Hòa Bình ghi nhận lãi quý III ảm đạm
Doanh thu của nhà thầu xây dựng Hòa Bình trong quý III/2020 đạt hơn 2.600 tỷ đồng, giảm nhẹ 10% so với quý II và giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.
Theo chỉ số kinh doanh hợp nhất quý III của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC), doanh thu và lợi nhuận của đơn vị này giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu quý III đạt 2.635 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tương ứng giảm mạnh, kéo theo lợi nhuận gộp giảm 45% xuống còn 149 tỷ đồng. Kết quý, HBC ghi nhận lỗ từ hoạt động kinh doanh là 14 tỷ, giảm 117% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy vậy, nhờ phát sinh khoản thu nhập đột biến từ lãi mua rẻ gần 75 tỷ đồng đã cải thiện kết quả lợi nhuận sau thuế của Xây dựng Hòa Bình lên mức 53 tỷ đồng, giảm 23%. Nếu không có khoản đánh giá lại giao dịch mua rẻ, lợi nhuận Hòa Bình sẽ ghi nhận mức lỗ 14 tỷ từ hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, HBC cũng nỗ lực giảm khoản phải thu ngắn hạn khách hàng gần 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, còn ở mức 5.367 tỷ đồng. Phải thu theo tiến độ hợp đồng giảm khoảng 400 tỷ, còn 3.840 tỷ đồng.
Tổng nợ vay của HBC tại thời điểm cuối quý III/2020 cũng giảm nhẹ so với đầu năm, còn ở mức 4.887 tỷ đồng.
Tỷ đồngLợi nhuận sau thuế quý III hàng năm của Xây dựng HòaBìnhLợi nhuận sau thuế20102011201220132014201520162017201820192020050100150200250300
Về tổng thể, trong 9 tháng đầu năm, HBC đạt 8.046 tỷ doanh thu và 63 tỷ lợi nhuận sau thuế, các chỉ số này lần lượt giảm 41% và 74% so với 9 tháng đầu năm 2019.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ đầu năm, Hòa Bình đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh với mức doanh thu dự kiến đạt 12.500 tỷ đồng, giảm 33% và lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng, giảm 70%. Như vậy, sau 9 tháng, HBC đã thực hiện được 64% chỉ tiêu doanh thu và 50% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Tính đến thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản HBC đạt 15.304 tỷ đồng, giảm so với đầu kỳ. Hầu hết khoản mục đều giảm, riêng hàng tồn kho ghi nhận tăng từ 1.909 tỷ lên 2.594 tỷ đồng, trong đó hàng hoá bất động sản và chi phí sản xuất dở dang tăng.
Video đang HOT
So với cùng kỳ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của HBC cũng cải thiện đáng kể khi chỉ còn âm 182 tỷ đồng (cùng kỳ âm 1.412 tỷ).
Bên cạnh đó, HBC cũng nỗ lực giảm khoản phải thu ngắn hạn khách hàng gần 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, còn ở mức 5.367 tỷ đồng. Phải thu theo tiến độ hợp đồng giảm khoảng 400 tỷ, còn 3.840 tỷ đồng.
Tổng nợ vay của HBC tại thời điểm cuối quý III/2020 cũng giảm nhẹ so với đầu năm, còn ở mức 4.887 tỷ đồng.
Được Bộ Xây dựng ra giá 23.030 đồng/cp - cao hơn 32% so với thị giá và gấp đôi HBC, FCN...: CC1 đang kinh doanh như thế nào?
Hiện, tổng tài sản CC1 vào mức hơn 10.000 tỷ, tăng tương đối mỗi năm. Tuy nhiên, tài sản chủ yếu được cấu thành từ nợ vay với tỷ lệ đóng góp lên đến 80%. Đặc biệt đòn bẩy nợ ngắn hạn của CC1 ở mức khá cao với khoảng 60-70% tổng nợ và ngày càng tăng.
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) vừa thông qua kế hoạch bán đầu giá cổ phần của CC1 của Bộ Xây dựng. Theo thông báo trước đó, Bộ Xây dựng sẽ thoái hết 40,53% vốn tại Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (CC1). Tương ứng, lượng cổ phiếu CC1 chào bán đạt gần 45 triệu đơn vị, giá khởi điểm 23.030 đồng/cp. Mức giá này đang cao hơn 32% so với thị giá hiện nay của CC1 là 17.500 đồng/cp. Ước tính Bộ Xây dựng sẽ thu về ít nhất 1.027 tỷ đồng từ thương vụ trên.
Mặt khác, so với mặt bằng hiện nay, giá 23.030 đồng/cp là khá cao gấp hơn 2 lần các doanh nghiệp xây dựng niêm yết hiện nay như Xây dựng Hoà Bình (HBC đang giao dịch tại mức 10.000 đồng/cp), Fecon (FCN cũng vào khoảng 10.000 đồng/cp).
Rao giá cao, câu hỏi đặt ra hiện CC1 đang sở hữu những lợi thế gì, tình hình kinh doanh thế nào để có thể thu hút nhà đầu tư mới?
Thâm niên 41 năm và là chủ đầu tư, tổng thầu EPC của nhiều dự án trọng điểm quốc gia
Về CC1, đây là doanh nghiệp lâu đời trong ngành xây dựng Việt Nam khi sớm thành lập vào năm 1979, thông qua Quyết định số 308CP tiến hành kiểm toán các tổ chức sản xuất kinh doanh trực thuộc Bộ Xây dựng trên cơ sở hợp nhất các công ty thành Tổng công ty Xây dựng số 1 gồm: Công ty xây dựng số 8, Công ty xây dựng số 10; giao Bộ Xây dựng là cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.
Đến năm 1995, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định thành lập Tổng công ty Xây dựng số 1 trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty Xây dựng số 1 và một số đơn vị thuộc Bộ Xây dựng.
Sau 41 năm hình thành và phát triển, CC1 từ đơn vị chuyên đi làm thuê về xây lắp đến nay được định hình là tập đoàn xây dựng đa ngành nghề, đầu tư nhiều dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và dân dụng theo hình thức BT, BOT, BOO, PPP.
CC1 cũng là chủ đầu tư, tổng thầu EPC nhiều dự án trọng điểm của quốc gia, các dự án tiêu biểu phải kể đến như Bệnh viện Bình Dương, Đại học Việt Đức, Đại học Tôn Đức Thắng, Bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM, Cầu Thủ Thiêm... Những công trình công nghiệp gồm Nhiệt điện Vân Phong, Nhiệt điện Long Phú, Nhiệt điện Duyên Hải. Năm 2019, CC1 cũng chính thức ký hợp đồng với Sumsung Engineering ở dự án Khu phức hợp lọc hóa dầu Long Sơn, tổng giá trị đạt 571 tỷ đồng.
Bước sang năm 2015, CC1 được ADB tài trợ vốn tái cấu trúc, Công ty tiếp tục phát hành cho cổ đông chiến lược vào năm 2016. Tính đến hiện tại, vốn điều lệ của CC1 đạt 1.101,5 tỷ đồng. Trong đó, bên cạnh Bộ Xây dựng với 40,53% vốn; cổ đông lớn tại CC1 hiện còn có Xây dựng Tuấn Lộc (nắm 19% vốn), Cơ điện lạnh Nam Thịnh (15% vốn), Top American Việt Nam (11% vốn) và Quỹ đầu tư giá trị Bảo Việt (9,47% vốn).
Bộ máy cồng kềnh, áp lực nợ vay lớn khiến hiệu suất cực khiêm tốn với biên lãi ròng chỉ 1-2%
Dù nhận thầu các dự án lớn với lợi thế về thương hiệu, kinh nghiệm... song bộ máy cồng kềnh đã, đang là vấn đề lớn của doanh nghiệp. Trong lần chia sẻ mới đây, đại diện CC1 cũng nhấn mạnh chủ trương thu gọn bộ máy hoạt động nhằm tăng hiệu suất kinh doanh.
Thực tế cũng cho thấy, biên lợi nhuận gộp Công ty tầm 11% và đang có xu hướng giảm dần: Từ mức 18% trong năm 2013 đã giảm xuống chỉ còn 7% tính đến cuối năm 2019. Thậm chí, vay nợ nhiều gây áp lực lên lãi ròng, biên lãi ròng theo đó chỉ còn 1-2%: tức thu về cả 1.000 tỷ doanh thu nhưng CC1 chỉ thực sự có lời 1-2 tỷ đồng.
Hiện, tổng tài sản Công ty vào mức hơn 10.000 tỷ, tăng tương đối mỗi năm. Tuy nhiên, tài sản chủ yếu được cấu thành từ nợ vay với tỷ lệ đóng góp lên đến 80%. Đặc biệt đòn bẩy nợ ngắn hạn của CC1 ở mức khá cao với khoảng 60-70% tổng nợ và ngày càng tăng. Trong đó, năm 2013, nợ ngắn hạn CC1 vào mức 2.285 tỷ, tương đương 31% tổng tài sản thì con số này đến cuối năm 2019 đã là 60% tổng tài sản với dư nợ ngắn hạn hơn 6.100 tỷ đồng.
Không chỉ hiệu suất, con số kinh doanh tuyệt đối cũng cho thấy sự giảm tốc những năm gần đây. Ghi nhận, giai đoạn 2013-2017 doanh thu CC1 tăng trưởng đều đặn hằng năm với tốc độ trung bình lên đến 40%/năm, tương ứng lợi nhuận tăng mạnh. Song, kể từ năm 2017 tăng trưởng giảm tốc mạnh, và chuyển sang tăng trưởng doanh thu âm sang năm 2018.
Được biết, doanh thu từ hoạt động xây dựng chiếm 75% tổng doanh thu. Mảng xây dựng vẫn là mũi nhọn và mang lại doanh thu trọng yếu những năm qua. Sự giảm sút này có thể lý giải thông qua sự giảm sút chung của thị trường trước những chính sách mới, cùng với đó là áp lực cạnh tranh gia tăng đáng kể.
6 tháng đầu năm 2020 lỗ ròng 79 tỷ do ảnh hưởng Covid-19
Lên chiến lược hành động cho năm 2020, bên cạnh việc thúc đẩy nhanh quá trình thoái vốn Nhà nước, CC1 cũng mục tiêu đa dạng hoá kinh doanh hướng đến mô hình chuỗi giá trị. Trong đó, năm 2020 Công ty đề ra chỉ tiêu doanh thu 5.100 tỷ và LNST 55 tỷ đồng, cổ tức dự chia 4%.
Kết thức 6 tháng đầu năm 2020, CC1 thậm chí báo lỗ ròng tới hơn 79 tỷ đồng. Theo giải trình, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một số công trình phải tạm dừng thi công trong khi chi phí cố định vẫn phải trả. Một số công trình đã nghiệm thu quyết toán với chủ đầu tư nhưng phải điều chỉnh giảm doanh thu theo ý kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, việc đấu thầu ngày càng cạnh tranh gay gắt dẫn đến các dự án để trúng thầu hầu hết có biên lợi nhuận thấp. Thêm vào đó, chi phí lãi vay dự án Cầu Đồng Nai giai đoạn hiện không còn được vốn hóa... khiến Công ty thua lỗ nặng.
Từ việc Coteccons "đổi tướng", nhìn lại ngành xây dựng Việt Nam: Ricons nhanh chóng đứng Top 3, tạo thế chân vạc lợi nhuận cùng 2 anh cả Coteccons và Hoà Bình Tương lai Coteccons theo đó cần thêm thời gian để nhìn nhận. Điều chắc chắn hiện tại, Coteccons vẫn đang sở hữu lợi thế dẫn đầu ngành xây dựng Việt Nam, cùng tạo thế chân vạc doanh thu - lợi nhuận với Xây dựng Hoà Bình (HBC) và tân binh mới nổi Ricons. Sau những xung đột lợi ích kéo dài nhiều năm...