Hoa Kỳ và TP. Hồ Chí Minh hợp tác phát triển hệ thống giao thông thông minh
Chiều 1/8, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM trần Vĩnh Tuyến đã tiếp ông Timothy Liston, Quyền Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ và đại diện các công ty Mỹ có chuyên môn sâu trong lĩnh vực giao thông thông minh.
Phó Chủ tịch UBND TP. HCM trần Vĩnh Tuyến tiếp ông Timothy Liston, Quyền Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ và đại diện các công ty Mỹ có chuyên môn sâu trong lĩnh vực giao thông thông minh, ngày 1/8, tại TP. HCM.
Tại buổi tiếp, ông Trần Vĩnh Tuyến đã trân trọng gửi lời cảm ơn đến Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ và USTDA đã phối hợp hiệu quả với Thành phố trong suốt quá trình triển khai Đề án ” Xây dựng TP. HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025″ và đã đem lại nhiều kết quả cụ thể. Điển hình là việc thỏa thuận Hoa Kỳ tài trợ hệ thống giao thông thông minh cho thành phố hôm nay. Thay mặt UBND Thành phố, ông Trần Vĩnh Tuyến cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp Hoa Kỳ tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào lĩnh vực đô thị thông minh và các lĩnh vực phát triển khác của thành phố.
Theo ông trần Vĩnh Tuyến, sau hơn một năm triển khai, Đề án đã đạt được một số kết quả bước đầu, là bước chuẩn bị cơ bản, quan trọng để thực hiện các nội dung trong giai đoạn tiếp theo. Về công tác xây dựng Kho dữ liệu chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, Thành phố đã triển khai Hệ thống tích hợp và chia sẻ dữ liệu. Trong đó đã tích hợp một số cơ sở dữ liệu quan trọng như: văn bản điện tử, một cửa điện tử, khiếu nại tố cáo, đường dây nóng, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục… về kho dữ liệu dùng chung của Thành phố đặt tại Công viên Phần mềm Quang Trung.
Về xây dựng Trung tâm điều hành thông minh, Thành phố đã triển khai thí điểm kết nối, tích hợp dữ liệu các camera giám sát của Sở Giao thông Vận tải, UBND các quận 1, 2, Phú Nhuận, Gò vấp. Tổng số camera được tích hợp về Trung tâm điều hành là hơn 1000 chiếc, gồm nhận diện khuôn mặt, nhận diện các loại phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự…
Về xây dựng Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế xã hội, Thành phố đã hoàn thành tập tài liệu tổng hợp các phương pháp khoa học dự báo, từ đó ứng dụng các mô hình dự báo chuỗi thời gian để dự báo một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu cho năm 2019, 2020. Trung tâm này có sự phối hợp, hỗ trợ của trường Đại học bang Arizona thông qua kết nối của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Về thành lập Trung tâm an toàn thông tin, UBND Thành phố đã phê duyệt Đề án thành lập Công ty Cổ phần vận hành Trung tâm An toàn thông tin thành phố.
Thay mặt phía Hoa Kỳ, ông Tổng lãnh sự Timothy Liston vui mừng thông báo Hoa Kỳ sẽ nỗ lực hỗ trợ cho Thành phố cả khu vực công và khu vực tư trong việc xây dựng thành phố thông minh và sẵn sàng sử dụng nguồn tài trợ không hoàn lại của USTDA để hỗ trợ cho việc nghiên cứu khả thi của Thành phố.
Video đang HOT
Ông Timothy Liston đánh giá ngày hôm nay là dấu mốc quan trọng khi hai bên ký Ý nguyện thư giữa Sở Giao thông Vận tải hợp tác cùng Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ. Ông cũng cho biết giám đốc toàn cầu của USTDA sẽ thăm Thành phố vào ngày 15/8/2019 và hy vọng sẽ có Lễ ký kết chính thức và chuyển qua giai đoạn hợp tác, triển khai, nghiên cứu lĩnh vực giao thông thông minh, trong đó vấn đề trọng điểm cần giải quyết của thành phố là kẹt xe và ngập nước.
Ông Timothy Liston cho rằng vấn đề phát triển đô thị thông minh có thể không cần phải làm giỏi nhất nhưng chúng ta cần những cộng sự giỏi và thông minh nhất. Trong đó chương trình hợp tác giữa hai bên nhằm trao đổi thông tin để tìm hiểu rõ nhu cầu của TP. HCM. Và phía Hoa Kỳ có thể làm gì để hỗ trợ cho Thành phố trong sự phát triển của mình.
Ông Trần Vĩnh Tuyến cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ, các tập đoàn, doanh nghiệp Hoa Kỳ đối với nỗ lực phát triển của TP. HCM trở thành đô thị thông minh và cho biết trong tháng 8/2019, Thành phố sẽ tổ chức đoàn công tác đến Hoa Kỳ để nghiên cứu công nghệ Liên lạc Ứng cứu Khẩn cấp (RTM) với sự hỗ trợ của USTDA.
Theo TGVN
Nhà Trắng hội nhóm doanh nghiệp Mỹ, không nói thẳng về Huawei
Cuộc họp với các doanh nghiệp Mỹ sẽ diễn ra vào thứ hai, được cho là nhằm lắng nghe khó khăn của doanh nghiệp Mỹ trước lệnh cấp Huawei.
Reuters đưa tin dẫn các nguồn tin thân cận cho biết, Nhà Trắng sẽ mở sự kiện gặp gỡ các nhà sản xuất chip của Mỹ vào ngày 22/7.
Nhà Trắng họp các doanh nghiệp sản xuất Mỹ bàn về Huawei.
Nguồn tin cho biết, cuộc họp có thể diễn ra nhằm thảo luận về cách thức mà Chính phủ Mỹ sẽ linh hoạt hơn trong việc thực thi lệnh cấm Iran.
Sự kiện được biết sẽ có sự tham dự của Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Hai nhà sản xuất chip lớn nhất ở Mỹ là Intel Corp (INTC.O) và Qualcomm Inc (QCOM.O) đã được mời. Công ty sản xuất chip bán dẫn Broadcom và Microsoft cũng đã nhận lời sẽ tới sự kiện.
Reuters cho biết, một quan chức Nhà Trắng đã xác nhận về cuộc gặp. Người này cũng xác nhận Google và Micron, doanh nghiệp sản xuất chip sẽ tham dự cuộc gặp nhưng khẳng định sự kiện được tổ chức để thảo luận về các vấn đề kinh tế. Các nội dung liên quan đến Huawei và lệnh cấm từ chính phủ Mỹ được cho là một phần nội dung nhưng không phải là nguyên nhân dẫn tới việc triệu tập cuộc họp.
Lệnh cấm giao dịch với Huawei của Chính phủ Mỹ được cho là sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngành sản xuất ở Mỹ. Tổng thống Donald Trump khi tới cuộc họp Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản, sau cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về việc các công ty Mỹ có thể tiếp tục bán hàng cho Huawei. Khi đó, ông đã kể lại câu chuyện mà Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc về Huawei, nói rằng Mỹ nới lỏng các lệnh cấm về Huawei theo đề nghị cá nhân của ông Tập.
Vài tuần sau vẫn chưa thấy có bất cứ động tĩnh nào về các chính sách mới từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross chỉ cho biết giấy phép đặc biệt của các công ty Mỹ muốn tiếp tục giao dịch với Huawei sẽ được cấp nếu không có mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Việc phê duyệt giấy phép nhanh chóng có thể cho phép các công ty Mỹ khôi phục lại doanh số trước khi lệnh cấm được thực thi.
Ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ trước đó đã vận động hành lang rất tích cực nhằm hối thúc chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm với Huawei.
Chính phủ Mỹ nên nâng khả năng đảm bảo an ninh của mình theo cách không gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Theo đánh giá, hiện các hãng chip Hàn Quốc đang thống trị ngành công nghiệp chip nhớ với mức thị phần xuất khẩu 68% trên toàn cầu. Nếu các hãng chip Mỹ như Micron Technology, Intel và Western Digital bị gạt khỏi thị trường Trung Quốc, họ sẽ mất thị phần trực tiếp ở đây.
Ở lĩnh vực chip mạch tích hợp, tức những linh kiện đơn giản hơn để chuyển âm thanh hay sóng vô tuyến thành tín hiệu số, Mỹ chiếm 65% thị phần xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, các hãng chip Nhật Bản và châu Âu cũng có những sản phẩm chip mạch tích hợp thay thế khả thi mà khách hàng Trung Quốc có thể mua.
Chính phủ Mỹ dường như đã thấu hiểu rõ ràng hơn về thiệt hại thực sự của các công ty công nghệ Mỹ trong việc tuân thủ lệnh cấm nhằm gây sức ép lên Huawei.
Theo tuyên bố từ một chuyên gia luật của Huawei, lệnh cấm của Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 1.200 công ty Mỹ, ảnh hưởng tới hàng chục ngàn việc làm ở Mỹ.
Huawei cũng chịu ảnh hưởng không kém. Lệnh cấm của Mỹ đã ảnh hưởng đến khách hàng của hãng công nghệ này trên 170 quốc gia trên thế giới.
Nhà sáng lập và CEO của Tập đoàn Huawei cũng thừa nhận ảnh hưởng của lệnh cấm từ Chính phủ Mỹ là rất nghiêm trọng, tác động mạnh hơn tới Huawei mà họ chưa thể lường đến. Ông Nhậm ước tính, doanh số điện thoại của Huawei sẽ giảm khoảng 40% và có thể thiệt hại tới 100 tỷ USD doanh thu trong 2 năm 2019 và 2020. Doanh thu năm 2018 của hãng ngày là 104,16 tỷ USD, dự kiến sẽ đạt tới 125 tỷ USD trong năm 2019.
Mặc dù vậy, theo ông Nhậm Chính Phi, Huawei sẽ không cắt giảm chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, để bù lại thị phần sụt giảm tại nhiều nước, Huawei dự định sẽ chiếm một nửa thị phần điện thoại thông minh ở Trung Quốc trong năm 2019. Tới năm 2021, Huawei có thể sẽ không còn chịu bất cứ áp lực nào từ phía Mỹ nếu có bất thình lình chịu các lệnh cấm của Nhà Trắng.
Lệnh cấm của Nhà Trắng cũng ảnh hưởng lên thị trường châu Âu.
Báo cáo của nhóm vận động hành lang viễn thông GSMA, đại diện cho lợi ích của 750 nhà khai thác di động châu Âu cho biết, Huawei và ZTE chiếm khoảng 40% thị phần thị trường thiết bị viễn thông của các công ty viễn thông châu Âu và Huawei hiện là nhà tiên phong trong công nghệ 5G.
Lệnh cấm sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc còn làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường thiết bị di dộng, đẩy giá cả leo thang và làm tăng chi phí lắp đặt 5G.
Các nhà cung cấp mạng di động của châu Âu do đó có thể tổn thất khoảng 55 tỷ euro (62 tỷ USD) nếu không sử dụng các thiết bị của Huawei và ZTE trang bị cho cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ mạng 5G của châu Âu. Ngoài ra, điều này còn khiến lịch trình cung cấp mạng di động chậm trễ khoảng 18 tháng.
Lệnh cấm từ Mỹ đối với Huawei, nếu được EU ủng hộ sẽ làm tăng độ trễ cách biệt mạng 5G giữa EU và Mỹ lên tới 15% vào năm 2025.
Theo đất việt
Intel và nhiều công ty công nghệ lớn 'lách luật' để bán công nghệ Mỹ cho Huawei Lý do khiến họ có thể lách luật được là bởi sản phẩm bán bởi các công ty con ở nước ngoài không bị coi như sản phẩm Mỹ, chính vì vậy họ tiếp tục bán cho Huawei mà không sợ bị trừng phạt. Ảnh: Nikkei Theo báo New York Times trích nguồn tin từ 4 người có nguồn tin thân cận với...