Hoa Kỳ: Xuất khẩu ngô, đậu tương, lúa mì tiếp tục có xu hướng giảm
Số liệu kiểm tra xuất khẩu ngũ cốc mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cho thấy xuất khẩu đối với ngô, đậu tương và lúa mì giảm tuần thứ hai liên tiếp .
Bản thống kê nói trên của USDA được đưa ra vào sáng 29/3. Một điều đáng chú ý là tổng số ngô và đậu tương xuất khẩu cao hơn so với cùng thời điểm một năm trước, cho phép tổng lượng xuất khẩu cho năm tiếp thị 2020/21 mở rộng khá lớn so với năm 2019/20. Ngược lại, tổng lượng lúa mì xuất khẩu vẫn thấp hơn một chút so với năm ngoái.
Tuần trước, tính toán số liệu cho thấy xuất khẩu ngô đạt 66,7 triệu giạ, giảm khoảng 16% so với tuần trước. Con số này thấp hơn một chút so với ước tính thương mại cuối năm, dao động trong khoảng 47,2-88,6 triệu giạ. Tổng lượng xuất khẩu lũy kế cho năm tiếp thị 2020/21 sau khi đạt 1,328 tỷ giạ cho đến nay tăng gần gấp đôi so với lượng xuất khẩu của năm ngoái.
Vào tuần trước, Nhật Bản trở lại là điểm đến số 1 đối với mặt hàng ngô xuất khẩu của Hoa Kỳ, với 16,7 triệu giạ. Trung Quốc, Mexico, Colombia và Ả Rập Xê Út lọt vào top 5 những thị trường nhập khẩu ngô Mỹ nhiều nhất trong tuần này.
Video đang HOT
Số liệu tính toán cho thấy xuất khẩu cao lương đã tăng trở lại, cao hơn so với số liệu kiểm tra của tuần trước, đạt 9,6 triệu giạ. Hơn 99% trong tổng số lượng cao lương xuất khẩu này được xuất sang Trung Quốc, phần còn lại xuất khẩu sang Italia chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ. Tổng lượng xuất khẩu lũy kế cho năm tiếp thị 2020/21 vẫn cao hơn nhiều so với tổng lượng xuất khẩu của năm ngoái, với 175,1 triệu giạ.
Số liệu tính toán cho thấy xuất khẩu đậu tương giảm 14% so với tuần trước xuống còn 15,6 triệu giạ. Con số đó vẫn cao hơn ước tính của các nhà phân tích, với các dự đoán thương mại nằm trong khoảng từ 5,5 triệu đến 21,1 triệu giạ. Tổng lượng xuất khẩu lũy kế cho năm tiếp thị 2020/21 vẫn vượt xa tổng lượng xuất khẩu của năm ngoái, với 1,987 tỷ giạ kể từ ngày 1/9.
Trung Quốc là quốc gia điểm đến số 1 của đậu tương xuất khẩu của Mỹ vào tuần trước, với 3,5 triệu giạ. Nhật Bản, Ai Cập, Mexico và Bỉ lọt vào top 5 những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất của Mỹ trong tuần này.
Số liệu kiểm tra xuất khẩu lúa mì cho thấy tổng lượng xuất khẩu chưa bằng một nửa so với số liệu tính toán của tuần trước, với tổng khối lượng là 11,1 triệu giạ. Con số đó cũng thấp hơn toàn bộ các số liệu phỏng đoán thương mại, nằm trong khoảng từ 12,9 triệu đến 22,0 triệu giạ. Tổng lượng xuất khẩu lũy kế cho năm tiếp thị 2020/21 vẫn thấp hơn một chút so với lượng xuất khẩu của năm ngoái, với 745,9 triệu giạ.
Số liệu tính toán cho thấy Nigeria là nước nhập khẩu lúa mì số 1 của Hoa Kỳ vào tuần trước, với 2,9 triệu giạ. Philippines, Nhật Bản, Mexico và Cộng hòa Dominica đã lọt vào top 5 những nước nhập khẩu lúa mình lớn nhất của Mỹ trong tuần trước.
(1 giạ ngô/cao lương = 25,4 kg; 1 giạ lúa mì/đậu tương = 27,2 kg
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong năm nay
Ủy ban Triển vọng Nông nghiệp Trung Quốc (CAOC) vừa cho biết nhu cầu về đậu tương của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong năm nay và giá bán buôn đậu tương sẽ ở mức khoảng 688 USD/tấn.
Dự báo nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong năm nay sẽ đạt mức cao kỷ lục nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi (Ảnh: Reuters)
CAOC dự báo mức giá bán buôn của đậu tương tại Trung Quốc trong năm nay sẽ dao động từ 4.275 NDT - 4.475 NDT / tấn (tương đương 657,7 USD - 688,4 USD/tấn). Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới.
CAOC dự báo sản lượng đầu tương của Hoa Kỳ trong niên vụ mới sẽ đạt mức cao kỷ lục, khoảng 123 triệu tấn; sản lượng đậu tương của Brazil cũng được dự báo sẽ tăng lên. Trong khi đó, sản lượng đậu tương của Argentina được nhận định sẽ giảm xuống. Do đó, tổng nguồn cung đậu tương toàn cầu sẽ giảm xuống và đẩy giá đậu tương trên thị trường quốc tế tăng lên.
Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào nguồn đậu tương nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước. Ông Jiao Shanwei, Tổng biên tập chuyên trang tin tức về ngũ cốc Trung Quốc cngrain.com cho biết khoảng 60% lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu hiện nay đến từ Brazil và việc nhập khẩu sẽ diễn ra thuận lợi trong năm nay do sản lượng đậu tương của Brazil được dự báo tăng.
Trước đây, phần lớn đậu tương nhập khẩu vào Trung Quốc đến từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kể từ khi chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nổ ra hồi năm 2018, thị phần đậu tương Hoa Kỳ tại Trung Quốc ngày càng giảm dần và nhường chỗ cho các nhà cung ứng mới như Brazil và Argentina.
Ông Jiao Shanwei cũng cho biết lượng đậu tương trên thị trường nội địa Trung Quốc trong năm nay có thể ở mức cao hơn cần thiết. Theo chính sách của Trung Quốc năm nay, diện tích trồng đậu tương của nước này sẽ được duy trì ở mức 93.333 km2.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo lương đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu trong niên vụ 2021/20221 sẽ đạt mức cao kỷ lục 100 triệu tấn nhằm đáp ứng nhu cầu cho ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc. USDA cũng nhận định nhu cầu về các loại hạt có dầu và dầu thực vật của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ở mức tốt.
Bên cạnh đó, triển vọng mùa vụ tại các vùng trồng cây cải dầu phía Nam Trung Quốc ở mức tốt và CAOC nâng dự báo sản lượng dầu thực vật của nước này trong tháng 3/2021 lên mức 110.000 tấn. Lượng tồn trữ dầu thực vật trên thị trường quốc tế ở mức thấp trong giai đoạn vừa qua đã đẩy giá dầu ăn tại Trung Quốc lên cao.
Xuất khẩu ngũ cốc của Nga đạt mức cao kỷ lục, giúp quốc gia này liên tục trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới Xuất khẩu ngũ cốc của Nga trong năm nông nghiệp hiện tại đã đạt 34,3 triệu tấn, nhiều hơn 25% so với cùng kỳ mùa trước. Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ Theo nhật báo kinh doanh Vedomosti, dẫn lời người đứng đầu trung tâm phân tích Rusagrotrans, Igor Pavensky, đây cũng là chỉ số cao nhất trong lịch sử thị trường. Ông chỉ ra...