Hòa Bình: Trồng thanh long trắng trên đá, vừa có quả ăn, hoa bung nở đẹp như phim ngôn tình
Vào mùa hoa thanh long trắng nở, cả trang trại của anh Thái Văn Thu, xóm Tháu (phường Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) thơm ngào ngạt. Bằng sự nỗ lực của mình, anh đã gieo mầm sự sống trên những tảng đá tai mèo.
Đường lên xóm Tháu dốc ngược tựa như đường lên trời. Nằm bên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, nơi này bốn bề núi đá cao chất ngất giữa từng không. Trang trại rộng 3ha của anh Thu cũng toàn đá chồng lên đá. Những năm trước đây, bà con nơi đây để hoang cho cỏ mọc, nhưng từ khi làm chủ khu núi đá này, anh Thu lại biến nó thành khu vườn rợp bóng cây ăn quả và thanh long. Lần đầu gặp ông chủ của trại thanh long xanh mướt và sai trĩu quả này ai cũng phải ngạc nhiên.
Anh Thu trồng thanh long trắng trên đá, vừa có quả ăn, hoa bung nở đẹp như phim ngôn tình.
Anh Thu – chàng trai quê đất lúa Hà Nam giờ lại là nông dân chịu khó nhất xứ Mường. Nom thân thể anh cường tráng như những chàng trai bản thực thụ. Đôi bắp tay anh nở nang, nổi cuồn cuộn như những vận động viên thể hình. Hôm gặp chúng tôi anh đi chân trần làm vườn. Đôi bàn chân đã chai sạn, bước đi phăng phăng trên nền đá nhọn mà chẳng hề hấn gì. Những ngón chân tõe ra như đôi bàn chân giao chỉ của các cụ ta ngày trước. Như đoán được sự ngạc nhiên của tôi, anh Thu phân trần: “Bao năm ở quê đi làm đồng, tôi đi chân đất quen rồi. Giờ đi làm vườn ở xứ Mường tôi cũng vẫn đi chân đất. Đi giày, đi ủng vào không quen lắm”.
Anh Thu đang chăm sóc cây thanh long mọc rễ bám chặt vào các khe đá.
Chưa kịp tan tuần trà, anh phăng phăng bước đi ra khu vườn lổn nhổn đá sỏi. Theo hướng chỉ tay, những tảng đá cao chót vót phía sau nhà, phủ màu xanh mướt là các giàn thanh long của anh. Hiện giờ anh có cả nghìn bụi thanh long như thế. Anh Thu dẫn chúng tôi lại gần, từng cành thanh long tỏa xuống tựa như những cánh tay xanh bám chặt vào vách đá. Thanh long nở hoa trắng muốt nối nhau phủ kín các tảng đá tai mèo sắc nhọn. Đám thanh long đã kết thành một cái mũ xanh đội trên tảng đá.
Video đang HOT
Theo anh Thu: “Khi trồng thanh long trên đá, nhiều người trong vùng nói tôi bị dở hơi. Ai đời thuở lại trồng thanh long kiểu đó bao giờ. Nhưng tôi đều bỏ ngoài tai, cứ chăm sóc năm tháng này qua năm tháng khác, kết quả vườn thành long đã cho hoa trái sai trĩu”.
Cây thanh long mọc rễ bám chặt vào các khe đá. Chúng mọc trên đá mà không cần bám đất. Theo lời giới thiệu của anh Thu, thanh long sống trên đá cho quả sai và ngọt hơn so với thanh long trồng ở đất. Chúng lại sống khỏe hơn, hầu như không mắc bệnh. Nhìn từng giàn thanh long bám chặt vào vách đá tựa như đám tầm gửi bám vào cây chủ, tôi mới cảm nhận hết được sự kì công của anh Thu. Tôi còn đang mải mê ngắm vườn thanh long đẹp như một khu vườn của người thợ khéo tay, anh Thu đưa tay hái mấy quả thanh long chín mời khách. Chỉ trong nháy mắt, anh đã bửa đôi quả thanh long chín có màu trắng muốt đưa mời khách.
Hiện anh Thu sở hữu trang trại thanh long rộng 3ha, năm nào cũng có sản phẩm bán ra thị trường.
Nếm quả thanh long mịn như bột, thơm lừng khiến tôi tỉnh cả người. Vị ngọt dịu của thanh long tựa như chất gây nghiện khiến ai đã một lần thưởng thức lại muốn ăn tiếp. Do thanh long được trồng trên núi đá tai mèo nên chúng có vị ngọt, thơm mà các vùng khác không có được. Mỗi lứa thanh long, anh Thu bán được khoảng 1 tấn với giá 20.000đ/1kg. Nhìn từng ụ đá sắc nhọn như tai mèo, tưởng như chỉ là vùng đất bỏ cho cỏ mọc, qua sự sáng tạo của anh Thu, giờ chúng biết thành khu vườn tuyệt đẹp. Thanh long cho quả quanh năm, nên lúc nào vùng núi đá này cũng tươi tốt.
Anh Thu cho biết: ” Thanh long trồng trên đá có vị ngọt dịu tựa như chất gây nghiện, khiến ai đã một lần thưởng thức lại muốn ăn tiếp”.
Theo lời kể của anh Thu, cách đây 5 năm, anh được người bạn cho mấy quả thanh long trắng, anh ăn thấy vị của chúng rất ngon. Anh liền tìm hiểu và mua giống về trồng dưới chân núi đá. Năm đầu, anh cũng chỉ trồng vài gốc ăn chơi. Không ngờ, sau 1 năm chúng đơm hoa kết trái. Anh ăn thử, thấy chất lượng của chúng rất ngon. Anh liền nhân chúng ra khắp vườn. Giống thanh long trắng trồng ở núi đá phát triển rất tốt. Hầu như anh Thu không phải chăm bón thêm gì. “Muốn thanh long ra quả, vùng núi đá phải đủ độ cao và dốc để cho thanh long buông nhánh. Đá càng chênh vênh bao nhiêu, thanh long càng ra quả nhiều. Nhờ giống cây này mà tôi đã tận dụng được cả nghìn tảng đá treo leo, tưởng như chỉ để ngắm, nay lại là cái cỗ máy in tiền đều đều”, anh Thu cho biết.
Giống thanh long trắng trồng ở núi đá phát triển rất tốt, hầu như anh Thu không phải chăm bón thêm như các loại cây trồng khác.
Anh Thu quê ở Hà Nam. Năm 2000, anh lên xứ Mường làm thuê để kiếm cơm đắp đuổi qua ngày. Khi đó, mỗi ngày anh chỉ được trả công vài nghìn đồng. Suốt những năm làm thuê ở xóm Tháu, anh liền gom tiền mu khu núi đá – mọi người bảo khu đất chó ăn đá gà ăn sỏi. Anh Thu chỉ nghĩ, nơi này nhìn xuống lòng hồ Hòa Bình rất đẹp. Sau 20 năm kiên trì và cần mẫn trồng cây, anh đã tạo thành trang trại anh mướt. Nơi có đất, anh trồng na, trồng nhãn và chuối. Vùng núi đá anh trồng thanh long. Mùa nào thức nấy, ngày nào anh cũng có nguồn thu. Không chỉ trồng cây, anh Thu còn có cả chục nái lợn rừng. Năm nay lợn được giá, anh kiếm bộn tiền từ bán giống lợn rừng.
Các địa phương đẩy mạnh trồng rừng
Năm 2020, tỉnh Hòa Bình có kế hoạch trồng 5.650 ha rừng tập trung. ến nay, địa phương đã trồng được khoảng 5.500 ha, đạt hơn 97% kế hoạch.
Một số huyện có diện tích trồng nhiều như: Kim Bôi trồng được 740 ha, à Bắc 720 ha, Lạc Thủy 700 ha, Tân Lạc 600 ha...
Một vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại huyện à Bắc (Hòa Bình). Ảnh: THU THỦY
Tại tỉnh Bắc Kạn, năm 2020, huyện Pác Nặm được giao chỉ tiêu trồng 320 ha rừng. ến thời điểm này, tổng diện tích rừng trồng mới trên địa bàn toàn huyện được hơn 854 ha, đạt gần 270% kế hoạch. Trong đó, diện tích trồng cây phân tán theo dự án hơn 199 ha; trồng lại rừng sau khai thác hơn 255 ha; trồng rừng mới do người dân tự bỏ vốn đầu tư hơn 389 ha; các chương trình, dự án khác hỗ trợ trồng cây trên địa bàn huyện hơn 11 ha...
Tại tỉnh Cao Bằng, tính đến thời điểm này đã trồng được 364,6 ha; đạt 39,2% kế hoạch năm. Trong đó, huyện Hòa An trồng được 45,6 ha; đạt 97,02% kế hoạch; Bảo Lạc 49,6 ha, đạt 23,4% kế hoạch; Trùng Khánh 19,4 ha, đạt 17,48% kế hoạch; Thạch An 205 ha, đạt 73,21% kế hoạch...
Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, hôm nay (23-8), các tỉnh Bắc Bộ nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; ngày nắng, gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; ngày nắng, có nơi nắng nóng. Khu vực Tây Nguyên có mây, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, tập trung phía bắc; ngày có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp hai đến ba. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Từ nay đến 20-9, tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện khoảng ba đến bốn đợt mưa rào và dông trên diện rộng. Trên các khu vực ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có thời kỳ giảm mưa và xuất hiện nắng nóng nhưng không kéo dài. Trong cả thời kỳ dự báo, tổng lượng mưa trên cả nước phổ biến thấp hơn từ 15 đến 30% so với trung bình nhiều năm.
Ngày 22-8, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Tiền Giang cho biết, tám tháng đầu năm 2020, tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch diễn biến phức tạp ở các huyện, thị xã phía tây của tỉnh, với 92 điểm sạt lở và tổng chiều dài hơn 3,6 km, ước kinh phí xử lý gần 83,4 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, sạt lở ở tỉnh Tiền Giang phức tạp, năm sau nhiều hơn năm trước và đang có xu hướng gia tăng một cách đáng lo ngại. Giai đoạn 2016-2019, Tiền Giang phải xử lý 415 điểm sạt lở; với chiều dài 42,6 km, kinh phí khắc phục 232 tỷ đồng.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng cho biết, đến nay địa phương đã thu hoạch 43.600 ha trong tổng số hơn 140.000 ha lúa hè thu, năng suất trung bình đạt 5,8 tấn/ha. Ngoài ra, vụ thu đông đến thời điểm này, toàn tỉnh đã xuống giống gần 3.900 ha.
Tại Lai Châu, từ ngày 8-6 đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP Lai Châu đã tiêu hủy 266 con lợn bị mắc dịch tả lợn châu Phi, với trọng lượng 14.572 kg. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện các biện pháp nhằm khoanh vùng, ngăn chặn dịch bệnh lan rộng; giám sát chặt các hộ chăn nuôi để phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch...
Mấy ngày nay, một đoạn đê bao dài hơn 50 m tại ấp Tân ông, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã bị vỡ gây ngập gần 40 ha vườn cây ăn quả của người dân. Trước đây, tại khu vực bị vỡ đê, tỉnh Bến Tre cho xây dựng đập tạm Ba Lai để ngăn mặn. Sau đó, đơn vị thi công đã tháo dỡ đập tạm là những thanh sắt được đóng sâu trong lòng đất làm sụt lún, gây vỡ đê. Hiện tại, đơn vị thi công, chính quyền địa phương và người dân đang tập trung khắc phục sự cố vỡ đê, ngăn nước tràn vào bên trong để cứu vườn cây ăn quả. Tuy nhiên, nhiều vườn cây có nguy cơ bị chết do ngập nước nhiều ngày qua.
Mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, vùi lấp ruộng vườn ở Hòa Bình Mưa lũ lớn đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn các huyện: Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu và TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Mưa lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình cho biết,...