Hoa hậu sinh viên Việt tại Nga kể chuyện du học
Là sinh viên Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu thế giới sinh viên 2013, Dung xuất sắc được vinh danh với ngôi vị Hoa hậu bản sắc dân tộc.
Đối với nhiều bạn trẻ, tám tháng chưa phải là khoảng thời gian đủ dài để có thể hòa nhập và thích nghi với môi trường sống của du học sinh trên xứ người, thế nhưng, với cô gái Trần Thị Dung, đây đã là khoảng thời gian đủ để bạn bè quốc tế đặc biệt là nước Nga biết đến mình là ai.
Là sinh viên Việt Nam tham dự cuộc thiHoa hậu thế giới sinh viên 2013, Dung xuất sắc được vinh danh với ngôi vị Hoa hậu bản sắc dân tộc . Sau thành công của cuộc thi, nhiều người hỏi cô bạn đang dự định quảng bá hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế thế nào…
Dung thành thật chia sẻ: “Hoa hậu suy cho cùng cũng là một du học sinh, vì thế học thật tốt chính là cách giữ gìn và quảng bá hình ảnh của đất nước”.
Mỗi cuộc thi là một cơ hội
Đến với cuộc thi khá tình cờ, cô gái nhỏ quê gốc Hưng Yên chưa bao giờ nghĩ mình sẽ vượt qua những đối thủ khác vượt trội hơn hẳn từ tầm vóc đến lợi thế ngôn ngữ. Thế nhưng người ta vẫn bảo “Có niềm tin là có tất cả” ngoài niềm tin, Dung còn mang cả một niềm kiêu hãnh của dân tộc vào các cuộc thi. Vì thế, là người Việt Nam dù mới sang Nga được chưa đầy tám tháng, Dung đã trở thành gương mặt sáng về cả nhan sắc lẫn tài năng.
Dung là thí sinh người Việt duy nhất được nhận giải thưởng cao quý này.
Đối với Dung sức hấp dẫn của các cuộc thi không chỉ có ánh hào quang, sự nổi tiếng… mà nó còn là những cơ hội mới, những trải nghiệm quý giá cùng những bài học về sẻ chia, cảm thông mà Dung nhận được, đó mới chính là những điều đáng trân quý. Cô bạn luôn nghĩ rằng: “Là một du học sinh, việc học là điều quan trọng nhất, thế nhưng ngoài học tập tốt ra chúng ta còn cần biết thể hiện mình trước bạn bè quốc tế, người Việt có đủ bản lĩnh cũng như tài năng để chinh phục bất cứ ai. Thế nên Dung đã không ngại ngần mà tham gia từ cuộc thi này đến cuộc thi khác. Nó làm Dung nhận ra, đôi khi ta quá e ngại cho một khởi đầu và nghĩ rằng mình thua kém, thiệt thòi”.
Dung cho biết mình đã phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều để nghe và nói thông thạo tiếng Nga – một thứ tiếng rất khó học. Trong các cuộc thi Dung phải trải qua rất nhiều vòng trong đó phần thi ứng xử bằng tiếng Nga là phần khó khăn nhất, những thí sinh Việt Nam rất hay bị “gãy” vòng này nhưng nhờ sự thông thạo và một chút may mắn, Dung đã thuyết phục được ban giám khảo. Sự chăm chỉ và cố gắng trong môn tiếng Nga đã giúp cô nàng gặt hái được thành công không chỉ cho mình mà còn làm rạng danh du học sinh Việt trên đất Nga.
Cộng đồng du học sinh là “đại gia đình”
Ở Nga, cô sống trong ký túc xá dành cho sinh viên quốc tế từ 2 đến 3 người một phòng. Điều kiện vật chất ban đầu khá đầy đủ, có lò sưởi, giường, bàn ghế, giá sách, chăn ga…do kí túc xá cung cấp. Dung cũng cùng bạn bè mua sắm thêm đồ đạc và trang trí lại căn phòng theo ý của mình để cảm thấy tiện nghi thoải mái hơn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và học tập tốt hơn.
Dung hào hứng kể lại những ngày đầu mới qua còn bỡ ngỡ: “Du học sinh ở Nga thì có cả từ hệ đại học, đến thạc sĩ và nghiên cứu sinh. Khi đến sân bay là mình được nhà trường cử xe ô tô ra đón. Đi theo đoàn cũng có cô giáo người Nga, và một số anh chị đi cùng để giúp đỡ chuyển hành lý lên xe về ký túc xá của trường. Các anh chị còn lại ở nhà đã chuẩn bị sẵn đồ ăn, khi ấy chúng mình cũng được làm quen với rất nhiều các anh chị trong ký túc xá. Vì thời điểm đó các anh chị bước vào năm học mới nên ai cũng rất bận và phải đi học nhiều nhưng họ vẫn phân công nhau để giúp tụi làm giấy tờ hồ sơ nhập học, mua sắm thêm những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và học tập, dẫn đến trường học và một số cửa hàng tạp hóa gần đó…
Các anh chị cũng thường xuyên đến hỏi thăm, nói chuyện, giúp đỡ xem tụi mình còn cần những gì, thiếu những đồ dùng gì không, kể về chuyện cuộc sống học tập ở đây thế nào… luôn luôn động viên tụi mình vì lần đầu tiên học xa nhà như thế này. Thực sự những tình cảm đó khiến mình rất cảm động và thấy ấm lòng, thấy nỗi nhớ nhà, những khó khăn ban đầu cũng vơi bớt đi phần nào”.
Video đang HOT
Trần Thị Dung giản dị đời thường.
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Mặc dù mới sang Nga và chưa cảm nhận được hết môi trường sống ở đây nhưng một phần nào đó cô bạn rất thích cách sống của người Nga. Dung thích sự giản dị, tốt bụng, thật thà và mến khách của người dân ở đây. Mỗi lần đi trên đường hay ngoài công viên, cô bạn lại trò chuyện với rất nhiều người, đặc biệt là các cụ ông, cụ bà. Họ rất vui vẻ, hào hứng và muốn nghe kể về đất nước Việt Nam, thậm chí có nhiều người đã từng đến nước ta để học tập hay du lịch. Ngoài ra, Dung rất ấn tượng với cách làm việc và học tập của họ, rất có trách nhiệm, trung thực, năng động, tự tin bày tỏ quan điểm cũng như suy nghĩ của mình trước mọi người.
Ý thức về trách nhiệm của du học sinh
Dung hiện đang theo học năm nhất và còn 4 năm nữa mới hoàn thành khóa học đào tạo chuyên gia Hải quan. Chính vì vậy, cô bạn luôn ý thức rằng đó là một khoảng thời gian khá dài, sẽ có nhiều sự thay đổi trong cuộc sống cũng như trong học tập và luôn xác định rằng sẽ cố gắng học tập tốt. Sau khi học xong, cô bạn sẽ trở về Việt Nam sống và làm việc để cống hiến và phục vụ cho đất nước.
Được nhận học bổng của chính phủ Việt Nam sang Nga sinh sống và học tập, Dung cho biết mình có ý thức rất cao về trách nhiệm một người du học sinh, không chỉ cố gắng học thật tốt, cô bạn còn muốn thông qua các cuộc thi để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới. Mong ước ấy thật đẹp và đáng để những bạn đang và sẽ là du học sinh Việt ở bất kì quốc gia nào học tập theo. Trong thời gian tới, cô gái nhiều tham vọng này đang ấp ủ những dự định, kế hoạch mới cho việc học cũng như tham gia các cuộc thi sắp được tổ chức thời gian tới.
Họ và tên: Trần Thị Dung
Ngày sinh: 15/10/1992
Quê quán: Hưng Yên
Nơi sinh sống hiện tại: thành phố Tula – Liên Bang Nga
Là du học sinh của ĐH chuyên ngành Hải quan tại Liên bang Nga
Thành tích:
- Là 1 trong 10 sinh viên của HV Tài chính được Tổng cục Hải quan cử đi học chuyên ngành Hải quan tại Liên Bang Nga theo học bổng của Chính phủ Việt Nam.
- Trong thời gian học tập tại Nga, bắt đầu từ 29/11/2012, Trần Thị Dung đã tích cực tham gia các cuộc thi do nước bạn tổ chức và đều đạt được những giải thưởng cao, như: Giải Hoa khôi và Người đẹp ảnh trong cuộc thi “Nữ sinh thanh lịch Tula 2013″, Hoa hậu bản sắc dân tộc trong cuộc thi “Hoa hậu thế giới sinh viên 2013″
- Cô cũng là sinh viên Việt dẫn đầu trong các thành tích về học tập tại Nga.
Theo Đất Việt
Vua săn học bổng: Cứ nhắm thẳng mục tiêu và bắn!
Có thể nói, Nguyễn Chí Hiếu là sinh viên Việt Nam giàu thành tích nhất trong giới du học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài.
Cuộc trò chuyện với công dân toàn cầu Nguyễn Chí Hiếu, người từng vinh danh trong top 100 sinh viên giỏi nhất thế giới và sở hữu những kỷ lục học bổng giá trị được thực hiện vào lúc nửa đêm, theo giờ Mỹ.
"Tôi không phải mọt sách..."
Một số diễn đàn của du học sinh Việt Nam trên mạng gọi Hiếu là "vua" săn học bổng, Hiếu thấy sao?
Vậy à? Tôi mới biết chuyện này. Tôi không tài ba đến thế đâu... (cười to).
Nhưng để vượt qua được những ứng cử viên giỏi khác sở hữu những suất học bổng kỷ lục, chắc Hiếu cũng phải có bí quyết nào đó?
Tôi không có chiêu gì đáng để gọi là "tuyệt đỉnh công phu" cả. Có chăng khi đã xác định được mục tiêu, tôi sẽ nhắm thẳng nó và cố hết sức để "bắn". Nếu chẳng may trượt thì cũng không buồn vì đã làm hết khả năng rồi.
Thất bại sẽ không là thất bại nếu mình biết học cách đứng dậy đi tiếp. Với tôi, cái gì đã qua thì cứ cho nó qua, cái gì đến rồi sẽ đến, không nên cưỡng cầu làm gì.
Khi nói đến ai đó học rất giỏi, người ta thường liên tưởng đến hình ảnh của con mọt sách. Suốt ngày nhốt mình trong phòng đọc ra rả như tụng kinh...
Nguyễn Chí Hiếu (trái)
Tôi là Hiếu... chí mén, không phải mọt sách (cười). Tin tôi đi, tôi không học khủng khiếp đến thế đâu. Mọi thứ đều diễn ra rất chừng mực và cân bằng.
Tôi có một khoảng thời gian đủ rộng để chơi nhạc, lang thang chụp ảnh, đi du lịch và tham gia các dự án cộng đồng, hoạt động thiện nguyện thì làm sao là mọt sách được?
Sống phải có mục đích rõ ràng
Bắt đầu cuộc sống công dân toàn cầu ngay khi chưa tốt nghiệp cấp ba ở Việt Nam, sự va chạm với thế giới quá sớm, cho Hiếu những gì và lấy đi những gì?
Tôi thấy mình ngày càng độc lập trong suy nghĩ và tự chủ hơn. Còn về mất thì có lẽ là không có điều kiện để ăn món ăn Việt thường xuyên, không được hưởng cái không khí rất Việt Nam vào những ngày lễ hội, không được ở bên cạnh những người thân yêu vào những ngày quan trọng nhất của họ. Ngày cưới của anh hai, ngày chào đời của đứa cháu, ngày mất của ông nội và ông ngoại tôi đều vắng mặt.
Tuổi trẻ là thời đẹp nhất của mỗi người, chọn cách xài bằng việc đặt cược hết vào việc học, có bao giờ Hiếu thấy tiếc?
Đặt cược nhưng tôi thắng chứ có thua đâu mà tiếc? (cười). Thật ra tôi đang làm cho tuổi trẻ của mình có ý nghĩa và giá trị hơn thì có gì để phải như thế.
Với tôi, sống là phải có mục đích rõ ràng, không thể mơ hồ được. Tôi thấy lo cho những bạn đang để cái vòng xoáy của cuộc sống cuốn vào mà không kiểm soát được nên làm gì, đi đâu và về đâu.
Ngược lại, tôi rất ngưỡng mộ những ai dám ước mơ và cố gắng hết sức vì ước mơ của mình, biết vượt lên số phận để thách thức với số phận, sống đúng với con người thật và luôn có một trái tim đủ ấm để san sẻ bất hạnh của người khác...
Hiếu có ý định về Việt Nam làm việc không?
Tôi sẽ về nhưng không phải lúc này. Sau khi học xong, tôi muốn làm việc tại các nước xung quanh Việt Nam như Singapore, Malaysia... rồi mới tính tiếp.
Tôi không có thói quen vạch ra kế hoạch lâu dài nên cũng không nói trước được là hai, ba năm nữa sẽ làm gì. Chỉ biết "Wherever the wind blows me to, I'll happily fly with it" (Dù gió có thổi tôi bay đến bất cứ nơi đâu thì tôi cũng vui vẻ bay cùng với gió).
Tôi thấy nhiều người có suy nghĩ thật lạ khi lấy địa lý làm chuẩn của lòng yêu nước. Đâu phải sống ở Việt Nam thì mới yêu nước còn ở nước ngoài là không. Sống ở xa mà luôn hướng về Việt Nam thì vẫn là yêu nước đấy chứ.
Theo Tiin
Học bổng nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha Đại sứ Bồ Đào Nha tại Việt Nam Jorge Torres-Pereira cho hay Viện Canmoes - cơ quan phụ trách văn hóa của Bộ Ngoại giao Bồ Đào Nha - hiện đang nghiên cứu một đề án ở cấp độ tổ chức về học bổng mang tên Gaspar de Amaral dành cho sinh viên Việt Nam muốn nghiên cứu sâu về ngôn ngữ và...