Hóa thạch lông vũ gây tranh cãi của loài khủng long ‘lai chim’
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra, chiếc lông vũ được phát hiện vào những năm 1800 thuộc về loài khủng long giống chim.
Năm 1861, nhà cổ sinh vật học người Đức Hermann von Meyer phát hiện một hóa thạch lông vũ ở lớp đá vôi gần Solnhofen, Đức.
Do không có bất cứ dấu vết được tìm thấy cùng hóa thạch này, nên các nhà khoa học không biết nó thuộc loài nào và nằm ở bộ phận nào trên cơ thể con vật.
Với việc phát hiện ra hóa thạch Archaeopteryx vài năm sau đó, nhiều nhà khảo cổ liên kết loài khủng long này với chiếc lông vũ được tìm thấy ở Đức. Nhưng tuyên bố trên vẫn gây tranh cãi suốt một thời gian dài.
Mãi cho tới gần đây, các nhà khoa học Đại học Nam Florida (USF) mới đưa ra các bằng chứng kết luận chiếc lông vũ được tìm thấy cách đây 159 năm thực sự thuộc về loài Archaeopteryx.
Video đang HOT
Hóa thạch lông vũ của loài Archaeopteryx. (Hình ảnh: Bảo tàng Naturkunde)
Archaeopteryx là một chi khủng long giống chim chuyển tiếp giữa khủng long có lông và chim hiện đại, sống ở cuối kỷ Jura cách đây 150 triệu năm. Sinh vật này có kích cỡ tương tự một con chim ác là, với bộ cánh phủ lông, răng sắc và chiếc đuôi dài xương xẩu.
Trước khi kết luận, các nhà nghiên cứu phân tích 9 thuộc tính chính của chiếc lông, bao gồm cả phần ống lông cùng với dữ liệu từ các loài chim hiện đại. Họ cũng tham chiếu chéo với 13 bộ xương còn lại của Archaeopteryx.
“Đã có cuộc tranh luận suốt 159 năm qua về việc liệu chiếc lông vũ này có thuộc về loài Archaeopteryx hay không cũng như vị trí của nó trên cơ thể và màu sắc ban đầu của nó. Thông qua nghiên cứu kết hợp các kỹ thuật mới, chúng tôi cuối cùng đã có thể giải đáp bí ẩn hàng thế kỷ này”, tác giả chính của nghiên cứu – Ryan Carney cho hay.
Hình ảnh mô phỏng về Archaeopteryx. (Ảnh: Getty Images)
Sử dụng công nghệ hiện đại, các chuyên gia của USF cũng làm sáng tỏ thêm một số chi tiết về hóa thạch lông vũ này.
Cụ thể, nó nằm ở cánh trái của khủng long. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra các melanosome là các sắc tố cực nhỏ cho thấy lông có màu đen mờ chứ không phải đen trắng như trong các nghiên cứu trước.
Kinh hoàng 'quái vật khỏa thân' biết bay, ăn thịt cả khủng long
Nghiên cứu mới của Anh đã hé lộ chân dung thực đầy quái gở của dực long, tức Pterosaurs, kẻ săn mồi đáng gờm trên bầu trời thời khủng long.
Nghiên cứu đứng đầu bởi 2 nhà cổ sinh vật học David Unwin (Đại học Leicester) và David Martin (Đại học Portsmouth) tại Anh khẳng định những con Pterosaurs huyền thoại không đầy lông lá như một số nghiên cứu trước đó dự đoán hay mang những màu sắc rực rỡ, mà có màu da bình thường và hoàn toàn... trụi lủi.
Chân dung thật của các dực long Pterosaurs (bên trái) và phiên bản có lông theo một số bằng chứng yếu trước đó - ẢNH ĐỒ HỌA BỞI MEGAN JACOBS/ĐẠI HỌC PORTSMOUTH
Gọi vui chúng là "Pterosaurs khỏa thân", các nhà nghiên cứu cho biết cấu trúc hóa thạch phân nhánh mà trước đó nhiều người suy đoán là lông thực ra là các phần của màng cánh Pterosaurs, đã bị phân hủy và bong ra trước khi hóa thạch. Thậm chí, đầu của chúng cũng... hói trụi, không có cả lông tơ.
Theo tiến sĩ Unwin, ý tưởng rằng Pterosaurs có lông có từ thế kỷ thứ 19, nhưng đến nay các bằng chứng hóa thạch vẫn còn rất yếu, thậm chí còn đi ngược lại một số bằng chứng vững chắc hơn cho thấy mãi 80 triệu năm sau ngày Pterosaurs ra đời, lông vũ mới bắt đầu xuất hiện và tiến hóa trên các sinh vật Trái Đất.
Hóa thạch một Pterosaurs - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Ngược lại, trong nghiên cứu này ở 27 loài Pterosaurs, họ đã tìm thấy cấu trúc có vẻ giống lông nhưng thực chất là những sợi dai tạo thành một phần màng cánh: nó vẫn thuộc về da thịt, không phải lông.
Để củng cố thêm phát hiện mới này, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu cách thức mà loài "Pterosaurs khỏa thân" kỳ lạ này giữ ấm vào ban đêm. Có thể chúng tránh xa các vùng khí hậu quá lạnh ở phía Bắc như hầu hết bò sát thời hiện đại. Khả năng điều nhiệt của giống loài kỳ lạ này cũng còn là bí ẩn.
Nghiên cứu mới này vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology and Evolution.
Pterosaurs thường được mô tả là một quái vật biết bay, không phải chim, mà là bò sát 100%, có tổ tiên chung với loài khủng long trên mặt đất, nên được gọi là "dực long" hoặc "thằn lằn có cánh". Kích cỡ các Pterosaurs không thua khủng long, thậm chí có loài bị nghi ngờ là lớn hơn cả khủng long bạo chúa với chiều cao tận 5 m. Chúng là loài ăn thịt, săn nhiều động vật khác nhau, trong đó có cả các khủng long cỡ nhỏ.
Những dấu tích cuối cùng của loài khủng long Sau hàng triệu năm, những gì sót lại của khủng long là bộ xương khổng lồ và các hóa thạch cổ. Ảnh: Mark Wilson/Newsmakers. Bộ xương này thuộc về con khủng long T-Rex có tên Sue. Nó đã có niên đại khoảng 67 triệu năm. Từ năm 2000, bộ xương của Sue đã được đem trưng bày ở nhiều thành phố trên thế...