Hòa Bình: Khám phá Thung Nai
Từng là xã đặc biệt khó khăn, Thung Nai (Cao Phong, Hòa Bình) đã có bước phát triển mới và ngày càng trở nên nổi tiếng nhờ khai thác được lợi thế du lịch vùng hồ.
Bến cảng Thung Nai, xã Thung Nai (Cao Phong) – nơi khởi đầu khám phá du lịch hồ Hòa Bình.
Với khoảng cách khá gần so với Thủ đô Hà Nội, có nhiều cách để di chuyển đến Khu du lịch (KDL) Thung Nai bằng phương tiện xe máy, xe khách hoặc ô tô tự lái. Hiện nay, tuyến giao thông đường bộ nối từ TP Hòa Bình lên bến cảng Thung Nai đảm bảo êm thuận, thông suốt, cơ sở vật chất, bến bãi đáp ứng tiêu chuẩn, tạo thuận lợi cho du khách di chuyển bằng tàu thuyền để khám phá các điểm đến của KDL.
Theo giới thiệu của đồng chí Phạm Ngọc Nhất, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cao Phong, KDL Thung Nai có ưu thế nằm ngay giữa lòng hồ thủy điện Hòa Bình, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, như: Đền Bà chúa Thác Bờ, suối Trạch, chợ nổi Thác Bờ và cũng rất gần với bản du lịch cộng đồng của xã Suối Hoa (Tân Lạc). Trong đó, đền Bà chúa Thác Bờ được biết đến là ngôi đền rất linh thiêng, hàng năm tấp nập khách hành hương lễ bái và tỏ lòng tôn kính. Từ bến cảng Thung Nai đến đền Bà chúa Thác Bờ chỉ mất khoảng 15 – 20 phút đi thuyền. Ngoài ra, nếu đã đến đây, du khách đừng quên ghé động Thác Bờ nằm cách đó không xa với vẻ đẹp huyền diệu và kỳ ảo, thưởng ngoạn không gian linh thiêng cùng những khối thạch như muôn hình vạn trạng.
Một địa điểm khác trên hành trình khám phá Thung Nai là suối Trạch. Nơi đây được ví như một bể tắm thiên nhiên tuyệt đẹp với dòng nước xanh mát xen giữa những khối đá nhấp nhô. Nhiều du khách đến Thung Nai thường thuê thuyền lênh đênh trên dòng sông Đà rộng lớn, ghé qua khám phá suối Trạch và ngọn thác phía thượng nguồn. Thác ở suối Trạch không cao và không mang dáng vẻ hùng vĩ mà thay vào đó, dòng nước trắng xóa đổ xuống từ vách núi mang vẻ thơ mộng, êm đềm. Để đến được suối Trạch, từ bến Thung Nai, du khách đi khoảng 20 phút bằng thuyền rồi dừng bên lòng hồ sông Đà, tiếp tục đi bộ chừng 1km nữa sẽ nghe được tiếng róc rách từ dòng suối.
Video đang HOT
Nếu đến Thung Nai vào ngày Chủ nhật, du khách có cơ hội khám phá chợ nổi Thác Bờ. Hoạt động giao thương, mua bán hàng hóa ở đây diễn ra khá tấp nập, sản vật được trao đổi nhiều nhất có lẽ là đặc sản của vùng hồ Hòa Bình, bao gồm cá, tôm tươi và sản phẩm tôm, cá, măng rừng đã được phơi khô. Nhiều người lựa chọn đi du lịch vào cuối tuần để được thong dong đi chợ, khám phá nét đặc trưng riêng của phiên chợ nổi.
Bên cạnh những điểm thăm quan, thưởng ngoạn, Thung Nai còn được lòng du khách bởi nơi đây thích hợp để tổ chức cắm trại, các hoạt động team building thú vị. Đặc biệt, nếu đã đến đây, du khách đừng bỏ lỡ trải nghiệm chèo thuyền, lướt nhẹ nhàng trên dòng nước trong xanh và tận hưởng cảm giác lênh đênh trên đảo. Ấn tượng của du khách đối với Thung Nai còn là được thưởng thức nhiều món ăn ngon, đặc sản tươi rói được lấy từ hồ, trải nghiệm ngủ đêm tại các nhà nghỉ trên hồ. Có 2 trong top những nhà nghỉ được đánh giá cao khi đến Thung Nai là nhà nghỉ Cối xay gió và nhà nghỉ Đảo Dừa. Trong đó, nhà nghỉ Cối xay gió xây dựng theo phong cách phương Tây, được trang bị đầu đủ tiện nghi, giá hợp túi tiền và có view đẹp, thích hợp cho các cặp đôi và gia đình trong kỳ nghỉ dưỡng. Đảo Dừa được xây theo phong cách sinh thái tự nhiên, cung cấp nhiều dịch vụ đi kèm, thích hợp với những gia đình và nhóm bạn ưa hoạt động và đam mê khám phá.
Động thác Bờ Hòa Bình
Động Thác Bờ không chỉ là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương đến chiêm bái mà nơi đây còn sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ hấp dẫn dân "phượt thủ" trong hành trình khám phá Thung Nai, Hòa Bình.
1. Động Thác Bờ ở đâu?
Nằm bên bờ hồ Hòa Bình, ngay cạnh bến Ngọc ở sườn núi phía Bắc, Động Thác Bờ nổi tiếng là hang động thạch nhũ rộng lớn, kỳ ảo. Đền bà Chúa Thác Bờ nổi tiếng linh thiêng lúc nào cũng tấp nập khách hành hương đến hành lễ, hầu đồng.
Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. Sự tích bà Chúa Thác kể rằng: trong cuộc chinh phạt đảng Đèo Cát Hãn của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431, Bà Đinh Thị Vân và một người bạn, đều là người dân tộc Mường đã kêu gọi nhân dân quyên góp quân lương và còn chèo thuyền đưa quân đi đánh giặc. Sau khi hai bà mất, vua Lê đã truyền cho dân bản xứ lập đền thờ bà tại thác Bờ.
Dân làng truyền tai nhau rằng bà thường hiển linh để phù hộ các ngư dân và người dân bản địa làm ăn thuận lợi, không gặp bất trắc. Nên nhân dân trong vùng phong hai bà là Bà chúa Thác Bờ. Tiếng lành đồn xa, có nhiều du khách và cả khách hàng hương đến cùng viếng, cầu bình an.
Vào mùa nước cạn, du khách muốn tham quan động phải leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động. Mùa nước dâng, du khách đi từ thuyền sang nhà nổi, cầu phao chạy dài khoảng 50 m vào thẳng cửa động. Từ trên cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm toàn bộ dải Đà giang kỳ vĩ, thưởng ngoạn những kiệt tác thiên nhiên với núi non điệp trùng.
2. Hướng dẫn đường đi đến Động Thác Bờ
Từ Hà Nội, đi về phía tây hướng quốc lộ 6, qua trung tâm thành phố Hoà Bình hơn 20 km theo lối cảng Bình Thanh, bạn sẽ đến bến thuyền Thung Nai. Bạn sẽ đi thuyền từ bến đến cửa động mất khoảng 20 phút. Lúc nào cũng có sẵn thuyền để bạn đi. Nhưng bạn nên đến vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều để có nhiều thời gian chiêm ngưỡng cảnh quan hơn.
Nếu đi từ Hà Nội thì khoảng cách từ Hà Nôi tới Thác Bờ Hòa Bình khoảng 120km. Nên xe máy và ô tô khách là 2 phương tiên di chuyên phô biên nhât. Tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn loại phương tiện phù hợp.
3. Khám phá vẻ đẹp của Động Thác Bờ Hòa Bình
Được hình thành từ trong động đá vôi, với một cửa hang khá rộng, Động Thác Bờ chào đón khách tham quan với vẻ đẹp núi non kỳ bí. Bên trong động là cả một không gian nghệ thuật của nghệ nhân "tạo hóa". Hàng trăm năm, hàng vạn năm động đá vôi này đã được hình thành một cách tự nhiên, thuần khiết nhất.
Với hơn 100 mét chiều sâu, Động Thác Bờ có đến hàng ngàn thạch nhũ lớn nhỏ mang nhiều hình thù khác nhau. Trí tưởng tượng sẽ cho khách tham quan thấy được những hình ảnh khác nhau của những khối thạch nhũ này. Đó là cá chép hóa rồng, cây vàng, cây bạc, ô trời, dàn đàn đá,... và nhiều hơn thế nữa. Người ta cũng có thể ví hang như cây đàn đá. Bởi tiếng thạch nhũ rơi xuống đều đều, âm vang như tiếng đàn.
Ngoài lòng động với những khối nhũ đá còn có khu vực tiếp du khách. Bạn lên cao thêm khoảng 50m là nơi thờ Phật. Khu vực này là một vòm động rất rộng. Trần cao đến khoảng 30 mét, chiều rộng gần 25 mét. Không khí khu này vô cùng mát lành, thanh thoát. Các cột đá mọc lên từ những nền hang như những tượng Phật. Nơi đây thờ tượng Phật Tổ quan âm, Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát và các vị thần khác.
Hòa Bình: Sức hấp dẫn của du lịch Cao Phong Lần đầu tiên đi du lịch Cao Phong nhưng chị Phan Thúy Quỳnh (Đông Anh, Hà Nội) đã hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp ôn hòa của vùng đất mới. Thời điểm cận Tết, những vùng cam bạt ngàn trải khắp địa bàn huyện khoác lên mình tấm áo tươi mới mà mùa xuân ban tặng. Trên những nẻo đường uốn...