Hòa giải mâu thuẫn của học sinh
Chuyện học trò xích mích, gây gổ và mâu thuẫn là chuyện vẫn thường diễn ra trong đời sống học đường. Nếu mâu thuẫn này không được giải quyết, lên đến đỉnh điểm có thể xảy ra những vụ ẩu đả đáng tiếc.
Ghét nhau vì tóc dài
Lớp 11A3 Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 11, TPHCM do thầy Trần Quốc Nghĩa chủ nhiệm có 36 học sinh. Mới đây, một bạn học sinh trong lớp bí mật báo cho thầy biết các bạn nữ đang chia ra phe tóc dài và tóc ngắn, phía tóc dài do Ngọc cầm đầu, phía tóc ngắn Hằng làm thủ lĩnh và hẹn một ngày gần nhất sẽ tranh cao thấp.
Lý do là một số bạn nam trong lớp thích các bạn phe tóc dài và khen phe tóc dài xinh làm cho phe tóc ngắn thấy bị xúc phạm. Các bạn phe tóc dài thường được các bạn nam trong lớp ủng hộ. Còn phe tóc ngắn hay bị chê nên các bạn tỏ ra bực. Cũng vì lý do này mà Hằng cầm đầu phe tóc ngắn hay giật tóc phe tóc dài. Không những thế Hằng còn kêu các bạn kiếm bông cỏ dính ném vào tóc phe tóc dài. Phe của Ngọc cũng không vừa, các bạn vẽ những hình tóc ngắn méo mó xấu xí với những chú thích gây sốc làm tình hình thêm căng thẳng.
Sau khi nghe tường tận sự tình từ hai nhóm, thầy Nghĩa quyết định mời phụ huynh hai nhóm lên để gặp gỡ trao đổi. Trong buổi gặp phụ huynh, thầy trình bày lý do mẫu thuẫn của sự việc là các học trò hiểu nhầm nhau nhưng các em còn nhỏ, chưa nhận thức được sự việc nên khó chấp nhận những khuyết điểm và còn hẹn nhau sẽ phân cao thấp. Sau khi phụ huynh gặp nhau, các em học sinh làm cam kết có chữ ký của bố mẹ và hứa không tái phạm, như vậy tình hình học tập trong lớp mới ổn định.
Còn chuyện đánh nhau của học sinh nội trú Trường THPT Hồng Hà quận Phú Nhuận, TPHCM xuất phát từ lý do rất trẻ con. Học sinh Nguyễn Hữu Linh lớp 11A5 bị các bạn trong lớp chê là dân tỉnh lên thành phố học và ăn mặc nhà quê. Vì tự ái nên Linh mua dao mã tấu giấu trên bồn nước khu nhà nội trú và đợi dịp thuận tiện sẽ trả đũa ai chê mình. Linh cũng không quên tìm thêm hai bạn đồng minh và rủ bạn trốn lên bồn nước để nhậu. Kết quả là sau một trận nhậu nhẹt gây gổ, Linh đã và dùng mã tấu chém bạn, cũng may có bảo vệ của trường kịp thời can ngăn và Linh bị buộc thôi học.
Thầy Trần Quốc Nghĩa đã hòa giải thành công những mâu thuẫn của các học sinh nữ.
Video đang HOT
Tránh giải quyết kiểu đàn áp
Chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai, Giám đốc Công ty Tâm lý học ứng dụng phân tích: Thông thường khi hai nhóm học trò đối nghịch nhau xuất phát từ lời nói hoặc nghĩ không đúng về nhau, tranh thủ lôi kéo số đông bạn bè ủng hộ và tìm cách đàn áp đối phương từ lời lẽ đến hành động. Cách giải quyết tình huống này đòi hỏi thầy cô phải tìm hiểu nguyên nhân từ hai phía, lắng nghe ý kiến từng em và phải bình tĩnh phân tích từng cử chỉ lời nói lẫn hành động. Chỉ ra cái sai của hai bên, cho các em đối thoại và thầy cô là người làm chủ tình hình để phân xử công bằng, không thiên vị cũng như suy nghĩ chủ quan theo kiểu đàn áp. Tâm lý mềm trong sư phạm là dùng lời lẽ hóa giải xích mích nhưng cứng rắn là bắt buộc các em phải nghe theo và không được tái phạm dù trong trường hoặc bên ngoài.
Chuyên viên tư vấn tâm lý Ngô Thành Thuận, Đài 1088 TP Cần Thơ cho biết: Không chỉ có mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh mà còn có cả mâu thuẫn giữa học sinh với giáo viên, những điều này nó bắt nguồn từ sự không thích nhau về một việc gì đó nhưng không tìm được hướng giải quyết, lâu dần nó trở nên thù hằn và khó bỏ qua dù là lỗi nhỏ nhất. Muốn hóa giải được mâu thuẫn chỉ có cách trao đổi thẳng thắn từ hai phía, hiểu được những bức xúc của hai bên cũng như thiệt hại khi không nhìn được thế mạnh và mặt tốt của nhau.
“Nguyên nhân của những mâu thuẫn của học sinh thường là sự bảo thủ, cố chấp và hiểu nhầm nhau vì một chuyện rất nhỏ, hai cá nhân không ngồi lại và lắng nghe lại thêm bè bạn thấy vậy nói khích vào. Lúc đầu chỉ là cái nhìn thiếu thiện cảm rồi cãi nhau, sau đó là đánh nhau. Cũng có những nhóm cố tình lên mạng nói xấu nhau, chửi nhau, nhục mạ nhau nên mâu thuẫn ngày càng lớn và khó hòa giải. Đến nước này thì chỉ đưa ra hội đồng kỷ luật”.
Thầy Trần Quốc Nghĩa
Quỳnh Anh
Theo Bee
Lạ kỳ ngôi trường chuyên nhận học trò bất hảo
Có một trường tư thục đặc biệt chuyên nhận dạy những học sinh bất hảo ở vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Người sáng lập là một giáo viên trẻ dạy Văn, hiền dịu mà nghiêm khắc. Cô là Đào Diệu Thúy - Trường THPT tư thục Phú Bình (Phú Mãn, Quốc Oai, Hà Nội).
"Bất trị" thành cờ đỏ gương mẫu
Hôm đến thăm trường, cô Đặng Thanh Nga - giám thị quản lý học sinh của trường cùng một cậu học trò đang làm việc với 2 học sinh vi phạm hút thuốc và gây gổ trong lớp. Cô Nga còn khá trẻ nhưng lúc nghiêm khắc cũng khiến học sinh bất hảo nhất phải dè dặt.
Cô Đào Diệu Thuý trong một giờ truy bài tại Trường Phú Bình.
Cậu học sinh ngồi cạnh cô Nga là Phùng Ngọc Dương (Thạch Hòa, Thạch Thất) vốn được xếp vào diện cá biệt, ham chơi. Điểm thi vào trường công lập không đủ, cộng với hạnh kiểm yếu, nhiều trường đã từ chối Dương. Cuối cùng chỉ có Trường THPT Phú Bình dám nhận Dương vào học. Đến nay, Dương đã là một cờ đỏ năng nổ, được bạn bè yêu quý.
Nguyễn Nam Hồng, quê Sơn Tây, là học sinh khóa đầu tiên của trường (2006 - 2007). Nếu tính về "kỷ lục" chuyển trường, có lẽ không học sinh nào vượt qua được Hồng: đã chuyển qua 13 trường khác nhau rồi mới trụ lại ở Trường Phú Bình. Bố của Hồng khi đưa bạn ấy đến đây không mong mỏi cậu sẽ học hết 3 năm THPT, chỉ mong rằng: "Không dạy được nó nên người thì cũng cho cháu một chỗ trú chân".
Năm học đầu tiên, Hồng trêu chọc tất cả giáo viên trẻ trong trường. Những lần nhắc nhở, thậm chí quát mắng, răn đe, trước mặt Hồng dạ vâng, nhưng ngay sau đó, cậu nghĩ ra đủ trò để quậy phá... Các thầy cô đã tận dụng những lúc rảnh rỗi để gần gũi hỏi han, những cử chỉ nhẹ nhàng đã kéo gần khoảng cách với Hồng, dần dần thu phục được "con ngựa bất kham" đó. Hiện Hồng đang là học viên năm 2 Trường Trung cấp An ninh.
Cái tâm của người "gàn dở"
Cách đây 6 năm, Bộ GDĐT ra cơ chế tuyển sinh mới khiến cho rất nhiều học sinh yếu kém hoặc có hạnh kiểm yếu không có chỗ để học vì không có trường công lập nào dám nhận.
"Nếu đẩy các em ra khỏi môi trường học tập thì các em sẽ hư hỏng thực sự" - ý nghĩ đó đã nhiều đêm làm cô Thuý mất ngủ. Rồi cô quyết định thế chấp sổ đỏ căn nhà đang ở, bán đồ đạc có giá trị, bỏ dạy tại trường đang công tác để mở Trường tư thục Phú Bình.
Nhiều người cho rằng cô bị gàn dở, đã mở trường tư thục ở vùng nông thôn lại còn chỉ nhận học sinh hư, láo, hạnh kiểm yếu kém về dạy thì chỉ có nước... đóng cửa trường và phá sản.
Tuy nhiên, ý tưởng và nhiệt huyết của cô đã thuyết phục được ông Nguyễn Đình Ngọc - Giám đốc Công ty Chè Nam Phú. Ông Ngọc đã đồng ý cho cô thuê hơn 2.000m2 đất để xây trường. Và 60 học sinh đầu tiên thuộc diện "yếu, dốt, láo" được nhận vào học với mức học phí 55.000 đồng/tháng.
Sau 6 năm nỗ lực vừa dạy vừa rút kinh nghiệm, các thầy cô Trường Phú Bình đã có được những "kỳ tích": Nếu năm học 2007 - 2008, trường chỉ có 1 học sinh đỗ đại học, thì năm học 2010 - 2011, trường có khoảng 15% học sinh đỗ đại học. Số học sinh tốt nghiệp THPT tăng dần: Từ 37,7% năm học 2007 - 2008 đến năm 2010 - 2011, đạt 97,7 % (có 2 học sinh bỏ thi).
Cô Diệu Thúy cho biết: "Phần thưởng lớn nhất dành cho các giáo viên ở đây sau 6 năm là đã có một học sinh thi đủ điểm vào trường công lập (34,5 điểm) nhưng vẫn tự nguyện đăng ký vào trường tư thục của tôi".
Cô Thuý cũng cho biết, học sinh hư hoàn toàn có thể giáo dục được nhưng rất cần sự chung tay vào cuộc của phụ huynh. Học sinh cá biệt có thể đào tạo được, chỉ sợ "phụ huynh cá biệt" sẽ khiến các em khó có môi trường trong sạch để nuôi dưỡng nhân cách và trưởng thành.
Theo DV
Những nẻo đường mưu sinh của học sinh nghèo Một bàn chân 5 tuổi lang thang giữa phố thị phồn hoa; cái lưng gầy bé bỏng gùi khoai sắn trên mình; những đứa bé mót mủ cao su hối hả chạy khi có người lạ đến... Những hình ảnh này chính là cách mưu sinh hàng ngày để đỡ đần cha mẹ, tìm đến cái chữ của trẻ em trên mảnh đất...