Hòa Bình chuẩn bị các điều kiện cho chương trình phổ thông mới
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1, bậc tiểu học.
Vì vậy, trong năm học này, các địa phương đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên… để có thể triển khai chương trình mới.
Tại tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân dân tỉnh đã đặt ra mục tiêu là trước tháng 7/2020 sẽ chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho các lớp 1, đảm bảo triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo kế hoạch chung của cả nước.
(Ảnh minh họa)
Chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tổng rà soát hiện trạng, xác định nhu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên ở từng cấp học, lớp học, môn học theo lộ trình, thời gian thực hiện. Kết quả rà soát cho thấy, ở bậc tiểu học, đội ngũ giáo viên hiện có để dạy học 2 buổi 1 ngày mới đạt tỷ lệ 67% trong khi tỷ lệ chung của cả nước đạt 80%; thiếu giáo viên tin học và ngoại ngữ.
Vì vậy, tỉnh thực hiện ưu tiên sắp xếp, bố trí đủ giáo viên cho các lớp 1 vào năm học 2020-2021; đồng thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tuyển tuyển dụng, bổ sung giáo viên đối với những môn học chuyên biệt mới, môn học còn thiếu giáo viên như: Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học… Hiện các trường tiểu học đã hoàn thành việc sắp xếp, bố trí giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt để dạy lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm tới.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Nga, Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình cho biết: “Ngay trong năm học này, chúng tôi tiến hành lựa chọn những giáo viên giảng dạy lớp 1 với tiêu chí là các cô giáo có kinh nghiệm của các năm trước, đồng thời bổ sung thêm các cô giáo trẻ, có năng lực tin học, ngoại ngữ để đảm bảo sau này hỗ trợ cùng với các tổ trưởng để có thể học nội dung trực tuyến qua mạng. Các cô giáo cũng đã thông suốt về nội dung chương trình và quan điểm việc đổi mới là tất yếu, sẵn sàng nhận nhiệm vụ”.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, giới thiệu về định hướng, nội dung, mục tiêu dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá… của chương trình mới tới các giáo viên, cán bộ quản lý trong toàn tỉnh. Các trường, Phòng và Sở Giáo dục – Đào tạo Hòa Bình cũng tổ chức lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán của các môn học, cán bộ quản lý làm nòng cốt tham gia bồi dưỡng giáo viên và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bà Vương Lan Anh, Hiệu trưởng Trường tiểu học và Trung học cơ sở Sủng Ngòi, thành phố Hòa Bình cho biết: “Để đảm bảo được chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm tới, ngay trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành nhà trường đã phối hợp, sử dụng phương pháp để tiếp cận để làm sao đánh giá được năng lực của học sinh cũng như các hình thức tổ chức hoạt động để tiếp cận dần với chương trình giáo dục phổ thông mới”.
Cùng với chuẩn bị về đội ngũ giáo viên, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra tại các trường trong toàn tỉnh để rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học… theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đó xây dựng phương án sửa chữa phòng học xuống cấp, xây dựng mới, mua bổ sung thiết bị dạy học còn thiếu; đồng thời hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và quy mô phát triển giáo dục của tỉnh.
Theo bà Bùi Thị Kim Tuyến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình, mặc dù đã triển khai sáp nhập trường tiểu học và trung học cơ sở thành trường liên cấp, sắp xếp lại trường lớp nhưng đến nay, tỉnh Hòa Bình vẫn có tới 308 điểm trường lẻ, gây khó khăn trong việc quản lý, bố trí sắp xếp giáo viên dạy học 2 buổi 1 ngày và dạy các môn chuyên biệt như Âm nhạc, Mỹ thuât, Thể dục, tiếng Anh. Toàn tỉnh vẫn còn 176 lớp ghép (như ghép lớp 1 và lớp 2, lớp 3 và lớp 4), nên sẽ khó khăn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học do các lớp không triển khai chương trình mới cùng một lúc. Hầu hết các trường đều thiếu phòng học tin học và các thiết bị dạy học tin học… Từ thực tế này, trong năm học 2019-2020, tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho bậc tiểu học để đảm bảo triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
“Ngành Giáo dục- Đào tạo Hòa Bình hướng dẫn các trường rà soát cơ sở vật chất xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học và ưu tiên lớp 1 năm học 2020-2021, bổ sung xây mới và sửa chữa lớp học, nhà vệ sinh, cải tạo phòng học phòng chức năng, ưu tiên các điểm trường lẻ để đảm bảo công bằng cho học sinh. Thực hiện dồn, dịch các điểm trường lẻ có quy mô nhỏ về các điểm trường thuận lợi hơn hoặc về điểm trường chính để giảm số lớp ghép, giảm điểm trường, thuận lợi cho công tác quản lý và bố trí giáo viên”, bà Bùi Thị Kim Tuyến cho biết.
Với số lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các bậc học cần bổ sung lớn nên Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã xây dựng lộ trình thực hiện theo từng năm. Theo đó, trong năm học này, tỉnh sẽ chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho các lớp 1 năm học 2020 – 2021, thời hạn hoàn thành là trước tháng 7/2020./.
Theo VOV
Hòa Bình: Quy định 2 tiết không được bố trí để dạy thể dục
Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa có văn bản triển khai dạy môn Thể dục, tập bài thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và võ cổ truyền trong nhà trường.
Ảnh minh họa/internet
Trong văn bản này có lưu ý: Tuyệt đối không sắp xếp, bố trí dạy học môn Thể dục vào tiết 5 (buổi sáng) và tiết 1 (buổi chiều); không dạy gộp từ 3 tiết trở lên để đảm bảo an toàn cho học sinh trong giờ học.
Kế hoạch tổ chức dạy học được tổ chuyên môn xây dựng, hiệu trưởng nhà trường phê duyệt; đồng thời gửi kế hoạch về phòng GD&ĐT (với khối tiểu học, THCS) và về Sở GD&ĐT (với khối trực thuộc) phê duyệt trước khi đưa vào giảng dạy.
Với tập bài thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và võ cổ truyền trong nhà trường, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, trường học khắc phục khó khăn, tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để triển khai. Đối với các trường có diện tích hẹp, giáo viên hướng dẫn các lớp sử dụng phòng học, hành lang sân trường để tổ chức tập luyện hiệu quả.
Sở GD&ĐT cũng yêu cầu 100% trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ thường xuyên, hàng ngày cho học sinh ở nội trú.
Thể dục buổi sáng có thể tập luyện trước tiết học đầu tiên buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy.
Các trường tiểu học, THCS, THPT khác bắt buộc phải tổ chức tập thể dục giữa giờ cho học sinh; đồng thời khuyến khích việc tổ chức tập thể dục buổi sáng tại trường, hoặc hướng dẫn học sinh tự tập thể dục buổi sáng tại nhà trước khi đến trường.
100% các đơn vị, trường học triển khai tập luyện bài võ tổng hợp 60 động tác (đã được Sở GD&ĐT tập huấn) để tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ, hoặc đưa vào nội dung dạy môn thể thao tự chọn.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Thu hồi thông báo xem xét kỷ luật 13 cán bộ: Bộ GD-ĐT không thể vô can! Việc Bộ GD-ĐT hủy thông báo xem xét kỷ luật công chức liên quan đến sai phạm thi cử năm 2018, đồng thời hủy quyết định thành lập hội đồng kỷ luật khiến dư luận đặt câu hỏi: Vậy bộ này chịu trách nhiệm ra sao về sai sót này? Những bài báo liên quan đến sai phạm thi cử từng được đăng...