Hóa ra hotgirl ảnh thẻ mới nổi từng lọt chung kết Miss teen 2017 và sở hữu bảng thành tích học tập ‘khủng’ như thế này đây
Minh Tuyền là gương mặt nổi bật của mùa Miss Teen 2017 vì không chỉ hát hay, nhảy giỏi mà còn xinh đẹp. Sau 1 năm, 9x lại khiến cộng đồng mạng không khỏi bất ngờ với ảnh thẻ xinh đẹp vạn người mê.
Khi bức ảnh thẻ vô tình được chia sẻ, Nguyễn Thị Minh Tuyền (năm 2, khoa Thẩm định giá, trường Đại học Kinh tế TPHCM) nhận được nhiều lời khen về nhan sắc và trở thành cô gái được cả cộng đồng mạng gọi tên.
Nữ sinh đến từ Củ Chi, TP HCM từng tham gia cuộc thi Miss Teen 2017 và lọt top 18.
Bên cạnh đó Tuyền cũng là một hot Instagram với lượng theo dõi lên tới 70.000 người.
Cách đây hai năm, cô đỗ đại học với tổng điểm ba môn khối D là 25.5, trong đó, Toán là môn cao nhất với số điểm 9.
Chia sẻ về tấm ảnh thể bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ, nữ sinh cho biết bức ảnh được dùng khi Tuyền làm hồ sơ để tham dự một cuộc thi trực tuyến.
Video đang HOT
“ Cuộc thi mình đang tham dự có mục ảnh chân dung, như mọi người thì họ sẽ nộp ảnh bán thân tấm nào đẹp nhất. Sẵn tiện làm visa đi Nhật, mình vội xin chú chụp file ảnh để nộp luôn cho cuộc thi” – Minh Tuyền cho biết.
Không chỉ xinh đẹp, Minh Tuyền còn sở hữu thành tích học tập đáng ngưỡng mộ khi luôn là học sinh giỏi 12 năm; nhận học bổng học sinh chuyên xuất sắc lớp 10,11,12; Đoàn viên xuất sắc năm 2016; Đại diện học sinh toàn thành giao lưu văn hoá Việt – Lào. Bên cạnh đó Tuyền còn từng đạt Giải 3 học sinh giỏi cấp thành phố môn Sinh; Giải nhất Học sinh thanh lịch 20/11; Cháu ngoan Bác Hồ cấp thành phố và Giải nhất hội thi Kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, Minh Tuyền còn dành thời gian cho các hoạt động ngoại khóa cùng thầy, cô bạn bè như “chăm sóc người già neo đơn, nấu ăn quét dọn nhà tập thể, vui chơi, tặng bánh kẹo giao lưu với các em nhỏ ở trại trẻ mồ côi….”
Tuyền thích nhảy và hát, đây cũng là sở trường của cô bạn.
Lên đại học, Tuyền bắt đầu trải nghiệm với công việc làm mẫu ảnh và đóng phim nhưng vẫn cân bằng hợp lý với việc học tập.
Bên cạnh đó, cô gái này còn có tài lẻ là nấu nướng. Minh Tuyền thích nấu ăn và tập tành khoản nội trợ này từ năm cấp hai, đến giờ, cô có thể nấu ăn ngon mà không cần xem trên mạng hay nhờ mẹ chỉ dẫn.
Theo saostar
GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình mới không hướng tới thực hiện nền giáo dục đồng phục
Dự kiến trong tháng 10, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được ban hành. GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình có những chia sẻ về triết lý giáo dục của chương trình này.
Chương trình trả lời cho câu hỏi: "Học xong, làm được gì?"
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT), chương trình được xây dựng nhằm chuyển nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực cho người học. Nếu như chương trình trước đây trả lời câu hỏi: "Học xong học sinh biết được những gì?" thì chương trình này trả lời câu hỏi: "Học xong chương trình, học sinh làm được những gì?".
"Để thể hiện triết lý Thực học, thực nghiệp, trước hết, chương trình phải xuất phát từ các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực mà chọn nội dung dạy học thiết thực cho học sinh. Thứ hai là phải tổ chức cho học sinh hoạt động để khám phá, thực hành và vận dụng kiến thức" - GS Thuyết khẳng định.
Chương trình GDPT mới cũng thể hiện triết lý "Học để biết". Nhưng "biết" không chỉ có nghĩa là biết kiến thức mà còn bao hàm nghĩa "biết cách học để tự học suốt đời".
Chương trình này trả lời câu hỏi: "Học Chương trình trả lời cho câu hỏi học xong học sinh làm được những gì?Ảnh minh họa Ảnh: T.L
Một triết lý khác cũng được thể hiện rõ trong Chương trình GDPT mới là "Học để tự khẳng định mình", học để trở thành chính mình. Nhà trường phải khơi dậy tiềm năng của mỗi người, nói cách khác là không thực hiện nền giáo dục đồng phục mà phải tạo ra môi trường học tập thân thiện, học sinh được chọn những nội dung học tập mà các em yêu thích, qua đó phát hiện năng lực của mình để rèn luyện và trưởng thành.
Chương trình cũng thể hiện triết lý "Học để cùng chung sống" của UNESCO. Càng ngày nhân loại càng đề cao giá trị "Tôn trọng". Nhà trường phải dạy cho học sinh cách tôn trọng sự khác biệt của nhau, miễn là sự khác biệt đó không vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
Học sinh được lựa chọn nội dung học phù hợp với nguyện vọng, sở trường
Theo GS Thuyết, ngay từ tiểu học, chương trình sẽ cho học sinh được quyền lựa chọn một số nội dung phù hợp với nguyện vọng và năng lực. Nhưng tính phân hóa thể hiện rõ nhất là ở cấp THPT. Học sinh sẽ không phải học tất cả các môn nữa, ngoài các môn công cụ như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và những môn mà luật bắt buộc phải học như Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, học sinh được lựa chọn học 5 môn theo sở thích và định hướng nghề nghiệp của mình.
Theo GS Thuyết, chương trình sẽ cho học sinh được lựa chọn nội dung học phù hợp với nguyện vọng, sở trường. Ảnh: Nguyễn Hà
Các môn học lựa chọn được chia thành 3 nhóm: Nhóm khoa học xã hội gồm các môn Lịch sử, Địa Lý, Giáo dục khoa học pháp luật; nhóm khoa học tự nhiên gồm Vật Lý, Hóa học, Sinh học và nhóm Công nghệ và nghệ thuật gồm Công nghệ, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc. Theo đó, học sinh được lựa chọn 5 môn trong 3 nhóm này, với yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn ít nhất 1 môn.
Với quy định như vậy, học sinh vừa được giáo dục toàn diện nhưng có khả năng được phân hóa sâu hơn. Những em nào muốn đi sâu vào một số ngành sẽ có thêm 35 tiết/năm để học các chuyên đề học tập. Riêng môn Giáo dục thể chất sẽ được dạy theo hình thức các câu lạc bộ thể thao tự chọn, học sinh thích môn nào như bóng rổ, bóng bàn, khiêu vũ thể thao... có thể chọn môn đó.
"Khi nói đến điều này, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, không phải nơi nào, trường nào cũng có đầy đủ để thực hiện việc dạy học phân hóa như vậy. Nhưng chúng ta không thể vì một số nơi còn khó khăn mà kéo cả nước xuống cho "công bằng". Ngược lại, địa phương nào, trường nào có điều kiện tiến xa đến đâu thì phải tạo điều kiện cho địa phương đó, trường đó phát triển đến đấy.
Để giúp học sinh lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp, thầy cô cũng như cha mẹ học sinh cần tư vấn cho các em, chứ không nên ép buộc các em. Cha mẹ lựa chọn không phù hợp với nguyện vọng, sở trường của con có thể làm thui chột khả năng tiềm ẩn trong con mình" - GS Thuyết phân tích.
NGUYỄN HÀ - ĐẶNG CHUNG
Theo laodong
Hoa hậu Trần Tiểu Vy về thăm trường cũ, tặng quà các học sinh xuất sắc Sáng nay, Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy về thăm lại trường cũ - trường THPT Trần Quý Cáp (TP Hội An, Quảng Nam). Tiểu Vy rất xúc động khi dự lễ chào cờ đầu tuần và trò chuyện với thầy cô cùng các học sinh của trường. Sáng 24/9, Hoa hậu Trần Tiểu Vy đã có mặt tại ngôi trường...