cũng sẽ được coi là đã xong việc. Ê-kíp phải đánh giá xem tạo hình đó có thực sự phù hợp với diễn viên cũng như yêu cầu của tổ đạo diễn hay không. Đôi khi, do ảnh hưởng từ cảnh quay, đặc biệt là việc quay kỹ xảo trên nền phông xanh, mặt nạ hoặc bộ phận hóa trang nào trùng màu phông sẽ ngay lập tức được mang đi sửa lại. Thông thường, phải sau 2 đến 3 lần sửa, diễn viên mới có được lớp mặt nạ hay bộ phận hóa trang như ý.
Theo zing
Cô bé lớp 5 phát hiện lỗ hổng trong 'Tây du ký'
"Tây du ký" nằm trong "tứ đại danh tác" của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, một bé gái 11 tuổi đã phát hiện ra tình tiết vô lý trong tác phẩm.
Trang QQ đưa tin cô bé 11 tuổi Mã Tư Kỳ là người hâm mộ cuồng nhiệt của bộ phim Tây du ký 1986. Thông qua bộ phim, Mã Tư Kỳ say mê các nhân vật như Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới, Quan Âm Bồ Tát, Phật Tổ... Từ đó, cô bé còn tìm đọc cả tiểu thuyết nguyên tác của tác giả Ngô Thừa Ân.
Cô bé lớp 5 Mã Tư Kỳ say mê phim Tây du ký.
Tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân được đánh giá là một trong bốn tác phẩm văn học cổ điển danh tiếng nhất của Trung Quốc cùng với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am và Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
Tuy nhiên, dù là tác phẩm kinh điển nhưng Tây du ký cũng không tránh được những lỗi nhỏ. Sau khi đọc tiểu thuyết nhiều lần, Mã Tư Kỳ phát hiện bốn thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh từ Trường An tới Thiên Trúc, những lần xin ăn đều là các loại thức ăn giống nhau như cơm, đậu phụ...
Trong khi đó ẩm thực Trung Quốc từ Bắc tới Nam đều có sự khác biệt, chưa kể đến các quốc gia nước ngoài như Ấn Độ. Chi tiết này không sát với thực tế và không được tác giả Ngô Thừa Ân chú ý tới.
Tây du ký mặc lỗi về ẩm thực mà nhiều người không chú ý, đặt câu hỏi.
Trang QQ nhận xét có thể vì thời đại Ngô Thừa Ân sống, giao thông đi lại khó khăn, ông là người Hoài An, chỉ biết đến thói quen và ẩm thực của cùng này. Vì không có trải nghiệm thực tế nên Ngô Thừa Ân không thay đổi các món ăn chay của bốn thầy trò. Tuy nhiên, sự phát hiện thú vị của Mã Tư Kỳ vẫn khiến khán giả thích thú.
Tại Trung Quốc, các tác phẩm kinh điển đều được tìm hiểu, phân tích kỹ càng, ví dụ như tiểu thuyết Hồng lâu mộng, có hẳn một khoa nghiên cứu các món ăn, tính cách tâm lý của nhân vật tại trường đại học.
Theo zing
Sự thật 'té ngửa' về võ công của Tôn Ngộ Không Mặc dù tự xưng Tề thiên Đại thánh với 72 phép thần thông, song "Mỹ hầu vương" Tôn Ngộ Không không phải là nhân vật lợi hại nhất trong Tây Du Ký. Khi được đặt lên bàn cân với những vị đại tiên, yêu quái từng xuất hiện trong Tây Du Ký, nhân vật chính Tôn Ngộ Không xếp tại nửa sau danh...