Hòa Bình: Công bố tiêu chí chọn giáo viên, cán bộ cốt cán cấp THCS, THPT
Sở GD&ĐT Hòa Bình đưa ra những tiêu chí đối với giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán cấp THPT và THCS năm học 2022-2023.
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình có văn bản thông báo về việc kiện toàn đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở năm học 2022-2023.
Theo đó, kế hoạch nêu cụ thể về tiêu chí về phẩm chất, chuyên môn của ứng viên có nguyện vọng làm giáo viên, cán bộ cốt cán.
Với các đối tượng đã hoàn thành khóa bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán thuộc chương trình ETEP (Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông) sẽ được ưu tiên.
Để lựa chọn giáo viên cốt cán cấp cơ sở, cấp tỉnh đòi hỏi ứng viên phải có 3-5 kinh nghiệm (3 năm đối với giáo viên cấp cơ sở; 5 năm đối với giáo viên cấp tỉnh) giảng dạy trong cấp học.
“Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán cấp trường. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán cấp trung học cơ sở cấp huyện/thành phố. Số lượng, thành phần được lựa chọn của mỗi bộ môn tùy thuộc vào đặc trưng nhiệm vụ cụ thể của mỗi đơn vị”, Sở Giáo dục và đào tạo thông tin về việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán cấp cơ sở.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Đối với cán bộ quản lý cốt cán phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng ở trường phổ thông.
Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ số lượng cán bộ cốt cán như sau: Các phòng Giáo dục và Đào tạo có 3 cán bộ quản lý; riêng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hòa Bình có 6 cán bộ quản lý. Các trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở có 1 cán bộ quản lý.
Nhiệm vụ, quyền lợi của giáo viên cốt cán
Thực hiện công tác tập huấn và bồi dưỡng theo sự phân công của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với giáo viên cốt cán cấp huyện; tham gia các đợt tập huấn theo cụm trường với vai trò là báo cáo viên, tư vấn viên, trợ giảng và tham gia giảng dạy trực tiếp khi được phân công).
Tư vấn chuyên môn cho các giáo viên cùng chuyên môn, tham mưu cho lãnh đạo cấp trên về công tác chỉ đạo và kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn của đơn vị đảm bảo hiệu quả và chất lượng.
Tham gia biên soạn tài liệu và đề thi đề xuất cho các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh; soạn bài tập nâng cao, chuyên đề môn học từ mức độ dễ đến mức độ khó dành cho giáo viên các bộ môn theo hướng dẫn của Sở; tham gia hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh.
Video đang HOT
Tham gia công tác bồi dưỡng thường xuyên cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh (biên soạn, đề xuất nội dung về chuyên môn, hệ thống câu hỏi và đáp án, tham gia coi thi và chấm thi bồi dưỡng thường xuyên).
Được tham dự các hội nghị/hội thảo/giao lưu về công tác chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức theo sự phân công của Sở; được miễn viết bài viết thu hoạch và bài thi đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên hàng năm.
Nhiệm vụ, quyền lợi của cán bộ quản lý cốt cán
Hỗ trợ cán bộ quản lý trên địa bàn phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Hỗ trợ, tư vấn cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn xây dựng kế hoạch tự học, tự phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
Phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục địa phương và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc biên soạn tài liệu, học liệu; tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn; tham gia công tác bồi dưỡng thường xuyên cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.
Hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong quá trình tham gia, thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng Internet.
Được tham dự các hội nghị/hội thảo/giao lưu về công tác quản lý/chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức theo sự phân công của Sở; được miễn viết bài viết thu hoạch kết quả bồi dưỡng thường xuyên hàng năm.
Một tháng để điều chỉnh môn Lịch sử từ lựa chọn sang bắt buộc: Có quá cập rập?
Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện chương trình Lịch sử cũng rất cập rập.
Ngày 11/7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch 770 /KH- BGDĐT về việc thực hiện môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho năm học 2022-2023.
Theo đó, xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, thẩm định chương trình Lịch sử cấp trung học phổ thông phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy cho tất cả học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh Lịch sử thành môn học "bắt buộc" khiến nhà trường và học sinh lúng túng. (Ảnh minh họa: P.M)
Xây dựng, tư vấn kỹ nhóm các môn lựa chọn để thích ứng với Sử là môn bắt buộc
Trước ngày 12/7/2022, nhiều trường trung học phổ thông công lập ở Thành phố Hồ Chí minh đã thông báo cho học sinh vừa trúng tuyển vào 10 làm thủ tục nhập học.
Theo tìm hiểu của người viết, trước đó các trường đã xây dựng được một số tổ hợp môn phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Lãnh đạo đã phân công giáo viên tư vấn cho học sinh, phụ huynh học sinh lựa tổ hợp môn khi làm thủ tục nhập học.
Chẳng hạn, Trường Trung học phổ thông Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến 5 tổ hợp (trong số 108 tổ hợp) như sau:
Dự kiến tổ hợp môn của Trường Trung học phổ thông Tây Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh trước khi Lịch sử thành môn bắt buộc. (Ảnh: Hương Ly)
Hay, một trường trung học phổ thông khác ở Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng các tổ hợp như: môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn; Tiếng Anh; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng an ninh; Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương.
Nhóm các môn lựa chọn: 1) Vật lí - Hóa học- Sinh học - Giáo dục kinh tế và pháp luật - Tin học; 2) Vật lí - Hóa học- Sinh học -Địa lí - Tin học; 3) Vật lí - Hóa học- Sinh học - Lịch sử - Tin học; 4) Lịch sử - Địa lí - Giáo dục kinh tế và pháp luật - Vật lí - Tin học; 5) Lịch sử - Địa lí - Giáo dục kinh tế và pháp luật - Hóa học - Công nghệ (Trồng trọt).
Chuyên đề học tập: chọn 3 chuyên đề của những môn sẽ học (Toán và 2 môn khác).
Tuy nhiên, ngay sau khi Lịch sử chính thức là môn học bắt buộc, một số trường đã khẩn trương bố trí lịch tư vấn cho học sinh, phụ huynh trước khi nhận hồ sơ trúng tuyển nhập học.
Ngày 12/7/2022, Trường Trung học phổ thông Tây Thạnh ra thông báo: ngày 14/7 học sinh và phụ huynh học sinh dự buổi tư vấn (chọn tổ hợp môn) dưới sân trường; ngày 15/7 đăng kí hồ sơ nhập học và tổ hợp môn tự chọn bằng hình thức trực tuyến; ngày 18/7 nộp hồ sơ trực tiếp tại trường.
Trường Trung học phổ thông Tây Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh công bố kế hoạch nhận hồ sơ trúng tuyển. (Ảnh: Hương Ly)
Bên cạnh các trường tổ chức các buổi tư vấn rất chi tiết học sinh, phụ huynh về việc lựa chọn, đăng ký tổ hợp môn tự chọn cũng có 1 số em học sinh lớp 10 ở quận Tân Phú cho biết, các em gặp lúng túng khi Lịch sử trở thành môn "bắt buộc". "Trước đó em chọn tổ hợp Lịch sử - Địa lí - Giáo dục kinh tế và pháp luật - Vật lí - Tin học nhưng nay em vẫn chưa quyết định, chờ thầy cô tư vấn thêm", học sinh N. chia sẻ.
1 tháng để điều chỉnh Chương trình Lịch sử từ lựa chọn thành bắt buộc
Thứ nhất, Kế hoạch 770 /KH- BGDĐT về việc thực hiện môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho năm học 2022-2023 có nêu một trong các nội dung công việc là tổ chức Hội thảo xin ý kiến, tổ chức, các nhà khoa học, giáo viên về Chương trình Lịch sử cấp trung học phổ thông phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học. Thời gian hoàn thành trước ngày 14/8/2022.
Rõ ràng, việc tổ chức hội thảo xin ý kiến, tổ chức, các nhà khoa học, giáo viên về Chương trình Lịch sử cấp trung học phổ thông phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học khó có thể tiến hành một sớm một chiều. Quá trình tổ chức hội thảo, các ý kiến đóng góp sẽ được đánh giá, tiếp thu ra sao khi song song với đó là các công việc chuyên môn cần rất chi tiết, cụ thể để địa phương, các trường triển khai cho kịp vào năm học mới.
Thứ hai, xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, thẩm định Chương trình Lịch sử cấp trung học phổ thông phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) chỉ trong thời gian khoảng 1 tháng, liệu ban soạn thảo, ban thẩm định có làm kịp tiến độ?
Việc thay đổi Chương trình được tiến hành ở cả 3 năm học, nếu làm không cẩn thận thì rất dễ xảy ra sai sót, bất cập mà hệ lụy là học sinh phải gánh chịu.
Thứ ba, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện chương trình Lịch sử cũng rất cập rập.
Bởi, tổ chức tập huấn phải qua hai công đoạn, cho giáo viên cốt cán và giáo viên đại trà cũng mất một khoảng thời gian nhất định. Giáo viên phải có thời gian đọc sách giáo khoa, nghiên cứu nội dung bài học, trao đổi với đồng nghiệp, dạy thử, rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn thì mới có thể bắt đầu dạy Chương trình mới.
Thứ tư, theo tính toán của một giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc quy định Lịch sử thành môn "bắt buộc" sẽ xuất hiện 81 tổ hợp môn (thay vì 108 tổ hợp môn như trước).
Sự thay đổi này ảnh hưởng đến nhiều thứ như: việc xây dựng tổ hợp môn học lựa chọn, kế hoạch giáo dục nhà trường, công tác tuyển sinh lớp 10, kế hoạch biên chế năm học (tính toán số tiết/giáo viên, phân công giáo viên).
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh một số ý kiến phụ huynh về việc con em họ không được chọn tổ hợp môn mong muốn, phần nào cho thấy nhà trường cũng đang gặp lúng túng.
Thứ năm, vì Lịch sử trở thành môn "bắt buộc" nên nhóm môn Khoa học xã hội còn lại 2 môn lựa chọn là Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
Theo quy định, mỗi nhóm có ít nhất 1 môn lựa chọn nên có khả năng cao học sinh sẽ chọn môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, bởi đây là môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông dễ đạt điểm cao, kiến thức thực tế, không phải học nhiều.
Minh chứng là, kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Giáo dục công dân của cả nước năm 2021 cho thấy, có 534.123 thí sinh tham gia dự thi, trong đó điểm trung bình là 8,37 điểm, điểm trung vị là 8,5 điểm. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 9,25. Vậy số phận môn Địa lý sẽ ra sao?
Có thể nhận thấy, việc chuyển môn Lịch sử từ "lựa chọn" thành "bắt buộc" phù hợp với nguyện vọng của đông đảo dư luận xã hội. Tuy nhiên, cũng nảy sinh nhiều lo lắng băn khoăn, trong đó nhà trường, học sinh, phụ huynh chờ đợi nhất là từ năm 2025, kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học theo hướng nào thì vẫn chưa rõ.
Sở Giáo dục Hà Nội trao quyết định điều động, bổ nhiệm một số cán bộ quản lý Ngày 8/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi lễ có ông Trần Thế Cương, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội;...