Hoa điểm 10 môn Sử của học trò vùng Đất Mũi
Sau khi công bố điểm thi THPT quốc gia, thầy cô, bạn bè ở Cà Mau rất ngưỡng mộ em Đỗ Trọng Nguyễn (trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển).
Điều mọi người ngưỡng mộ không phải điểm thi THPT của em cao hơn các học sinh khác mà là em đạt được điểm 10 môn Sử và điểm cao môn Văn, Địa.
Điều mà Trọng Nguyễn, cậu học trò ở vùng sâu, vùng xa khiến thầy cô, bạn bè “ngưỡng mộ” chính là hoa điểm 10 môn Lịch sử – môn học vốn được học sinh “ngán” và rất ít người đạt điểm cao. Ngoài điểm 10 môn Sử, các môn còn lại Nguyễn cũng đạt điểm cao (9 điểm môn Văn và 8,5 điểm môn Địa lý).
Đỗ Trọng Nguyễn và các bạn học phổ thông.
Video đang HOT
Ngày 6/7, điểm thi THPT của nhiều tỉnh thành chính thức được công bố, danh sách các thủ khoa, các thí sinh điểm cao theo từng môn thi cũng nhận được sự quan tâm, chú ý cùng những lời khen ngợi, ngưỡng mộ từ các thành viên trên các trang mạng xã hội và giới báo chí.
Em Đỗ Trọng Nguyễn, học sinh trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (Cà Mau) đã đạt được điểm 10 môn Sử trong Kỳ thi THPT quốc gia. Cậu học sinh này có hộ khẩu gia đình ở tận ấp Thuận Hòa A, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Đây là một trong những địa phương có thể gọi là xa xôi, hẻo lánh nhất của tỉnh Cà Mau.
Tại Cà Mau, Trọng Nguyễn là người duy nhất đạt được điểm 10 môn Sử, đang được nhiều bạn bè Facebook và các trang mạng xã hội khác chia sẻ với những bình luận ngưỡng mộ…
Trao đổi với chúng tôi, Trọng Nguyễn khá bất ngờ và hạnh phúc khi nhận được bảng điểm sau nhiều ngày chờ đợi. Riêng điểm thi 3 môn: 10 điểm môn Sử, 9 điểm môn Văn và 8,5 điểm môn Địa lý.
“Các điểm thi này có thể nói là rất trùng khớp với dự đoán trước đó của em”, cậu học trò mỉm cười.
Sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, mẹ Nguyễn làm giáo viên tiểu học, cha thì nuôi tôm, còn em trai thì đang theo học trường THCS Tân Thuận, huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Thu nhập chính của gia đình từ việc nuôi tôm của bố.
Ở cấp tiểu học và THCS, Nguyễn học ở quê cũng thuộc diện khá giỏi, nhưng khi lên học THPT ở TP Cà Mau em cũng cảm thấy ngỡ ngàng và thua kém bạn bè. Từ đó em đã nỗ lực phấn đấu hết mình trong học tập để “đuổi kịp” các bạn ở thành phố…
Nguyễn cũng thông tin thêm, với sự phấn đấu của mình, trong quá trình học cấp 3, em đã đạt được khá nhiều giải thưởng tại các cuộc thi môn Sử như: huy chương bạc kỳ thi Olympic lần thứ 23; giải ba cấp tỉnh năm lớp 11 và nhì năm lớp 12, mới đây còn được vinh dự tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia dù không có giải…
Theo hồ sơ học tập cho thấy, điểm Sử của Trọng Nguyễn ở ba năm cấp ba khá cao, luôn duy trì ở mức 9, 10.
Trọng Nguyễn chia sẻ: Ngoài việc đam mê tình yêu với môn Sử và một số một học khác, sở thích của em là đi du lịch nên khi vừa kết thúc cuộc thi em chọn tỉnh Ninh Bình làm điểm “tự thưởng” cho mình khi biết được kết quả thi khá tốt.
“Khi đã có nền tảng là đam mê, mình chọn cách học thuộc lòng và nắm chắc những kiến thức cơ bản được đưa ra bằng bản đồ tư duy. Mình dành rất nhiều thời gian cho môn này, nếu có kỳ thi sắp diễn ra là ngày nào cũng phải ôn đi ôn lại rèn luyện và làm bài tập thường xuyên”, Nguyễn cho biết.
Nói về ước mơ tương lai của mình, cậu học trò Trọng Nguyễn mỉm cười: “Hồi nhỏ em thích xem phim và hình ảnh của những cán bộ công an, cảnh sát cơ động đã “ăn sâu” vào tâm trí của em từ khi nào cũng không rõ. Hiện tại, em ước mơ sau này sẽ trở thanh một cán bộ công an để bảo vệ quê hương đất nước”.
Trả lời câu hỏi “nhiều người cho rằng việc đạt điểm cao môn Sử là cần học thuộc?”, cậu học trò nêu quan điểm: “Theo em ý kiến học thuộc là chưa đúng lắm, bởi ở một số câu hỏi, ngoài việc nhớ được mốc thời gian, diễn biến sự kiện cần có kỹ năng tư duy, xâu chuỗi vấn đề, sự kiện, đây cũng là điểm mấu chốt để đạt được điểm cao…”.
Sinh ra trong gia đình không mấy khá giả, mẹ Nguyễn làm giáo viên tiểu học, cha thì nuôi tôm, còn em trai đang theo học trường THCS Tân Thuận, huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Thu nhập chính của gia đình từ việc nuôi tôm của bố.
Ở cấp tiểu học và THCS, Nguyễn học ở quê cũng thuộc diện khá giỏi, nhưng khi lên học THPT ở TP Cà Mau em cũng cảm thấy ngỡ ngàng và thua kém bạn bè. Từ đó em đã nỗ lực phấn đấu hết mình trong học tập để “đuổi kịp” các bạn ở thành phố…
Theo Việt Hữu – TT/ Giáo Dục & Thời Đại