Hoa mắt với chương trình tiếng Anh tiểu học
Nhìn vào hàng loạt chương trình tiếng Anh tiểu học khác nhau, nhiều phụ huynh băn khoăn không biết chọn chương trình nào phù hợp với con mình.
Đầu năm học 2011-2012, phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 tại Trường tiểu học Kỳ Đồng (Q.3, TP.HCM) lo lắng khi trường thông báo đến bốn chương trình tiếng Anh: tự chọn, tăng cường, Cambridge, DynEd. Mỗi chương trình đều phân định rõ ràng về số tiết dạy, giáo viên đứng lớp, học phí, sĩ số…
Tại Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1, TP.HCM), chương trình tiếng Anh Cambrige được nhiều phụ huynh đăng ký cho con theo học
Hàng loạt chương trình
Trường tiểu học Đuốc Sống (Q.1) hiện đang tổ chức giảng dạy 18 lớp tiếng Anh tăng cường cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, học giáo trình Family and Friends (American English) của Nhà xuất bản Oxford, thời lượng tám tiết/tuần và chương trình tiếng Anh tự chọn, thời lượng hai tiết/tuần.
Không chỉ những trường này, tại TP.HCM rất nhiều trường tiểu học tổ chức giảng dạy chương trình tiếng Anh tự chọn và tiếng Anh tăng cường. Bắt đầu từ tháng 3-2010, Sở GD-ĐT TP.HCM đưa thêm chương trình tiếng Anh Cambridge tổ chức dạy thí điểm tại năm trường tiểu học.
Video đang HOT
Thêm vào đó, theo đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, sở triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh từ lớp 3 tại chín trường khác. Ngoài ra, theo hướng dẫn mới nhất của Sở GD-ĐT về tổ chức giảng dạy tiếng Anh, trong năm học 2011-2012, các trường nếu muốn vẫn có thể tổ chức thêm các chương trình hỗ trợ tiếng Anh khác như: Phonics, Learning Box-UK, DynEd, E-Study…
Phụ huynh hoang mang
Ngoài ra, sự phân biệt còn thể hiện rõ khi các trường đánh giá năng lực của học sinh để khuyên phụ huynh nên đăng ký chương trình tiếng Anh phù hợp.
Theo Dân Trí
Giảm học phí để "hút" sinh viên
Cùng nhiều chế độ ưu đãi khác, nhiều trường ĐH dân lập đã tính đến phương án chịu lỗ, giảm học phí để hút và giữ chân thí sinh.
Học phí chỉ xấp xỉ trường công lập
Theo lộ trình tăng học phí mà Bộ GDĐT quy định thì năm học 2011 - 2012, học phí khối trường công lập từ 355.000 - 455.000 đồng/tháng tuỳ từng khối ngành, đến năm 2015 mức trần học phí sẽ đạt khoảng 580.000 đồng/tháng. Trong đó cao nhất là khối ngành y - dược và thấp nhất là khối ngành xã hội, kinh tế, luật và nông - lâm - ngư nghiệp.
Với "mốc" học phí của các trường công lập như vậy, nhiều trường ĐH dân lập hiện nay cũng chỉ thu bằng hoặc cao hơn một ít so với trường công.
ĐH Hà Hoa Tiên thu học phí ở mức thấp nhất trong khối các trường ngoài công lập hiện nay: 500.000đ/tháng đối với hệ ĐH và 400.000đ/tháng đối với hệ CĐ. Không những thế, sinh viên ở trong ký túc xá mới xây của trường cũng chỉ phải đóng 80.000đ/tháng/người.
ĐH dân lập Lương Thế Vinh thu học phí hệ ĐH chính quy tập trung là 550.000đ/tháng, hệ CĐ: 500.000đ/tháng. Nhà trường cho biết, khu ký túc xá của tỉnh xây dựng trong khuôn viên trường sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 12.2011, sinh viên có nhu cầu sẽ được sắp xếp ở theo giá ưu đãi.
ĐH Chu Văn An vẫn giữ mức học phí là 590.000đ/tháng đối với các khối ngành kinh tế và 650.000đ/tháng đối với các khối ngành: Kiến trúc, công nghệ thông tin, kỹ thuật công trình xây dựng và điện điện tử. Hệ CĐ có mức học phí từ 490.000đ - 520.000đ/tháng tùy ngành.
ĐH Thành Đông cũng chỉ thu học phí ở mức 580.000đ/tháng. ĐH Trưng Vương: 500.000đ/tháng. ĐH Quang Trung: 600.000đ/tháng (hệ ĐH) và 550.000đ/tháng (hệ CĐ).
Một loạt các trường ĐH dân lập khác như Đông Đô, Công nghệ Đông Á, Công nghệ Vạn Xuân, Dân lập Hải Phòng, Nguyễn Trãi... cũng thông báo giữ mức học phí như năm trước, dao động từ 700.000 - 720.000 đồng/tháng tùy theo từng ngành học.
Chấp nhận lỗ để "giữ chân" sinh viên
Không chỉ giữ mức học phí không quá cao so với các trường công lập, một số trường dân lập còn thực hiện phương án giảm học phí để "giữ chân" sinh viên.
ĐH Công nghệ và quản lý Hữu Nghị, học phí giảm 2,5 triệu đồng/ năm (còn ở mức 8,5 triệu đồng/năm); ĐH Quốc tế Bắc Hà cũng giảm 3 triệu đồng/năm (còn 15 triệu đồng/năm) ở các ngành kinh tế và giảm 4 triệu đồng ở các ngành kỹ thuật (còn 16 triệu đồng/năm).
ĐH dân lập Hải Phòng có chế độ cho học sinh đạt khá và giỏi ở PTTH có NV1 thi vào trường đạt điểm thi tuyển sinh từ 21 hoặc 24 trở lên sẽ được hưởng học bổng tương đương với 80% hoặc 100% học phí của trường trong suốt 4 năm.
ĐH Tân Tạo, ngay khi thông báo tuyển, trường đã công bố sẽ cấp học bổng toàn phần, bao gồm học phí, tiền ăn, ở cho tất cả các thí sinh vào học tại trường trong năm thứ nhất.
ĐH Thành Đông (Hải Dương) bên cạnh thông báo giảm 50% học phí kỳ đầu tiên còn miễn phí chỗ ở một năm, miễn học phí cho con liệt sĩ, giảm 50% học phí toàn khóa học cho con thương binh.
Trong thông báo xét tuyển NV2, NV3, ĐH Lạc Hồng sẽ miễn học phí năm học đầu tiên cho thí sinh đạt từ 22 điểm trở lên.
Lãnh đạo các trường ngoài công lập cho biết, mặc dù trượt giá nhưng các trường vẫn chấp nhận giữ mức học phí quá thấp so với biến động giá cả hiện nay. Mục đích chỉ nhằm thu hút thí sinh đăng ký vào học tại trường cho đủ chỉ tiêu đào tạo được giao. Hiệu trưởng một trường ĐH dân lập cho biết: "Với mức học phí thấp như vậy, không được hỗ trợ gì từ ngân sách, các trường phải bù lỗ trong vài năm là chuyện đương nhiên, không thể tránh khỏi".
Theo PLXH
Hướng dẫn giảm tải chương trình SGK: Tải chưa hết nội dung giảm Chỉ được đưa ra lấy ý kiến 2 tuần trước ngày khai giảng cho cả 3 cấp học và hiện nay năm học mới đã bắt đầu nhưng hướng dẫn giảm tải chương trình SGK do Bộ GD-ĐT biên soạn mới được "nghe nói" ở các trường. Đáp lại sự chờ đợi và kỳ vọng của xã hội, giảm tải lần này chủ...