Hoa khôi Đại học Tài nguyên và Môi trường
Vượt qua 38 thí sinh, Chu Thị Thu Huyền được lựa chọn làm gương mặt đại sứ của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Chu Thị Thu Huyền, sinh viên năm nhất khoa Kinh tế tài nguyên và môi trường, vừa vượt qua 38 thí sinh để trở thành Hoa khôi đại sứ của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2018.
Huyền cho biết đã phải trải qua hơn một tháng đầy khó khăn để đạt được thành tích. Ngoài đảm bảo việc học, em thường xuyên thức đến 12h đêm để tập luyện các kỹ năng cho cuộc thi như catwalk, ứng xử hay chuẩn bị cho phần thi tài năng.
Huyền (phải) trong chuyến thiện nguyện ở Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An (Ba Vì, Hà Nội). Cô gái sinh năm 1999 yêu thích nhất hoạt động này trong cuộc thi bởi ở đó “em nhận ra tình cảm thiêng liêng giữa người với người”.
Bố Huyền qua đời từ khi em học lớp 8. Mẹ quyết định đưa hai chị em từ Ba Vì xuống trung tâm thủ đô để có điều kiện học tập tốt hơn. Khi được xướng tên ở đêm chung kết hoa khôi ngày 25/3, dù không được xuống sân khấu, em và mẹ vẫn đưa tay như thể đang được chạm vào nhau để chia sẻ hạnh phúc. “Đó là giây phút em không bao giờ quên”, Huyền nói.
Huyền chụp ảnh kỷ niệm với mẹ (phải), em trai và dì. Hai chị em đã lớn lên bên sạp hoa quả của mẹ ngoài chợ. Năm 2017, bức ảnh em trai Huyền (khi đó học lớp 1) cặm cụi viết bài bên cạnh mẹ và sọt hoa quả giữa chợ được lan truyền rộng rãi khiến nhiều người xúc động.
Video đang HOT
Huyền được thầy cô và bạn bè yêu quý nhờ tính cách hòa đồng và năng nổ trong các hoạt động của trường. Em từng đạt giải nhì cuộc thi Tài năng pháp luật cấp thành phố khi còn học phổ thông.
Hoa khôi đại sứ là cuộc thi lớn đầu tiên Huyền tham gia kể từ khi bước chân vào đại học. “Chu Huyền không chỉ xinh đẹp mà còn rất tài năng, nhiệt tình trong mọi hoạt động, chu đáo và rất biết quan tâm mọi người. Danh hiệu hoa khôi với Huyền là xứng đáng”, anh Phạm Đức Hiển, thành viên Ban tổ chức cuộc thi, khẳng định.
Huyền cho rằng danh hiệu hoa khôi sẽ là động lực lớn để em vượt qua khó khăn, tiếp tục phấn đấu trong học tập và rèn luyện.
Huyền trong một lần hoạt động ở chùa. Nữ sinh thường xuyên lên chùa để nghe những bải giảng về đạo đức, đạo làm con. Đó cũng là cách giúp em tìm được niềm vui và mục đích sống.
Nói về dự định, Huyền cho biết sẽ tích cực lan tỏa thông điệp Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường đúng như những gì em đang được học ở trường. “Em sẽ cố gắng chứng minh rằng nữ sinh Đại học Tài nguyên và Môi trường tài sắc không thua kém nữ sinh nhiều trường tên tuổi khác”, Huyền nói.
Dương Tâm
Ảnh: NVCC
Dương Tâm
VnExpress
Ghi nhớ máy móc không thể làm tốt bài thi Lịch sử
Cô Nguyễn Thị Thu Hường và Phạm Thị Thu Phương - giáo viên Trường THPT Tam Nông (Phú Thọ) - khẳng định điều này khi nhận xét về đề thi tham khảo môn Lịch sử, kỳ thi THPT quốc gia 2018.
ảnh minh họa
Phân hóa mạnh hơn
Hai giáo viên Lịch sử Trường THPT Tam Nông nhận định: Đề được sắp xếp từ dễ đến khó theo từng mức độ nhận thức, tạo tâm lí tốt cho học sinh trong khi làm bài, phù hợp với yêu cầu đổi mới hoạt động dạy và học hiện nay.
Nội dung kiến thức bám sát chương trình, theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ; cơ bản được phủ đều trong các chủ đề chương trình lớp 11, 12. Trọng tâm là chương trình lớp 12.
Cụ thể, phần lịch sử 11 có 8 câu, chiếm 20%; lịch sử 12 có 28 câu (chiếm 80%), trong đó có 10 câu lịch sử thế giới (25%) và 22 câu lịch sử Việt Nam (55%).
Mức độ nhận biết, thông hiểu có 2 câu (chiếm 50%); trong đó chương trình lớp 11 có 6 câu, lớp 12 có 14 câu. Mức độ vận dụng thấp có tổng cộng 8 câu (chiếm 20%), trong đó chương trình lớp 11 có 2 câu, lớp 12 có 6 câu. Mức độ vận dụng cao có 12 câu (chiếm 30%), nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12; trong đó có 2 câu lịch sử thế giới và 10 câu lịch sử Việt Nam.
Có thể nói, đề thi tham khảo năm nay có sự phân hóa mạnh hơn năm 2017, phù hợp với các đối tượng học sinh. Nội dung lớp 11 tương đối cơ bản nên học sinh có thể giải quyết dễ dàng. 20 câu đầu cũng là phần kiến thức cơ bản, không nặng về nghi nhớ sự kiện máy móc nên học sinh trung bình có thể làm được, phù hợp với đối tượng học sinh thi xét tốt nghiệp THPT.
Cô Nguyễn Thị Thu Hường và Phạm Thị Thu Phương cho biết: Học sinh để đạt được điểm 9 - 10 năm nay sẽ khó hơn. Để làm được những câu 29, 30, 31, 32, học sinh phải khái quát được kiến thức của 1 chương hoặc xâu chuỗi kiến thức của 2-3 chương, liên hệ, vận dụng thực tế mới làm được.
Các câu 33, 34, 36, 37... yêu cầu học sinh nắm vững bản chất sự kiện, vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm, so sánh, liên hệ thực tế; đảm bảo đánh giá toàn diện năng lực học sinh theo yêu cầu mới; phù hợp với mục tiêu xét vào các trường đại học tốp trên. Đề thi khắc phục được lối học ghi nhớ máy móc của học sinh trong học tập Lịch sử.
Cần phân chia kiến thức theo chuyên đề khi ôn tập
cách ôn tập giúp học sinh làm tốt với dạng đề thi này, Cô Nguyễn Thị Thu Hường và Phạm Thị Thu Phương cho rằng: Học sinh phải nắm vững kiến thức sách giáo khoa theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Trong quá trình ôn tập, cần phân chia kiến thức theo chuyên đề, sâu chuỗi kiến thức của các chuyên đề từ chương trình 11- 12, giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới để thấy được tiến trình phát triển, bản chất vấn đề, tìm ra mối liên hệ, rút ra bài học, liên hệ thực tế; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt các câu hỏi vận dụng cao.
Một điều cũng rất quan trọng là cần lập thời gian biểu khoa học ôn tập phù hợp cho từng môn theo mục đích xét tốt nghiệp và đại học. Đồng thời sử dụng các phương pháp học tập khoa học, lập bảng biểu, vẽ sơ đồ tư duy, vẽ sơ đồ tiến trình lịch sử để ôn tập hiệu quả hơn. Học sinh cũng cần luyện nhiều đề để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng làm bài.
"Góp ý: Đề thi nên thêm một số dạng câu hỏi như điền khuyết vào chỗ trống; câu hỏi nối, ...để tăng thêm sự đa dạng và tránh nhàm chán cho học sinh".
Cô Nguyễn Thị Thu Hường và Phạm Thị Thu Phương
Theo Giaoducthoidai.vn
Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng đang 'giết chết' sự sáng tạo của giáo viên Thực tế giảng dạy sẽ buộc người thầy phải biết chỗ nào là quan trọng để nhấn mạnh cho học sinh, chỗ nào không quan trọng có thể lướt qua được. Sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12 (Ảnh minh họa: classbook.vn). LTS: Thẳng thắn cho rằng, sách Chuẩn kiến thức kỹ năng hiện nay đang vô...