Hòa Bình: Nuôi loài cá “thần” quý hiếm trong ao, bắt lên xem ai cũng trầm trồ
Cá dầm xanh hay còn gọi là cá bỗng chỉ sống được ở môi trường nước sạch, có dòng chảy. Xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là nơi có điều kiện phù hợp để nuôi loài cá đặc sản, quý hiếm này.
Xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình với địa thế có nhiều mạch nước ngầm chảy ra từ các mó nước khe núi nên nước ở đây rất sạch.
Bên cạnh đó với vị trí giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa – có con sông Mã là nơi giống cá dầm xanh này tồn tại (giống cá dầm xanh này chỉ đánh bắt được từ sông Mã để làm giống).
Chính vì vậy người dân nơi đây đã phát huy lợi thế và nguồn lực để phát triển loài nuôi loài cá dầm xanh đặc sản quý hiếm.
Ông Hà Công Sang, xóm Củm là một trong những hộ tiên phong nuôi cá dầm xanh quý hiếm ở xã Vạn Mai và đã nuôi thành công.
Cá dầm xanh hay còn gọi là cá bỗng là l;oài cá đặc sản quý hiếm có chất lượng thịt thơm, ngon, được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Ông Sang chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi chủ yếu làm ruộng và buôn bán rau ngoài chợ trung tâm huyện. Tôi thấy cá dầm xanh bán ở chợ với giá khá cao, 500-600 nghìn đồng/kg mà vẫn được rất nhiều người tìm mua. Tôi liền tìm hiểu và mua giống cá dầm xanh ở Thanh Hóa về nuôi. Tính đến nay, tôi nuôi cá dầm xanh cũng được hơn 10 năm nên tôi hiểu rõ tập tính và cách chăm sóc loại cá đặc sản này”.
Về kinh nghiệm nuôi cá dầm xanh, ông Sang cho biết, ông đào ao rộng 1.500m2. Để nuôi được loài cá dầm xanh này, ao nuôi bắt buộc phải có nước chảy vào, lối nước chảy ra vì vậy ông thiết kế cống nước vào và cống nước ra.
Video đang HOT
Thiết kế ao nuôi cá dầm xanh như thế này giúp đảm bảo môi trường nước trong ao luôn sạch vì cá dầm xanh ưa môi trường nước trong, nếu nguồn nước đục và ô nhiễm cá sẽ còi cọc, phát triển kém, thậm chí là chết.
Loài cá dầm xanh không ăn cám công nghiệp như các loại cá khác. Thức ăn của cá dầm xanh chủ yếu là cỏ, lá sắn, lá chuối, gốc lúa… rất sẵn ngoài tự nhiên.
Để cá dầm xanh tăng trưởng nhanh, ông Sang cho cá ăn thêm các loại thức ăn có chứa tinh bột như ngô, cám gạo…Mỗi ngày ông cho đàn cá dầm xanh ăn 3 bữa: sáng, trưa, tối.
Ông thường xuyên kiểm tra môi trường nước, theo dõi trọng lượng cá và các bệnh phát sinh. So với những loài cá khác, cá dầm xanh có khả năng kháng bệnh tốt, không bị chết khi thời tiết bất thường.
Khi cá dầm xanh nuôi đạt kích cỡ từ 1,5-2 kg là có thể thu hoạch. Lúc mới nuôi, chưa có nhiều kinh nghiệm, ông phải mất 3 – 4 năm mới được thu hoạch một mẻ cá dầm xanh.
Nhưng giờ đây ông Sang đã có thể rút ngắn thời gian nuôi loài cá bỗng, đồng thời chuyển sang phương thức nuôi gối nên năm nào cũng có cá bỗng bán ra thị trường, hiệu quả kinh tế cũng cao hơn.
Ông Sang cho biết, thời gian tới, gia đình ông sẽ đào thêm ao, khơi dẫn nước để nuôi thêm cá dầm xanh, nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.
Đến mùa thu hoạch cá dầm xanh, các thương lái và nhiều nhà hàng ở ngoài huyện đều đến tận ao thu mua nên cá của gia đình ông Sang lúc nào cũng bán được giá cao.
So với các loại cá nuôi bằng cám công nghiệp thì cá dầm xanh có ưu điểm hơn ở chỗ: thịt săn chắc, thơm ngon, bảo đảm sạch.
Hiện ông Sang bán cá dầm xanh tại ao với giá 250.000 đồng/kg, bình quân mỗi năm gia đình ông có thu nhập hơn 80 triệu đồng từ ao nuôi loài cá dầm xanh đặc sản quý hiếm này.
Ông Khà Văn Sảnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cho hay ông Hà Công Sang là một trong những hộ làm kinh tế giỏi ở xã. Nhờ thay đổi tư duy trong chăn nuôi, gia đình ông Sang đã gây dựng được một cơ ngơi khá giả mà nhiều người trong xóm, trong xã đều thán phục và làm theo. Thời gian tới, xã sẽ tuyên truyền, vận động bà con học tập theo mô hình nuôi cá dầm xanh của ông Sang để giúp các hộ có nguồn thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu ở địa phương.
Nuôi nhốt toàn cá đặc sản quý hiếm, xưa ví như "thủy quái dòng sông" mà dân ở đây đổi đời
Từ xa xưa, dòng sông Gâm được biết đến là nơi cư ngụ của 5 loài cá đặc sản, cá quý hiếm: cá dầm xanh, cá anh vũ, cá bỗng, cá chiên và cá lăng. Nhiều hộ dân huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) nhờ nuôi những loài cá đặc sản, loài cá quý hiếm này mà đổi đời...
Tận dụng chiều dài hơn 50 km sông Gâm chạy qua địa bàn, những năm qua, UBND huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã quy hoạch phát triển vùng chuyên nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản, nuôi loài cá quý hiếm trên sông Gâm, mang lại thu nhập khá cho người dân.
Lồng cá lăng của gia đình anh Đào Việt Thế thôn Đầu Cầu, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Xã Yên Lập có 5 km sông Gâm chảy qua địa bàn, những năm gần đây nghề nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản trên sông phát triển mạnh.
Chị Đỗ Thị Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Lập cho biết, hiện nay, xã đang vận động nhân dân tăng số lượng đàn, phát triển chăn nuôi thủy sản, trong đó có nuôi cá loài cá đặc sản, các loài cá quý hiếm theo hướng hàng hóa.
Toàn xã Yên Lập có 100 lồng cá các loại cá đặc sản, cá quý hiếm, trong đó có 50 lồng nuôi cá đặc sản như cá lăng, cá bỗng, cá chiên.
Mỗi năm sản lượng cá đặc sản của xã Yên Lập đều đạt trên 80 tấn, doanh thu trên 4 tỷ đồng. Nhờ nghề nuôi cá đặc sản, nuôi cá quý hiếm mà xã đã có 40 hộ dân thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên thành hộ khá.
Tiêu biểu là hộ anh Đào Việt Thế, thôn Đầu Cầu hiện có 25 lồng nuôi cá đặc sản, chủ yếu là cá lăng và cá chiên, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 200 triệu đồng.
Xã Ngọc Hội hiện có 48 lồng cá của 30 hộ dân nuôi cá đặc sản trong lồng trên sông Gâm. Anh Trần Trung Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ, UBND xã tạo điều kiện cho các hộ dân được vay vốn của các tổ chức tín dụng với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng để phát triển nghề nuôi cá đặc sản.
Ông Phạm Văn Tình, thôn Nà Tè, xã Ngọc Hội, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) hiện có 3 lồng cá gồm cá chiên, cá trắm đen.
Ông Tình cho biết, thôn đã thành lập tổ hợp tác nuôi cá đặc sản do ông làm tổ trưởng với 10 thành viên. Từ nuôi cá đặc sản, nuôi các loài cá quý hiếm, mỗi tổ viên đều có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Gia đình ông Vũ Văn Mão, thôn Đồng Tân, xã Bình Nhân hiện có 6 lồng gồm cá chiên, cá trắm. Ông Mão cho biết, sông Gâm có nguồn nước sạch, rất hợp nuôi cá lồng quy mô hộ gia đình.
Chi phí làm một lồng cá chỉ khoảng 3 triệu đồng, thức ăn cho cá lồng có thể tận dụng cá con do người dân đánh bắt quanh vùng. Nghề nuôi cá lồng này đầu tư đầu vào không lớn, cá lồng lại ít dịch bệnh, dễ chăm sóc, hiệu quả cao.
Trên địa bàn huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) hiện có 6 xã được hưởng lợi từ dòng sông Gâm để phát triển nghề nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản, nuôi cá quý hiếm, gồm: Yên Lập, Ngọc Hội, Bình Nhân, Vinh Quang, Hùng Mỹ, Nhân Lý với tổng số trên 200 lồng cá các loại.
Nhằm tận dụng tối đa diện tích mặt nước để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản, Phòng Nông nghiệp huyện Chiêm Hóa đã chủ động phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhân giống các loài cá đặc sản, cá quý hiếm và quy hoạch vùng nuôi, ương cá giống tại các xã Minh Quang, Hòa An, Ngọc Hội...
Ông Ma Phúc Khứu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang)cho biết, phòng đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các xã phát triển chăn nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản trên sông thường xuyên tổ chức tập huấn cho nhân dân nắm vững kỹ thuật nuôi cá lồng. Đồng thời, huyện Chiêm Hóa tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển nghề nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản.
Xác định địa giới hành chính giữa Hòa Bình với Thanh Hóa, Ninh Bình Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình với các tỉnh lân cận tại những khu vực do lịch sử để lại. Khu vực Vạn Mai Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa tại khu...