Hồ trữ nước ngọt lớn nhất miền Tây nhiễm mặn, dân mua nước giá 80 nghìn đồng/m3
Hồ trữ nước Kênh Lấp (tổng vốn đầu tư 85 tỷ đồng) bị nhiễm mặn sau 6 tháng đưa vào sử dụng, khiến dân phải mua nước ngọt giá cắt cổ.
Giữa trưa 3/2, mực nước hồ trữ ngọt Kênh Lấp (Tân Xuân, Ba Tri) sụt giảm xuống gần một mét so với thời điểm mặn chưa xâm nhập hai tháng trước. Hai bên bờ hồ, những thửa ruộng thu hoạch xong còn trơ gốc rạ, mặt đất nứt toác, các rẫy trồng rau màu bỏ hoang, cây xanh lẫn cỏ dại khô cằn, chết héo vì nắng nóng. Một người dân dùng máy đo độ mặn kiểm tra nước hồ, máy báo chỉ số 1,45 phần nghìn, vốc nước cho vào miệng có vị lờ lợ.
Cách hồ Kênh Lấp hơn một km, chị Võ Thị Thủy (Tân Xuân, Ba Tri) cầm chiếc nồi nấu cơm ra sau nhà, múc nước từ trong lu vo gạo. Lát sau, chị chắt hết nước trong nồi, rồi đổ nước ngọt từ chiếc can nhựa gần đó vào nấu cơm.
“ Nhà tôi xài nước máy từ hồ Kênh Lấp, giá 7.000 – 8.000 đồng mỗi khối, nhưng khoảng một tháng nay nước này bị nhiễm mặn, chỉ có thể tắm giặt, rửa rau, nên phải mua thêm nước bình lọc hoặc chở nước ngọt về nấu ăn, giá 70.000 – 80.000 đồng một khối“, chị Thủy nói.
Người dân cho hay, nước máy bị nhiễm mặn, nhưng vẫn “bấm bụng” dùng, vì còn đỡ hơn so với nước trên các kênh, rạch nội đồng hiện đều đã mặn chát ở mức gấp đôi.
Hồ trữ ngọt Kênh Lấp hiện bị nhiễm mặn. (Ảnh: Hoàng Nam)
Ngoại trừ nhà nào có lu, bể chứa nước mưa dự trữ, tùy nhân khẩu đông hay ít, một hộ mỗi tháng chi phí tiền đổi nước ngọt lẫn nước máy từ vài trăm đến hàng triệu đồng.
Hồ trữ nước ngọt Kênh Lấp là hồ chứa nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Tây, dài gần 5 km, rộng 40-100 m, vốn là con kênh đào từ thời Pháp bị lấp hai đầu. Hồ có sức chứa gần một triệu m3 nước, đủ sức phục vụ sinh hoạt cho khoảng 200.000 người tại 24 xã, thị trấn trên địa bàn.
Dự án khởi công năm 2017, đi qua ba xã Tân Xuân, Phước Tuy và Phú Ngãi, cung cấp đủ nước ngọt cho sản xuất công nghiệp và trồng trọt, với tổng kinh phí khoảng 85 tỷ đồng, từ ngân sách Trung ương và địa phương. Hiện tại, hồ cung cấp nước ngọt cho khoảng 500 hộ dân của năm xã; đến năm sau, đường ống được mở rộng sẽ cung cấp cho khoảng 5.000 hộ dân.
Ông Nguyễn Đình Dũng, quản lý nhà máy nước hồ Kênh Lấp cho biết, do đang cao điểm mùa hạn mặn, nên trữ lượng nước hồ giảm phân nửa, chỉ còn khoảng 500.000 m3 nước. Bình quân, mỗi ngày nhà máy cấp khoảng 2.000 m3 nước.
“ Theo tiêu chuẩn nước không đạt do nhiễm mặn, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của người dân, lượng nước hồ sẽ cung cấp đủ qua mùa mặn“, ông Dũng nói.
Ngoài thiếu nước sinh hoạt, hiện, gần 4.500 ha lúa đông xuân gieo sạ ngoài lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Tri cũng chịu thiệt hại nặng nề, phần lớn đều đã bị nhiễm mặn, chết hoặc giảm năng suất.
Buổi chiều, ông Nguyễn Văn Lân (51 tuổi, An Bình Tây) mang bao tải cùng chiếc liềm ra đám ruộng nhà 4.000 m2 gần hai tháng tuổi. Do kênh mương nội đồng quanh ruộng đều bị nhiễm mặn, nên dù đã đến thời điểm trổ đồng đồng, ruộng lúa của ông vẫn èo uột, thân chết héo, lá cháy khô.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Lân cắt lúa bị nhiễm mặn cho bò, dê ăn. (Ảnh: Hoàng Nam)
“ Biết chắc không thể trỗ bông vì mặn, nên tôi chủ động cắt lúa về cho 100 con dê và 4 con bò ăn vì đang thời điểm rơm, cỏ khan hiếm“, ông Lân nói.
Huyện Ba Tri có 12.000 ha đất trồng lúa ba vụ cùng đàn bò 100.000 con, lớn nhất tỉnh. Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016, Ba Tri có trên 8.000 ha lúa bị thiệt hại, chiếm khoảng 80% diện tích vụ đông xuân. Người dân phải mua rơm và nước ngọt với giá cao cho bò ăn, uống.
Theo ông Dương Văn Chương, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Tri, tình hình hạn mặn trên địa bàn đang diễn ra phức tạp, độ mặn trên kênh rạch nội đồng bình quân 1,8-3 phần nghìn. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi cũng đang gặp khó khăn.
Đối với tình trạng nhiễm mặn của hồ Kênh Lấp ảnh hưởng đời sống người dân, ông Chương cho biết, đây là điều không mong muốn của địa phương. Do hồ mới đưa vào sử dụng không lâu, ngành chức năng đã tiến hành rửa mặn, nhưng chỉ mới có thể rửa được nước lớp mặt, nước mặn ở tầng đáy tích tụ từ nhiều năm trước vẫn còn.
“ Sắp tới, địa phương sẽ kiến nghị đơn vị quản lý hồ tận dụng mùa mưa và mùa nước ngọt tiếp tục bơm nước mặn ra, đưa nước ngọt vào hồ để rửa, dự kiến trong năm tới rửa mặn hoàn toàn“, ông Chương nói.
Đài khí tượng thủy văn Bến Tre thông tin, cửa sông Cổ Chiên, Hàm Luông độ mặn hiện dao động 25-30 phần nghìn. Độ mặn 4 phần nghìn đã xâm nhập vào đất liền cách cửa sông khoảng 48-68 km, độ mặn một phần nghìn xâm nhập vào đất liền cách cửa sông từ 63-83 km. Hiện tình trạng mặn xâm nhập ở tỉnh này ở mức rủi ro thiên tai cấp độ hai.
Tỉnh đang triển khai dự án quản lý nước với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay của Nhật Bản, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư. Theo đó, tám cống và một trạm bơm sẽ được xây dựng tại sáu huyện và TP Bến Tre.
Khi hoàn thành, công trình sẽ ngăn triều cường và ứng phó với nước biển dâng, kiểm soát mặn cho trên 200.000 ha đất tự nhiên thuộc chín huyện và TP Bến Tre. Dự án đồng thời phục vụ chủ động lấy nước, tiêu nước, đón phù sa, tháo chua, rửa phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản cho khoảng 100.000 ha đất; chiếm hơn 2/3 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh. Dự kiến, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng trong sáu năm tới.
Đầu tháng một, Phó thủ Tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị phòng chống hạn mặn xâm nhập, bảo đảm sản xuất nông nghiệp, dân sinh ở 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tại Bến Tre. Ông yêu cầu các địa phương phải đủ nước cho dân sử dụng mùa hạn mặn, nơi nào để thiếu nước, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm.
Năm 2016, đợt hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử tại Đồng bằng sông Cửu Long khiến 600.000 người dân thiếu nước sinh hoạt và 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng.
Nguồn: Vnexpress
Dân làng chài thủy điện Buôn Tua Sarh và giấc mơ ăn Tết trên bờ
Rời quê hương mưu sinh xứ người, dân chài trên lòng hồ thủy điên Buôn Tua Sarh luôn khát khao được đón Tết trên bờ, và giấc mơ ấy đang dần được hiện thực hóa.
Lênh đênh xứ người
Khi dìu dắt nhau đến Tây Nguyên, những dân chài gốc gác quê nghèo An Giang, Đồng Tháp... này chỉ mong sống qua ngày. Nhưng khi bám trụ vào long hô thuy điên Buôn Tua Sarh (vùng tiếp giap 3 tinh Đăk Lăk, Đăk Nông va Lâm Đông), niềm khát khao xây dựng cuộc sống đủ đầy trên vùng đất mới trỗi dậy trong họ.
Cuối năm Kỷ Hợi, chúng tôi tìm đến làng chài ở lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh, nơi được biết đến với những cư dân bè nổi có giọng nói đặc sệt miền Tây.
Làng chài ngụ cư nơi lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh.
Khi xe dừng bánh, một cô bé có làn da rám nắng và mái tóc đen dài nhanh nhảu chạy lại mời khách ghé mua khô cá lăng, cá lóc. Em cho biết mình tên Quyên, 15 tuổi, quê An Giang, sống ở đây hơn 5 năm.
Quyên kể, năm em học lớp 4, cha mẹ quyết định rời quê lên vùng lòng hồ này mưu sinh. Là chị lớn nên cô bé bỏ dở việc học để đi theo. Gia đình có 8 người thì 6 người phải sống trên bè nổi, ngày đêm làm bạn với sông nước. Hằng ngày, Quyên phụ mẹ bán hàng để gia đình có đồng ra đồng vào, gửi về nuôi 2 em út ở quê ăn học.
"Chau mong ngay nao đo gia đình co tiền để đươc lên bơ, các em được tới trường va co công viêc phu hơp, không phai lênh đênh, buôn te như bây giơ", đôi mắt Quyên rơm rớm.
Cô bé Quyên 15 tuổi ngày ngày phụ mẹ bán hàng.
48 nóc nhà ở làng chài này khi tới đây đều tay trắng. Chi Nguyên Thi Tiên, người phụ nữ 24 tuôi mang nét đẹp chịu thương chịu khó đến từ An Giang, cũng vậy.
Dù nắng hay mưa, cứ 4h30 phút là bà mẹ 2 con này lại thưc giấc, vội nấu cơm rồi lên bờ cho kịp giờ mở hàng. Sạp cá của chị nằm cạnh sạp của gân chục hộ khac bên cầu Đăk Hil (băc ngang long hô thuy điên Buôn Tua Sarh) trên quôc lô 27. Mọi người ví sạp cá cua Tiên như Sêrêpôk thu nhỏ vì có đu các loai ca câu tư long dong sông này va cac nhanh suôi nho.
Bằng cái giọng chân chất, đặc sệt miền Tây, chị niềm nở: "Vơ chông tui đều gôc An Giang, hồi trước làm nghề chài lưới, giăng câu bên Biển Hồ (Campuchia) nhưng không đủ sống nên bỏ lên đây theo lời giới thiệu của vài người quen. Lên đây cũng được hơn 8 năm rồi, tài sản giờ là hai đứa con (gân 8 tuổi va 5 tuôi) va nha be, cai xuông đê đi tha lươi".
"Đêm va sang sơm sương mu giăng kin, ơ trên be đăp chăn con lanh buôt, huông hô là đi câu, giăng lươi ca đêm. Nhưng không đi mân thi lây gi ma sông, nuôi con, co chut danh dum đê gưi vê cho cha me dươi quê? Vơi lai minh con tre, phai găng mân đê lo cho tui nho đi hoc. Tui tui cung chăng muôn ăn đơi ơ kiêp trên be, muôn co chut vôn lên bơ cât nha hoăc vê kiêm viêc lam phu hơp cho tui nho đươc đi hoc", chi Tiên tâm sư.
Đau đáu chuyện học của con
Sống lênh đênh trên mặt nước, ngày đêm làm bạn với con cá, con tôm, người dân nơi đây lúc nào cũng hy vọng tương lai của con cái họ được tươi sáng hơn, mong con được học lấy con chữ. Thế nhưng, nhiêu gia đinh có con qua tuôi đên trương vân chưa biết nên đê con hoc tam trên Tây Nguyên hay đưa vê quê.
Ngồi bên mẻ cá vừa thu được, anh Nguyên Văn Minh (32 tuôi, quê An Giang) kể, hơn 6 năm trươc, thấy bạn bè lên Tây Nguyên làm nghề chài lưới, nghĩ mình ở quê chẳng làm gì ra tiền nên anh cũng dứt áo đi cùng. Sau thấy nguồn cá ở đây dồi dào, cũng có đồng ra đồng vào nên anh đưa vợ con lên sống cùng, làm cái bè nhỏ dưới lòng hồ để tiện đánh bắt cá.
Không muốn con cái mình mù chữ, anh đăng ký tạm trú ở xa Krông Nô (huyên Lăk, Đăk Lăk) để cho các con đi hoc.
Anh Minh mong con cái sẽ có tương lai sáng hơn mình.
"Trương của sắp nhỏ cach nơi ơ hơn 12km lận, nên môi sang vơ tui phai dậy thiệt sớm, lên bơ chơ 2 con đên lơp rôi vôi vang vê ban mơ ca khô. Cuộc sống cứ thế vất vả qua ngày, miễn là các con nó biết chữ là vui rồi", anh Minh cười hiền.
Gia đình anh Dung (31 tuôi, quê huyên Hông Ngư, Đồng Tháp) khó khăn hơn khi chưa quyết định được nên cho hai con (8 tuổi và 5 tuôi) đi học ở đâu.
Hút xong điếu thuốc lá, anh Dũng nói: "Nhà nhà đều đặt ra quy ước cho con cái mình thi đua học tập. Nhà tui cũng biết có thể đói ăn nhưng không thể đói chữ, nhưng vất vả quá. Cho con đi hoc trên Đăk Lăk thi ngay nao cung phai đưa đon ca chuc cây sô, ma vơ chông tui bân lam tôi ngay. Đưa vê quê thi nôi ngoai đa gia mà lại còn phải đi mân, sơ không lo nôi cho săp nho".
"Người ta kêu trên đây dê mân, nhiêu ca nhưng cung tuy mua nên môi năm danh dum đươc một ít thôi, biêt bao giơ mơi co vôn vê quê hoăc mua đât lam nha trên đât".
Cái Tết tha hương
Trò chuyện với phóng viên, nhiều người làng chài không giấu nỗi buồn vì 2- 3 năm nay chưa lên bờ ăn Tết, có người nhiều năm liền không có tiền về thăm quê. Trong mỗi ngôi nhà tạm trên sông của họ đều nung nấu khát vọng lên bờ để cuộc sống phần nào ổn định hơn.
Trong lúc hy vọng về cái Tết hoàn toàn khác, Tết này, trong những cái lán nhỏ quần tụ ấy vẫn có đầy đủ bánh chưng, bánh tét để bù đắp cho cả năm thiếu thốn, vất vả. Họ quây quần thi hát vọng cổ, ôn kỉ niệm và nhớ về quê hương.
"48 noc nha trên long hô nay biêt nhau hêt, ba con cung thương qua lai giup đơ nhau sưa be, uông rươu mưng đây thang, thôi nôi, đam giô. Ai cung muôn co gia đinh, quê hương nhưng vi kho ngheo như nhau nên tui tui coi lang chai nay cung la quê hương. Têt cung se lam vai cai banh tet, ít thit heo đê co chut mua xuân", anh Minh tâm sự.
Người dân làng chài luôn hy vọng về một cái Tết trên bờ
Lanh đao UBND xã Krông Nô (huyên Lăk, tỉnh Đắk Lắk) cho biêt, dân lang chai trên long hô thuy điên Buôn Tua Sarh phân lơn tư đia phương khac đến nuôi trông va đanh băt cá, ơ lai trên lông be tư phat. Cuối năm 2016, sau trân bao lơn, họ rât hi vong khi nghe nói UBND huyên Lăk co kê hoach đưa họ lên bơ. Nhưng sau đó lãnh đao Văn phong huyện nói chưa nghe kê hoach nay.
Tuy nhiên, giấc mơ có cuộc sống ổn định và được lên bờ của các cư dân xóm chài đang dần được hiện thực hóa. Vị lãnh đạo xã thông tin: "Theo quy đinh cua Nha nươc, băt đâu tư năm 2020, tât ca cac hô gia đinh sông trên be nôi, đanh băt thuy san trên măt nươc, long hô đêu phai đăng ky thường trú. Chung tôi se co kê hoach lam bai ban đê quan ly an toan khu dân cư, co phương an đê ngươi dân ôn đinh hơn cuôc sông hiên tai".
THANH HẢI - HIỀN MAI
Theo vtc.vn
Người miền Tây chạy thâu đêm về TP.HCM ngày mồng 5 Tết Tối mồng 5 Tết, hàng ngàn người dân miền Tây chạy xe máy ùn ùn đổ về TP.HCM làm việc sau kì nghỉ lễ dài ngày. Ánh đèn xe máy rọi sáng cả những cung đường. Những chiếc xe máy chất lỉnh kỉnh đồ đạc, trẻ em theo cha mẹ trở về thành phố sau kì nghỉ lễ Tết Nguyên Đán. Dọc đường...