Hổ và Panda – Bạn là kiểu phụ huynh nào?
Cụm từ “cha mẹ hổ” đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Thế nhưng, bố mẹ biết gì về xu hướng nuôi dạy con kiểu “gấu Panda”, được đánh giá là sự đối lập hoàn toàn với “cha mẹ hổ”?
“Bố (hoặc mẹ) panda” là gì?
“ Bố mẹ Panda” đóng vai trò là những người hướng dẫn cho con cái, nhiều hơn bất kỳ ai khác trong cuộc đời.
Mọi thứ trong căn nhà của “bố mẹ panda” không cần phải quá quy củ. Con cái được khuyến khích tự đưa ra lựa chọn, bố mẹ chỉ đóng vai trò giám sát hơn là thúc ép.
Việc học tập được khuyến khích thông qua các trò chơi sáng tạo và khám phá, hơn là chỉ chăm chăm vào bài vở. Trọng tâm được đặt vào lòng tự trọng và việc cảm thấy tốt về chính bản thân.
Triết lý đằng sau việc trở thành “bố mẹ Panda”
Triết lý xuyên suốt kiểu giáo dục con này là việc khuyến khích con cái tự xử lý mọi việc một cách độc lập, chứ không phải vì bị ép buộc.
“Bố mẹ Panda” cho rằng kiểu giáo dục con của “bố mẹ hổ” là không lành mạnh. Trẻ bị hối thúc phải hoàn thành những việc mà bản thân con không hề muốn làm, nếu không vì sự chỉ đạo của bố mẹ.
Ưu điểm của phương pháp nuôi dạy con kiểu Panda
Điểm cộng của kiểu nuôi dạy con này là trẻ sẽ được rèn giũa tính độc lập, có thể tự lo cho bản thân mà không cần đến sự hiện diện của bố mẹ hoặc người lớn xung quanh. “Bố mẹ Panda” cũng là người truyền cảm hứng để con làm những gì mình thích.
Trái với “bố mẹ Panda”, “bố mẹ hổ” luôn thúc giục con hành động, nếu không nghe lời, con sẽ phải đối mặt với hậu quả không mong muốn, chẳng hạn như cơn giận dữ của bố mẹ. Trong khi đó, “bố mẹ Panda” lại cho rằng, con cái sẽ sớm thích nghi với cuộc sống thực tế ngoài xã hội, cũng như sẽ học được cách sống thoải mái, độc lập và tự tin.
Hạn chế của phương pháp nuôi dạy con kiểu Panda
Phương pháp nuôi dạy con kiểu Panda xoay quanh việc cảm thấy hài lòng về bản thân, xây dựng lòng tự trọng và học hỏi một cách sáng tạo.
Video đang HOT
Bởi vậy, phương pháp này có vẻ không áp dụng chính xác trong cuộc sống thực tế, khi con cái rời khỏi nhà để bắt đầu cuộc sống riêng. Sẽ chẳng có ai ngoài gia đình quan tâm đến cảm xúc, lòng tự trọng, hay việc chúng học hỏi một cách sáng tạo như thế nào, nếu chúng không thể hiện sự quyết tâm, hoàn thành công việc đúng thời hạn và đáp ứng những kỳ vọng thực tế.
Một người sếp “hổ” hẳn sẽ chẳng mấy hài lòng khi thấy nhân viên của mình tự làm theo những gì mà họ muốn. Thế giới thực tế không vận hành như vậy.
Thêm vào đó, cách nuôi dạy con kiểu Panda cũng không mấy phù hợp khi con cái đi học. Trong thế giới hiện tại, trẻ cần phải lần lượt vượt qua mọi cấp học để có cơ hội thành công trong cuộc sống sau này.
Ta nên chọn trở thành “bố mẹ Panda” hay “bố mẹ hổ”?
Lẽ dĩ nhiên, chẳng có phương pháp thần kỳ nào có thể phù hợp với mọi gia đình, nhằm đảm bảo con cái sau này sẽ trở thành những người thành công. Bất kỳ cuốn sách nuôi dạy con nào đưa ra hứa hẹn này đều chỉ là lời viển vông.
Nuôi dạy con trẻ là cả một hành trình phức tạp. Càng phức tạp hơn nữa, nếu xét trên khía cạnh mỗi đứa trẻ đều có cá tính và nhu cầu riêng. Rõ ràng là, không có phương pháp duy nhất nào có hiệu quả trong mọi trường hợp.
Bố mẹ hổ có thể được so sánh với một chính quyền độc tài, luôn kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống công dân. Chính phủ độc tài thường thất bại vì không thể kiểm soát tất cả các lĩnh vực, cũng như dân chúng sẽ nổi dậy chống lại sự đè nén.
Trong khi đó, “bố mẹ Panda” có xu hướng giống một chính quyền thoáng hơn, với rất ít sự can thiệp hay kiểm soát. Mặc dù vậy, kiểu quản lý này cũng giống như tình trạng vô chính phủ, rõ ràng là khó có thể thành công.
Sự cai trị thành công nhất có lẽ phải là một chừng mực giữa việc có toàn quyền kiểm soát công dân và việc hoàn toàn không kiểm soát gì cả. Tương tự như vậy, phương pháp dạy con tối ưu có lẽ cũng cần đảm bảo sự cân bằng giữa việc trở thành “bố mẹ hổ” và cả “bố mẹ Panda”.
Theo Helino
Người mẹ thử nghiệm thành công phương pháp dạy con "gấu panda" nhờ bí quyết từ mẹ của CEO Youtube
Mong muốn con cái mình trở thành người độc lập và thành công, chị Katherine Chatfiled, một bà mẹ hâm mộ cách nuôi dạy con kiểu gấu panda, đã thực hành phương pháp này tại nhà và thu được thành công.
"Bố mẹ panda" là hình mẫu đối lập của "bố mẹ hổ". Thay vì thúc ép con làm theo lời bố mẹ và chẳng ngần ngại đạt được mục đích của mình, "bố mẹ panda" khuyến khích con cái độc lập và tự chủ.
Bí kíp nuôi dạy con của chị cả "gia đình tai tiếng" Kardashian
Mặc dù panda thường được gắn với đặc điểm lười biếng, trên thực tế, bố mẹ kiểu panda lại không hoàn toàn nhàn hạ, họ chỉ tránh can thiệp quá sâu vào quyết định của con cái. Trong cuốn sách "How to Raise Successful People", tác giả và đồng thời là nhà giáo dục Esther Wojcicki đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh, nếu muốn nuôi dạy con nên người, bố mẹ cần đặt lòng tin ở con, trao cho con trách nhiệm và để con được mắc lỗi.
Bà Esther Wojcicki ca ngợi phương pháp nuôi dạy con kiểu gấu panda đã đem đến thành công cho 3 người con của mình - một người là CEO của Youtube xuất hiện trong danh sách của Forbes từ năm 2015, một người là bác sĩ nhi khoa, và người còn lại là đồng sáng lập công ty 23andMe, được định giá khoảng 440 triệu USD.
Ngưỡng mộ phương pháp dạy con của bà Esther Wojcicki, chị Katherine Chatfiled, sống tại Mỹ, đã thử nghiệm và hoàn toàn hài lòng:
Chị Katherine Chatfiled và 2 người con của mình.
Cùng tham khảo câu chuyện nuôi dạy con kiểu gấu panda của chị Katherine Chatfiled:
Cậu con trai 4 tuổi và cô con gái 2 tuổi của tôi đều là những đứa trẻ hạnh phúc, giàu năng lượng nhưng tính độc lập lại không phải là thế mạnh của chúng. Con gái tôi chẳng muốn chơi cầu trượt hay thậm chí là đi bơi mà không có mẹ cầm tay bên cạnh, còn con trai tôi sẽ rất vui khi thấy mẹ đến lớp đón hàng ngày.
Chỉ nghĩ đến việc sắp sẵn đồ để con tự đến trường, cả hai mẹ con tôi đều thấy chùn bước rồi. Thành thực mà nói, tôi cũng thích cảm giác con cần đến mình, nhưng đồng thời, lại lo lắng liệu mình có đang bảo bọc con quá không.
Tôi quyết định dành một tuần thử nghiệm cách nuôi dạy con kiểu gấu panda, để xem phương pháp này ảnh hưởng thế nào đến thái độ của các con.
Cho con quyền tự chủ
Thử thách đầu tiên là để con tự đến trường. Thông thường, tôi thường rất tốn sức khi phải hò hét để con đi chậm lại và để ý xe cộ trên đường, khi chúng chạy lung tung khắp nơi. Nhưng hôm nay, tôi nói với con rằng, tôi tin chúng có thể tự đi đến trường mà không cần mẹ bên cạnh.
Tôi bí mật theo dõi chúng từ một khoảng cách xa, và thấy cả hai đứa nắm tay nhau, liên tục kiểm tra xem xe cộ đã thật sự dừng lại chưa và kiên nhẫn chờ đợi trước vạch kẻ trước khi con trai tôi tuyên bố đã đủ an toàn để hai đứa qua đường. Tôi vô cùng bất ngờ khi thấy cách chúng hành xử, thậm chí tôi đã nghĩ chúng không thể làm được.
Tôi vẫn giữ thói quen đưa con trai đến trước cửa lớp, nhưng sau đó nhanh chóng hôn con và nói lời tạm biệt mà không đợi con vào lớp. Con tôi hơi bối rối, nhưng rồi cũng lập tức vào lớp mà không ngoái lại. Thú thực, tôi đã phải cố gắng để không cảm thấy buồn, bởi đã quá quen với việc vẫy chào và nhìn con cười với mình qua cửa sổ lớp học.
Thử thách đầu tiên là để con tự đến trường.
Tại sân chơi, con gái tôi trèo lên đỉnh cầu trượt, và như thường lệ, gọi tôi đến để giữ tay con bé, nhưng tôi kiên nhẫn trả lời, con có thể tự trượt xuống một mình. Sau vài phút lưỡng lự, con bé cũng tự trượt xuống. Mặc dù hơi vấp ngã, con bé nhanh chóng đứng dậy và hào hứng kêu lên: "Con tự làm được rồi!". Con bé lặp lại việc đó, và lần này không vấp ngã tẹo nào. Quả là một thành công lớn nữa.
Cho con thời gian
Con trai tôi gặp vấn đề trong việc đọc, thường rất ngại ngần khi phải đọc cùng mẹ ở nhà. Bố mẹ panda cho rằng, cần tin tưởng con sẽ hoàn thành mọi việc vào thời điểm thích hợp, vì thế khi con nói rằng mình quá mệt để đọc sách vào một tối nọ, tôi không ép con.
Chỉ vài giờ sau đó, thằng bé lấy một cuốn sách từ trên kệ và đề nghị hai mẹ con ngồi đọc cùng nhau. Chúng tôi dành 20 phút đọc sách, trò chuyện về nội dung cuốn sách sau đó. Tôi học được bài học rằng, việc để cho con tự lựa chọn theo sở thích vào đúng thời điểm phù hợp sẽ mang lại kết quả tốt đẹp hơn là gò con vào khuôn khổ.
Việc để cho con tự lựa chọn theo sở thích vào đúng thời điểm phù hợp sẽ mang lại kết quả tốt đẹp hơn là gò con vào khuôn khổ.
Cho con sự tôn trọng
Tôi để các con tham gia nhiều hơn vào cuộc sống cũng như các nhiệm vụ trong gia đình. Khi tôi đề nghị các con dọn dẹp bát đĩa sau bữa ăn, chúng lập tức làm theo mà không hề ca thán nửa lời.
Tôi để ý thấy con làm vương vãi thức ăn ra sàn nhà. Điều đó cũng có nghĩa, tôi sẽ có nhiều việc để làm hơn, nhưng tôi cho rằng nó cũng đáng nếu có thể làm con hiểu được, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều cần có trách nhiệm trong công việc chung và xã hội cũng vận hành như thế.
Nhờ phương pháp dạy con kiểu gấu panda, tôi nhận ra rằng, các con mình đang dần trở nên độc lập và tự chủ hơn. Chúng thích được trao cho nhiệm vụ và chứng minh cho tôi thấy mình có thể tin tưởng vào con cái.
Theo Helino
"Gấu Panda" - Xu hướng nuôi dạy con kiểu mới: Cha mẹ là người định hướng, là điểm tựa và tình yêu thương vô bờ bến cho con Nuôi dạy con kiểu "gấu Panda" là xu hướng mới đang được các cha mẹ áp dụng với đặc tính dịu dàng trong cách dạy dỗ con. Mặc dù mỗi bậc cha mẹ đều có cách dạy con riêng biệt nhưng tất cả đều có chung một mục đích, đó là nuôi dạy con nên người. Một số người tin rằng, tốt nhất...