Hỗ trợ vốn cho DN: Đừng quá trông chờ ngân hàng thương mại
Ở những quốc gia có hệ thống tài chính phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) như Việt Nam, thì kênh truyền dẫn vốn trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng hay chuẩn bị phục hồi.
Ảnh minh họa: VIẾT CHUNG
Tuy vậy, việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ các NHTM không suôn sẻ như chính sách mong muốn. Có những quyết định nằm trong khả năng của các NHTM, nhưng cũng có những việc “lực bất tòng tâm”, vì NHTM phải phụ thuộc vào các chính sách tiền tệ của NH Trung ương (NHTW) và chính sách tài khóa của Chính phủ.
Có chủ động cũng trong khuôn khổ
Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng đại dịch vào ngày 11-3, các quốc gia đã nhanh chóng ban hành các chính sách kinh tế để ứng phó với tình hình mới, kết hợp giữa chính phủ và NHTW.
Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một trong các ưu tiên hàng đầu và được thực hiện qua kênh các NHTM. Các chính sách chủ yếu có thể liệt kê ra như giãn nợ, giảm lãi suất, lãi suất 0%, chính phủ bảo lãnh, nới lỏng điều kiện vay vốn…
Có nước thực hiện rất tốt ngay từ những ngày đầu như Thụy Sĩ. DN ở đây chỉ cần điền mẫu yêu cầu 1 trang, khoản vay được chính phủ bảo đảm với lãi suất 0%, tối đa 10% doanh thu và không vượt 500.000 CHF, và trong vòng 30 phút là DN nhận được tiền trong tài khoản.
Trong khi đó ở Anh hay Pháp thời gian đầu không mấy suôn sẻ, vì các NH phải đợi chính sách cụ thể từ chính phủ và NHTW. Ở Anh, mãi sau 1 tháng mà các DN còn than phiền vì quy trình xét hồ sơ quá chậm, chỉ khoảng 10% số hồ sơ được duyệt. Chỉ đến khi hành động của chính phủ và NHTW cụ thể hơn thì việc tiếp cận vốn của các DN được đẩy nhanh lên rất nhiều.
Tình hình cũng tương tự như vậy ở Pháp trong tháng đầu tiên. Các thủ tục hướng dẫn chưa được rõ ràng, gọi điện thoại đến cơ quan có chức năng hỗ trợ DN thì đường dây luôn bị kẹt, còn các NHTM thì dè chừng vì chưa thấy hành động cụ thể của chính phủ. Đến khi các trở ngại được giải quyết, có những DN không thể cầm cự được nữa, hoặc không thể vay thêm vì tự bản thân DN thấy tỷ trọng nợ của mình đã đến mức kịch trần.
Có những NHTM đã chủ động thay đổi chính sách kinh doanh để hỗ trợ các khách hàng hiện tại của mình trong tối đa khả năng mình có, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của NHTW hay cơ quan quản lý giám sát. Nhiều NH theo khuyến nghị của NHTW không chia cổ tức của năm 2019 để tăng vốn, dùng một phần lợi nhuận của mình để hỗ trợ khách hàng.
Thuyền theo lái
Video đang HOT
Bên cạnh việc các NHTM chủ động chia sẻ khó khăn với các DN, thì vai trò của NHNN và Chính phủ là then chốt. Có thể minh họa Chính phủ và NHNN là nhà máy phát điện, còn NHTM là hệ thống truyền tải, và điện chính là vốn để đưa đến DN.
Các NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là điều hiển nhiên. Và khi nền kinh tế bị khủng hoảng, họ cũng ít nhiều bị liên lụy khi khách hàng chậm trả nợ, giảm nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch vụ NH, hay thậm chí bị phá sản. Các NHTM cũng có thể chia sẻ khó khăn với các khách hàng của mình nhưng họ cũng có giới hạn, bởi phải đảm bảo hiệu quả và không được vượt làn ranh đỏ.
Lúc này, giữ vai trò quyết định là các chính sách tài khóa của chính phủ và chính sách tiền tệ của NHTW. NHTM chỉ giữ vai trò là trung gian truyền dẫn, và chỉ cần họ làm tốt trách nhiệm của mình đã góp phần lớn vào thành công của chính sách. Có thể lấy một hình ảnh để minh họa đó là chính phủ/NHTW là nhà máy phát điện, còn NHTM là hệ thống truyền tải, và điện chính là vốn để đưa đến DN.
Với Việt Nam câu chuyện lại trong một ngữ cảnh khác. Nếu như ở nhiều nền kinh tế, NHTW độc lập với chính phủ và 2 định chế này thường khăng khăng theo đuổi mục tiêu riêng của mình, dẫn đến có khi bất đồng quan điểm với nhau.
Trong khi đó ở Việt Nam, Chính phủ có thể chỉ đạo NH Nhà nước (NHNN). Và trong giai đoạn khủng hoảng hay chuẩn bị hồi phục như lúc này, sự đồng điệu sẵn có của 2 bên lại là một lợi thế.
Câu hỏi lúc này đặt ra là sự phối hợp giữa chính sách tài khóa (Chính phủ) với chính sách tiền tệ (NHNN) sẽ như thế nào? Người viết nghĩ đến những khả năng sau đây, với liều lượng phối hợp tùy thuộc vào các mục tiêu, tình hình (dữ liệu) hiện tại và trước đây cũng như nguồn lực.
Về chính sách tiền tệ, mặc dù NHNN đã có 2 lần giảm lãi suất kể từ khi Covid-19, nhưng cũng có thể cân nhắc đến khả năng giảm tiếp lãi suất để kích thích nền kinh tế. So với các nền kinh tế có lãi suất cực thấp kéo dài và không thể giảm được nữa, thì Việt Nam vẫn có thể giảm thêm 0,25-0,5%. Song phải cân nhắc đến lạm phát.
Thông tin gần đây cho thấy nhiều NHTM đang thừa vốn vay, nhưng nhiều DN vẫn không tiếp cận được nguồn vốn. Điều này cho thấy các tiêu chuẩn để duyệt hồ sơ vay vẫn chưa được nới lỏng cho phù hợp.
Hiện nay NHNN đang lấy ý kiến Dự thảo để sửa đổi bổ sung Thông tư 01/20202/TT-NHNN, nhưng vẫn chỉ tập trung đến phân loại nhóm nợ, điều chỉnh khung thời gian thời hạn trả nợ, và miễn/giảm lãi, phí. Điều cần thiết ở đây là tiêu chuẩn duyệt hồ sơ vay chưa được nhắc đến, cũng như khoản vay có Chính phủ bảo lãnh.
Ngoài ra cần ưu tiên cho các DN sản xuất kinh doanh, phân luồng nguồn vốn để tránh bị lợi dụng đi vào bất động sản. Như ở Pháp thời gian qua, hồ sơ duyệt vay cho mua bất động sản bị thắt chặt, để dành ưu tiên cho các DN sản xuất kinh doanh.
Về chính sách tài khóa, việc nâng trần nợ công là điều không thể tránh khỏi, khi Chính phủ cần đẩy mạnh chi tiêu và đầu tư công để bù lại phần suy giảm từ hoạt động xuất khẩu. Tăng thâm hụt của Chính phủ cũng tăng nguy cơ lạm phát, nhưng Chính phủ cũng có thể điều tiết qua quỹ bình ổn giá.
Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc các NHTM chủ động chia sẻ khó khăn với các khách hàng DN, thì vai trò của NHNN và Chính phủ là then chốt. Một chính sách hay, đẹp cũng là vô nghĩa thậm chí phản tác dụng khi không có các hành động cụ thể và đúng thời điểm.
Điểm thuận lợi trong điều hành kinh tế của Việt Nam là Chính phủ có thể chỉ đạo NHNN cùng phối hợp trong việc thực hiện các chính sách của mình. Thêm vào đó, lúc này là thời điểm phù hợp để 4 NHTM có vốn nhà nước đang chi phối thị trường NH thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
Bởi vì ngay trong tên của các NHTM này đã hàm chứa lĩnh vực mà các NH này phải hỗ trợ: Nông nghiệp, Công thương, Đầu tư và Phát triển, Ngoại thương.
————–
(*) Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM và IPAG Business School Paris, thành viên Tổ chức AVSE Global
Nhiều khó khăn trong dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Các động lực tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm 2020 thông qua 3 trụ cột là kích thích tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư và mở rộng thị trường.
Các biến số liên tục thay đổi
Về vấn đề biến động của kinh tế thế giới và triển vọng kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020, theo thông tin từ Bộ KH&ĐT, các tổ chức và chuyên gia quốc tế hầu hết đều đưa ra dự báo tăng trưởng của thế giới năm 2020 sẽ ở mức thấp và tăng trưởng âm.
"Riêng đối với Việt Nam lại có nhiều xu hướng dự báo khác nhau. Trong bối cảnh có nhiều biến động, các biến số thay đổi liên tục nên công tác dự báo gặp nhiều khó khăn", Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết.
Nhấn mạnh đến những vấn đề đặt ra đối với kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2020, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, cần phải rà soát được tất cả các động lực phát triển kinh tế, các mục tiêu đột phá như tiêu dùng trong nước, đầu tư công, xuất khẩu để đưa ra dự báo.
Theo ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo Kinh tế ngành và DN, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia - NCIF (Bộ KH&ĐT), dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới xuất hiện 6 xu hướng chủ đạo.
Một là, về suy giảm kinh tế, nhiều nước tăng trưởng kinh tế đến nay đều âm và được dự báo sẽ tiếp tục suy giảm trong những quý tiếp theo. Đặc biệt, tác động của nó là thương mại toàn cầu có thể giảm 13-32% trong năm 2020, kỳ vọng đầu tư giảm, dẫn tới giảm cầu xuất khẩu, giảm đầu tư FDI, giảm hỗ trợ phát triển và giảm kiều hối.
Hai là, xu hướng chống toàn cầu hóa đang gia tăng. Đây không phải là xu hướng mới nhưng dịch bệnh Covid-19 làm quá trình này có xu hướng gia tăng do thay đổi nhận thức, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Ba là, dịch Covid-19 đang góp phần kích thích số hóa, gia tăng thương mại điện tử, thanh toán tiền mặt được thay thế bởi phương thức thanh toán trực tuyến.
Bốn là, định hình lại chuỗi cung ứng và dòng đầu tư.
Năm là, xu hướng thay đổi chính sách tài chính và tiền tệ. Việc các nước tiếp tục nới lỏng tài khóa và tiền tệ có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nợ công, nhiều vấn đề bất ổn đối với thị trường tiền tệ của các nước mới nổi. Sáu là, xu hướng thay đổi địa chính trị trên thế giới và trong khu vực.
Đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam, ông Trần Toàn Thắng cho biết, đầu tư công được coi là một ưu tiên trong phục hồi nền kinh tế bởi vì trong giai đoạn hậu dịch Covid-19, các DN gặp khó khăn về vốn nên đầu tư tư nhân sẽ khó phục hồi như trước đây. Chính phủ đã có chủ trương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Về định hướng đầu tư công, trong thời gian tới cần tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu, cần thiết cho quá trình phát triển bền vững và chuyển đổi nền kinh tế trong bối cảnh hậu Covid-19, như cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các cơ sở hạ tầng kết nối, phục vụ cho cải thiện chuỗi cung ứng.
3 trụ cột tăng trưởng
Về triển vọng kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và một số cảnh báo, ông Đặng Đức Anh, Phó Giám đốc NCIF cho biết, các động lực tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2020 thông qua 3 trụ cột là kích thích tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư và mở rộng thị trường.
Theo đó, thị trường NK có dấu hiệu hồi phục là cơ sở cho sự phục hồi ngành chế biến, chế tạo và XK. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát đang trong xu thế giảm, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp là cơ sở cho chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Không gian chính sách tài khóa và tiền tệ còn rộng là cơ hội cho việc gia tăng tổng cầu.
Đề cập đến một số vấn đề cảnh báo kinh tế, ông Trần Đức Anh kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy và phục hồi kinh tế 6 tháng cuối năm 2020 như cần đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức; giảm thuế GTGT trong giai đoạn từ nay đến 2022; tiếp tục hạ trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn; giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn; thực hiện điều chuyển vốn sang các dự án có tốc độ giải ngân nhanh.
Theo ông Đặng Đức Anh, kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm được đánh giá có nhiều triển vọng tốt hơn nhờ những nỗ lực của Chính phủ và tác động tích cực từ các chính sách Chính phủ đã thực thi.
Bên cạnh đó, hiệu ứng tác động tích cực từ các FTA và những lợi thế Việt Nam có được là những yếu tố tác động tích cực tới thương mại và sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, đại diện NCIF cũng cho biết, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như nguy cơ về làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19, những khó khăn về đầu vào và đầu ra của sản xuất trong nước, giải ngân vốn đầu tư, tâm lý tiêu dùng không ổn định, nguy cơ tiềm ẩn lạm phát và sức ép gia tăng tỷ giá, xu hướng giảm tín dụng cho thấy quy mô sản xuất nền kinh tế đang chịu áp lực bị thu hẹp sản xuất.
Nỗi lo cuối năm: Dòng tiền chuyển hướng, lãi suất tăng cao Mặc dù lãi suất huy động đã giảm, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu lãi suất vay vốn dài hạn khá cao. Lãi suất dài hạn cao Theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 6/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng gần 260.000 khách hàng, với dư nợ xấp xỉ 180.000 tỷ đồng; miễn...