Hòa Bình: Rà soát xây dựng kế hoạch GD môn học theo hướng phát triển năng lực HS
Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa có văn bản yêu cầu các phòng GD&ĐT, các trường THPT, các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT, các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS rà soát việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Ảnh minh họa/internet
Trong đó có yêu cầu rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành; tinh giản những nội dung dạy học có kiến thức, kỹ năng vượt quá mức độ cần đạt được theo quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục. Bổ sung, cập nhập những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu.
Không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi, ngoài sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.
Về xây dựng chuyên đề/chủ đề dạy học, Sở GD&ĐT yêu cầu các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, xác định các nội dụng kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề/chủ đề.
Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến, tổ chức dạy học cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, lãnh đạo nhà trường giao cho các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chuyên đề/chủ để tích hợp, liên môn.
Việc xây dựng và quản lý kế hoạch giáo dục nhà trường cần đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (thể hiện ở mức độ cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, năng lực); tăng cường năng lực thực hành, vận dụng kiến thức, chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật…
Đồng thời, đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn học và các hoạt động giáo dục, phù hợp, khả thi với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của từng trường.
Tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục; số bài thực hành, số điểm kiểm tra (gồm kiểm tra nội dung thực hành) thực hiện theo quy định trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (ít nhất 35 tuần và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo khung thời lượng 37 tuần thực học đối với cấp THCS, cấp THPT).
Có thể kết hợp thời lượng của môn học với thời lượng dạy học tự chọn của môn học đó để xây dựng kế hoạch dạy học môn học (thời lượng dạy học tự chọn ổn định trong từng học kỳ).
Hải Bình
Theo GDTĐ
Quy định về định mức, giảm định mức tiết dạy của giáo viên
Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách: giảm 06 giờ dạy/tuần (quy ra 210 giờ dạy/năm học).
Luật Giáo dục 2019 và Luật Giáo dục 2005 nêu "Giáo viên có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục" để được xem là thực hiện đầy đủ nhiệm vụ thì giáo viên cần giảng dạy theo định mức tiết học.
Quy định về định mức, giảm định mức tiết dạy của giáo viên (Ảnh minh họa: chinhphu.vn).
I. Giáo viên mầm non
- Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày:
Dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày/01 giáo viên.
Video đang HOT
Thực hiện các công việc khác do hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên.
- Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày:
Dạy trên lớp đủ 4 giờ/ngày/01 giáo viên.
Thực hiện các công việc khác do hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên.
- Đối với lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập thì cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
- Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thì ngoài công tác quản lý, cần:
Hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 02 giờ/tuần.
Phó hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 04 giờ/tuần.
- Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách: giảm 06 giờ dạy/tuần (quy ra 210 giờ dạy/năm học).Lưu ý:
- Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn; tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách: giảm 03 giờ dạy/tuần (quy ra 105 giờ dạy/năm học).
- Kiêm nhiệm trưởng ban thanh tra nhân dân: giảm 02 giờ dạy/tuần.
- Kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn: giảm 03 giờ dạy/tuần. (Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất).
- Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống: giảm 05 giờ dạy/tuần.
Căn cứ pháp lý:
- Điều 4, 5 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011.
- Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016.
II. Giáo viên trường phổ thông
1. Giáo viên tiểu học
- Định mức: 23 tiết/tuần.
- Giáo viên trường dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 21 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội:
Trường hạng I: 2 tiết/tuần.
Trường hạng II: 1/3 định mức tiết dạy của giáo viên không kiêm nhiệm.
Trường hạng III: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.
- Định mức: 19 tiết/tuần- Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
2. Giáo viên trung học cơ sở
- Giáo viên trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 17 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội:
Trường hạng I: 2 tiết/tuần.
Trường hạng II: 1/3 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.
Trường hạng III: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.
- Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
3. Giáo viên trung học phổ thông
- Định mức: 17 tiết/tuần.
- Với trường dân tộc nội trú: 15 tiết/tuần.
- Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
Lưu ý:
Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ được giảm định mức tiết học như sau:
Giáo viên chủ nhiệm:
Giảm 3 tiết/tuần/giáo viên tiểu học.
Giảm 4 tiết/tuần/giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Giảm 4 tiết/tuần/giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường bán trú.
- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn: giảm 3 tiết/môn/tuần.
- Giáo viên kiêm nhiệm công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu chưa có cán bộ chuyên trách): giảm từ 2 - 3 tiết/tuần do hiệu trưởng quyết định.
- Tổ trưởng bộ môn: giảm 3 tiết/tuần.
- Tổ phó chuyên môn: giảm 1 tiết/tuần.
- Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách:
Giảm 04 giờ dạy/tuần/giáo viên tiểu học.
Giảm 03 giờ dạy/tuần/giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông, chuyên biệt cấp trung học phổ thông.
- Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách:
Giảm 02 giờ dạy/tuần/giáo viên tiểu học.
Giảm 01 giờ dạy/tuần/giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông, chuyên biệt cấp trung học phổ thông.
- Giáo viên kiêm chủ tịch, thư ký hội đồng trường: giảm 2 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân: giảm 2 tiết/tuần.
- Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu: giảm 2 tiết/tuần.
- Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống:
Giảm 3 tiết/tuần/giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Giảm 4 tiết/tuần/giáo viên tiểu học.
Căn cứ pháp lý: Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT ngày 23/06/2017 và Thông tư 08/2016/TT-BGDĐ ngày 28/3/2016.
Theo giaoduc.net
Nhấn mạnh vai trò người đứng đầu trong đảm bảo an toàn trường học Sở GD&ĐT Hòa Bình ban hành kế hoạch tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường và đảm bảo an toàn trong các đơn vị, trường học. Ảnh minh họa/internet Trong đó nhấn mạnh việc xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh sinh...