Hóa dầu Petrolimex (PLC): Dành 121 tỷ đồng chia cổ tức năm 2019; Kế hoạch lãi sau thuế 110 tỷ đồng năm 2020
Năm 2020 Hóa dầu Petrolimex đặt mục tiêu đạt 5.016 tỷ đồng doanh thu.
Ngày 25/5 tới đây Tổng công ty hóa dầu Petrolimex – CTCP (mã chứng khoán PLC) sẽ tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Tài liệu dự kiến trình Đại hội đã được công ty công bố.
Kết quả kinh doanh năm 2019
Theo báo cáo của HĐQT, Hóa dầu Petrolimex đã trải qua năm 2019 với nhiều khó khăn, không hoàn thành chỉ tiêu đặt ra do giá dầu thế giới biến động phức tạp.
Doanh thu cả năm đạt 6.160 tỷ đồng, giảm 4,3% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 185 tỷ đồng, hoàn thành 89% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 145 tỷ đồng, thực hiện được 87% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Trong đó, ngành hàng dầu mỡ nhờn hoàn thành kế hoạch, còn các ngành hàng khác không đạt kế hoạch. Ngành nhựa đường tiếp tục gặp khó khăn do các dự án giao thông chậm tiến độ, dung lượng thị trường giảm. Còn ngành hàng hóa chất lại có sự cạnh tranh khốc liệt khi người bán không có rào cản tham gia thị trường.
Một nguyên nhân nữa khiến công ty không đạt kế hoạch là do công ty liên kết – CTCP Vận tải hóa dầu VP gặp khó khăn, lỗ lớn năm 2019 khiến PLC phải trích dự phòng tài chính 12 tỷ đồng.
Video đang HOT
Phương án phân phối lợi nhuận năm 2019
Với kết quả đạt được, HĐQT trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, trong đó dành hơn 121 tỷ đồng chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15% cho cổ đông.
Kế hoạch kinh doanh năm 2020
Năm 2020 thế giới và Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu dầu mỏ giảm sút, khó có thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng tại thời điểm này.
Do vậy Hóa dầu Petrolimex cũng thận trọng đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020, trong đó doanh thu thuần dự kiến giảm 18,6% xuống còn hơn 5.016 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm gần 25% xuống còn 109,5 tỷ đồng.
PV Gas đặt kế hoạch lãi 6.636 tỷ, chưa có phương án thoái vốn Nhà nước
Năm 2020, PV Gas chịu tác động kép của giá dầu và đại dịch COVID-19 nhưng vẫn đặt kế hoạch lãi 6.636 tỷ đồng và cổ tức 30%.
Sáng 5/5, Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas, HoSE: GAS) đã thông qua kế hoạch doanh thu 66.163,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.636 tỷ đồng, đều giảm từ 12-45% so với kết quả thực hiện năm 2019. Kế hoạch này dựa trên dự tính giá dầu 60 USD/thùng.
Mục tiêu năm 2020 của PV Gas vận hành an toàn, hiệu quả và đảm bảo an ninh các dự án khí. Đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư, cung cấp trên 9,2 tỷ m3 khí cho các hộ tiêu thụ.
Dù vậy, GAS đã đưa ra các thách thức trong năm 2020 như các nguồn khí trong nước suy giảm, nguồn khí mới LNG bổ sung từ PV Gas chưa kịp thời, xuất hiện đơn vị ngoài ngành cung cấp LNG cạnh tranh trực tiếp với hoạt động cung cấp khí của PV Gas;
Số sự cố thiết bị gây gián đoạn cấp khí/dừng cấp khí của phía thượng nguồn ngày một tăng; các chi phí ngày một tăng (tăng chi phí bảo dưỡng sửa chữa, tăng chi phí thu dọn mỏ, tăng chi phí mua khí PM3-Cà Mau);
Ngoài ra, trong năm, PV Gas có nhiều dự án có nhu cầu vốn lớn, tiến độ sát, cần phải tập trung và huy động nguồn lực lớn mới đảm bảo tiến độ (giai đoạn 2 dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh; dự án đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt; dự án kho chứa LNG 1 MMTPA tại Thị Vải; dự án mở rộng, nâng công suất kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm).
Chưa có phương án thoái vốn Nhà nước, nâng cổ tức 2019 lên 45%
Đại diện PV Gas cho biết, do tác động kép của giá dầu giảm và đại dịch COVID-19, PV Gas có ảnh hưởng nhưng không lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh quý 1 đạt khá sát so với kế hoạch. PV Gas đã xây dựng kế hoạch đối phó và hoạt động vẫn đúng với kế hoạch, sau khi dịch giảm đi, PV Gas sẽ sớm bắt nhịp lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, Lãnh đạo PV Gas thừa nhận đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến tiến độ dự án Sao Vàng Đại Nguyệt. Dự án này dự kiến đi vào trong quý 3 nhưng cũng có thể kéo dài sang năm sau do các chuyên gia nước ngoài cũng đang bị cách ly. Nhưng GAS đang làm việc với các nhà thầu để tối ưu lại tiến độ, rút ngắn thời gian.
Dự án này có sản lượng khoảng 450 triệu m3 khí đưa vào, đóng góp cho GAS về cước phí và doanh thu khoảng 50 triệu USD/năm trong giai đoạn 2021-2031.
Với Lô B, dự án đang có 4 cổ đông bao gồm PV Gas sở hữu 51%, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm 28% cùng 2 đối tác Thái Lan và Nhật là 21%. PV Gas đã báo cáo lên Chính phủ cho phép PVN chuyển nhượng lại cổ phần dự án cho PV Gas.
Dù vậy hiện PVN vẫn chưa có kế hoạch thoái 28% và việc chuyển nhượng chỉ thực hiện khi Chính phủ có cách thức cụ thể. PV Gas sẽ sẵn sàng thực hiện nhanh khi được "bật đèn xanh" từ cơ quan Nhà nước.
Dự án này chậm, gặp phải khó khăn về mặt chính sách. Hiện dự án trong quá tình lựa chọn nhà thầu.
Về vấn đề thoái vốn, hiện Nhà nước nắm giữ 95,76% vốn PV Gas. Trước đây Chính phủ có phê duyệt đề án tái cấu trúc PV Gas, trong đó có cho phép thoái vốn xuống 65%. Tuy nhiên, theo các quy định hiện nay, sau khi chuyển về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước thì không thuộc diện nhất thiết phải thoái vốn và hiện chưa có phương án thoái vốn.
Trong năm 2019, PV Gas đạt tổng doanh thu 75.005 tỷ đồng, lợi nhuận 12.085,7 tỷ đồng, lần lượt vượt 17% và 58% kế hoạch đặt ra. Trong năm 2019, PV Gas đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên giá dầu 65 USD/thùng, thực tế là 64,2 USD/thùng, giảm 11% so với năm 2018.
Với kết quả kinh doanh tích cực, PV Gas lên kế hoạch phân phối lợi nhuận với mức chia cổ tức là 45%, cao hơn mức kế hoạch đặt ra đầu năm là 30%. Trong đó, Công ty đã thực hiện tạm ứng cổ tức 10%, còn lại 35% Công ty dự kiến sẽ chia trong năm nay cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, PV Gas cũng đặt kế hoạch cổ tức 30% trong năm 2020.
Không còn doanh thu bán đất nền dự án, LNST quý 1/2020 của Công ty Thống Nhất (BAX) chỉ bằng 12% cùng kỳ Doanh thu quý 1/2020 của Thống Nhất (BAX) cũng giảm 83% so với cùng kỳ. CTCP Thống Nhất (mã chứng khoán BAX) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu và lợi nhuận đều giảm sâu so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 16,72 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ hết chi...