Hóa thạch bọ săn mồi 151 triệu năm tuổi
Hóa thạch gồm đầu, bụng, cánh, thuộc về loài côn trùng dài khoảng 5 cm sống cùng thời với khủng long.
Hóa thạch Morrisonnepa jurassica đặt cạnh bọ nước khổng lồ. Ảnh: USA Today.
Nhóm nhà cổ sinh vật từ Utah và Argentina phát hiện hóa thạch côn trùng 151 triệu năm tuổi ở hệ tầng Morrison, đông nam bang Utah, USA Today hôm 22/5 đưa tin. Các nhà khoa học từng tìm thấy hóa thạch của nhiều sinh vật khác tại đây như khủng long Apatosaurus, Allosaurus và Stegosaurus.
Hóa thạch côn trùng được đặt tên là Morrisonnepa jurassica, lưu giữ hầu hết phần bụng, hai bộ phận của cánh trước và có thể cả phần đầu. Đây là hóa thạch côn trùng thứ hai từng phát hiện tại hệ tầng Morrison, theo Sở Tài nguyên thiên nhiên bang Utah (Utah DNR).
Video đang HOT
“Chúng tôi đã luôn mong muốn tìm thấy hóa thạch côn trùng thực sự tại Morrison. Tuy nhiên, điều đó không thành hiện thực cho đến khi hóa thạch đầu tiên được phát hiện vào năm 2011″, John Foster, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Công viên Lịch sử Tự nhiên bang Utah, chia sẻ.
Morrisonnepa jurassica dài khoảng 5 cm, là bọ săn mồi kích thước lớn. Nó là thành viên của nhóm côn trùng Nepomorpha (bọ nước thực sự), thuộc bộ Cánh nửa, và có liên hệ với họ Belostomatidae (bọ nước khổng lồ) hiện đại. Những họ hàng hiện đại của Morrisonnepa jurassica ăn thịt động vật không xương sống như sên hay động vật giáp xác. Tuy nhiên, chúng cũng săn một số động vật có xương sống như cá, các loài lưỡng cư và rắn.
Các nhà khoa học lần đầu phát hiện Morrisonnepa jurassica vào năm 2017, theo Utah DNR. Hóa thạch này hiện nằm trong bộ sưu tầm cổ sinh vật của Bảo tàng Công viên Lịch sử Tự nhiên bang Utah.
Hóa thạch cánh chim cánh cụt 43 triệu năm tuổi gây sửng sốt
Các nhà nghiên cứu Argentina đã công bố phát hiện hóa thạch cánh của một chú chim cánh cụt 43 triệu tuổi trên đảo Marambio ở Nam Cực.
Điều gây sửng sốt, đây là mẫu vật hóa thạch lần đầu tiên và duy nhất không chỉ có xương mà có cả phần da.
Hóa thạch gần như nguyên vẹn cánh trái của một con chim cánh cụt được phát hiện trong một nhiệm vụ nghiên cứu vào năm 2014.
Mẫu vật sau đó được nghiên cứu tại Bảo tàng La Plata bởi nhà cổ sinh vật học người Argentina Carolina Acosta Hospitaleche, cơ quan công bố khoa học tại Đại học Quốc gia La Matanza cho biết hôm thứ Sáu, 13/3.
Da hóa thạch thuộc về loài Palaeeudyptes gunnari, một trong nhiều loại chim cánh cụt đã tuyệt chủng sống ở Nam Cực trong thời kỳ Eocene, tồn tại từ khoảng 56 đến 34 triệu năm trước.
Hóa thạch cánh trái của một cánh của một con chim cánh cụt 43 triệu năm tuổi được tìm thấy tại đảo Marambio, Nam Cực. Ảnh: AFP.
Vào thời điểm đó, Nam Cực được bao phủ trong rừng với hệ động vật đa dạng.
"Hóa thạch của cánh con chim cánh cụt này là duy nhất bởi vì đây là mẫu vật bảo tồn đầu tiên bao gồm cả phần xương, thịt và và da," Acosta Hospitaleche nói.
"Da được bảo tồn như một hóa thạch trên cả hai bề mặt cánh của nó, bao bọc các xương vẫn còn khớp ở vị trí ban đầu của chúng," cô nói thêm.
Theo baovephapluat.vn/AFP
Phát hiện 'quái điểu' chưa từng thấy mang dòng máu khủng long Quá trình phục dựng hé lộ một sinh vật giống chim nhưng rất rực rỡ và kinh di. Quái điểu này sống vào thời hoàng kim của loài khủng long. Một bộ hàm kinh dị nằm lẫn trong thảm thực vật cổ đại được thu thập trên đảo Wright, miền nam nước Anh đã hé lộ một sinh vật kỷ Phấn Trắng chưa...