Hoá ra mấy ngọn cỏ xanh trông như nhựa trong hộp sushi mà chúng ta thường thấy không phải để “làm màu”
Nếu bạn thường xuyên ăn sushi, hẳn bạn sẽ ít nhiều có lần thấy những ngọn cỏ xanh xanh trông rất “giả” dùng để trang trí. Nó hoá ra không phải nhựa đâu và có vai trò quan trọng hơn là “làm màu” đấy.
Đối với những người quen thuộc với ẩm thực Nhật Bản thì món sushi chắc hẳn chẳng còn gì là xa lạ nữa. Đây có thể được xem làm món ăn nổi tiếng nhất nhì trên thế giới và được yêu thích bởi nhiều người. Tuy nhiên, xoay quanh món ăn này cũng có lắm “phong ba” từ cách dùng đũa, cách chấm nước tương, đến độ “thật” của wasabi… Mọi người có lẽ đã biết nhiều về những điều kể trên, song chắc hẳn có một việc mà ai cũng thắc mắc nhưng hiếm người biết về sushi. Đó là những miếng cỏ trang trí.
Miếng cỏ trang trí sushi màu xanh xanh rốt cuộc có “huyền cơ” gì?
Nếu hay ăn sushi hoặc gọi sushi ship tận nơi thì có lẽ bạn sẽ nhận ra một điều, rằng hầu hết các hộp sushi đều đi kèm với một vài miếng lá màu xanh cắt thành nhìn như ngọn cỏ và được lót giữa các miếng sushi. Chúng trông “giả giả” và có vẻ không hợp so với các món ăn ngon miệng, và hầu hết mọi người đều cho rằng chúng chỉ đóng vai trò trang trí mà thôi. Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được sự thật về món ăn này đấy.
Miếng cỏ xanh xanh nhỏ xíu ấy thực ra là một phát minh tiếp nối văn hoá hàng trăm năm của người Nhật, theo như tờ New York Times.
“Nó được gọi là Haran,” bếp trưởng Masa Sasaki của nhà hàng Sasaki ở San Francisco cho hay. “Trong đó Ha có nghĩa là lá, còn Ran là hoa lan hoặc hoa bách hợp.”
Video đang HOT
Haran không chỉ quan trọng vì nó thoả mãn thẩm mỹ người Nhật, mà còn có một công dụng thực tế. Ngày xưa, người ta dùng lá hoa lan để ngăn chặn thức ăn phát sinh mùi hôi và dùng để ngăn không cho các nguyên liệu bị lẫn lộn vào nhau. Nhiều bếp trưởng Nhật Bản thường dùng lá trúc, vì lá này không chỉ giúp thức ăn không bị lẫn lộn mà còn chứa chất diệt khuẩn, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Đây là bởi vì một vài loại lá cây sau khi được cắt ra khỏi cành, chúng sẽ sản sinh ra những hoạt chất diệt khuẩn để ngăn lá cây bị thối, vậy nên nếu dùng các loại lá này để phân loại thức ăn thì sẽ giúp thức ăn lâu bị hư hơn.
Haran được dùng để phân loại thức ăn, và nếu dùng Haran từ lá tươi như kiểu truyền thống còn có công dụng sát trùng và giữ tươi cho món ăn.
Trong mắt nhiều người, Haran là một truyền thống được trân trọng ở Nhật Bản, đến mức mà nghệ thuật cắt những chiếc lá này thành hình dáng khác nhau còn có tên riêng là sasagiri. Có thể nói, Haran là một phần không thể thiếu trong nghệ thuật sắp xếp bento của người Nhật.
Haran, hay còn gọi là baran, được làm từ lá tươi chứ không phải nhựa được nhuộm màu. Tuy nhiên, ở thời hiện đại ngày nay thì các sản phẩm làm từ nhựa trở nên phổ biến hơn ở Nhật Bản và nước Mỹ. Thậm chí, có nơi còn bán hàng loạt các hộp baran bằng nhựa và được sử dụng bởi hầu hết cửa hàng tiện lợi hoặc các nhà hàng bình dân. Đây là do giá của loại này rẻ hơn nhiều so với lá tươi, dù chúng trông không đẹp bằng.
Hiện tại, hầu hết Haran đều được làm từ nhựa.
Theo TTVN
Đầu bếp người Nhật nổi tiếng tiết lộ cách ăn sushi hoàn hảo nhất
Là một fan của sushi thì bạn không nên bỏ qua việc học ăn sushi đúng cách để có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị nguyên bản của món ăn này.
Không chỉ là một biểu tượng của Nhật Bản, sushi ngày nay đã trở thành món ăn phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế, tất nhiên ai trong chúng ta cũng từng một lần thử qua, nhưng nếu hỏi về nghệ thuật thưởng thức sushi đích thực thì lại không phải ai cũng biết. Cùng xem qua hướng dẫn ăn sushi từ đầu bếp người Nhật Nobu Matsuhisa - người sở hữu 47 nhà hàng Nobu được đánh giá cao trên toàn thế giới về sushi nhé!
Cách ăn sushi từ đầu bếp Nobu Matsuhisa:
- Thứ nhất, bạn không cần phải thêm wasabi vào nước tương. Các đầu bếp sushi luôn thêm sẵn một lượng với tỉ lệ hoàn hảo vào giữa lớp cơm và cá để tạo nên hương vị hòa quyện cho người ăn.
Ngoài ra, vì wasabi là một loại rễ cây chỉ có ở Nhật Bản và vô cùng đắt đỏ, nên rất có thể thứ bạn gọi là wasabi thực chất chỉ là cải ngựa hay mù tạt pha. Sự khác nhau cơ bản nằm ở hương vị nguyên bản của wasabi sẽ để lại hậu vị ngọt sau khi thưởng thức, còn với mù tạt thông thường, bạn chỉ cảm giác được vị cay xộc thẳng lên mũi khiến đầu óc như thể bị thổi bay mà thôi.
- Thứ hai, tùy thuộc vào loại sushi bạn sẽ ăn mà có thể dùng đũa hay dùng tay không cũng được. Đối với sushi được cuộn ngoài với lớp rong biển, nori, maki... thì bạn có thể dùng tay để ăn bởi phần bao bọc bên ngoài đã ngăn tay bạn làm nhiễm bẩn các hương vị tinh tế bên trong.
Ngược lại, hãy sử dụng đũa nếu bạn ăn nigiri và các loại sushi khác mà không có rong biển. Xoay miếng nigiri dọc lại và dùng đũa gắp, điều này sẽ giúp cho việc chấm nước tương được dễ dàng và hạn chế tình trạng "lỡ tay" chấm quá nhiều.
- Thứ ba, khi chấm sushi vào nước tương, bạn không nên nhúng đẫm cả miếng bởi điều này sẽ khiến hương vị món ăn bị ảnh hưởng. Thay vào đó, hãy chỉ chấm nhẹ vào phần cá, tránh chấm phần cơm vào nước tương.
- Thứ tư, không nên cho wasabi vào nước tương. "Có một cách truyền thống để ăn sushi, đó là nhúng phần cá vào nước tương, sau đó thêm wasabi lên miếng cá và thưởng thức" - Matsuhisa nói.
Ngoài ra, tất cả sushi nên được ăn cả miếng, thay vì cắn ra.
- Thứ năm, về phần ăn kèm, gừng thật ra được dùng để làm sạch khẩu vị của bạn giúp tẩy đi vị cá của miếng sushi vừa ăn. Miếng sushi tiếp theo sẽ được cảm nhận trọn vẹn như miếng đầu tiên bạn ăn. Tuy nhiên, một sai lầm thảm hại là chúng ta vẫn thường ăn kèm luôn cả gừng với sushi.
Nguồn: Foodenvy
Không để ý thì không nhận ra người Nhật thích cơm đến mức sáng tạo ra muôn vàn món cơm nổi tiếng như thế này Ngoài việc là món không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, người Nhật còn thích cơm đến mức sáng tạo ra không biết bao nhiêu là món cơm lẫy lừng ẩm thực Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung. Cũng như Việt Nam, Nhật Bản là quốc gia có văn hoá lúa nước sâu dày. Vì vậy nên người Nhật...