Hỗ trợ tín dụng, ngân hàng lo nợ xấu: Chuyên gia khuyến cáo gì?
Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong đại dịch, ngân hàng đồng loạt triển khai các gói hỗ trợ tín dụng nhưng đi kèm với đó là nỗi lo gia tăng nợ xấu.
Tại Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối đủ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỉ đồng, hiện tại nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng.
Các ngân hàng đưa ra các gói tín dụng với lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. (Ảnh: Quỳnh Trang)
Sau chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hàng loạt ngân hàng triển khai các gói tín dụng và giảm lãi suất cho vay, có ngân hàng giảm tới 4,5%/năm, cũng có ngân hàng giảm lãi suất trên dư nợ hiện hữu.
Tuy nhiên, động thái này cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận của ngân hàng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, hay nói cách khác ngân hàng phải chấp nhận việc lợi nhuận sụt giảm, đi cùng với đó là giảm lương, thưởng, chi tiêu hoạt động…
Ví dụ như: Ngân hàng HDBank thông báo giảm thu nhập 10 – 25%; Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) giảm chi phí hoạt động tối thiểu 10%, giảm lợi nhuận năm xuống tối thiểu 1.000 tỷ đồng…
Mặt khác, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc cho doanh nghiệp vay cũng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng nợ xấu.
Bình luận về vấn đề này với VTC News, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định: “ Doanh nghiệp đang rất lao đao đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc triển khai các gói hỗ trợ là rất cần thiết, các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng đang làm rất tốt điều này. Tuy nhiên, NH cũng phải tính toán đến khả năng nợ xấu tăng lên, kể cả các trường hợp là hoãn nợ, giãn thời gian trả nợ thì khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp cũng bị dao động rất nhiều. Sẽ có trường hợp không những chậm trả nợ mà còn mất khả năng trả nợ, doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản và ra đi vĩnh viễn” .
Cùng quan điểm, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM- cho rằng, việc gia tăng nợ xấu dưới tác động của dịch COVID-19 là không thể tránh khỏi: “ Đương nhiên khi khủng hoảng thì bao giờ cũng sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế, nhưng nếu chúng ta có phương án tính toán tốt thì sẽ giảm thiểu được sự tổn hại và đặc biệt kiểm soát dịch càng sớm bao nhiêu thì tác động sẽ giảm bấy nhiêu“, ông Ngân nói.
Vì vậy, theo các chuyên gia, lúc này ngân hàng phải có sự lựa chọn đánh giá chính xác các đối tượng được hưởng hỗ trợ, ưu tiên những ngành nghề, lĩnh vực bị thiệt hại nặng. Tinh thần là ngân hàng không buộc doanh nghiệp phải trả nợ trong bối cảnh khó khăn, tạo thuận lợi để doanh nghiệp duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh nhưng ngân hàng cũng phái có các kịch bản dự kiến từ tình huống tốt nhất đến xấu nhất.
Video đang HOT
“ Ngân hàng nên gia tăng hình thức vay đảm bảo bằng tài sản đối với doanh nghiệp là tốt nhất, còn nếu doanh nghiệp không có tài sản thế chấp ví dụ như các công ty lữ hành, công ty môi giới bất động sản… thì ngân hàng phải đưa ra các phương án trao đổi với khách hàng trước khi tình hình trở nên xấu hơn. Thống nhất các phương án khoanh nợ, giãn nợ, tha nợ cho khách hàng“, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất.
Còn TS. Cấn Văn Lực thì cho rằng, ngân hàng cũng là doanh nghiệp và đang gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19 nên ngân hàng cũng phải tự cân đối trong khả năng tài chính của mình.
“ Nhu cầu giảm lãi, cơ cấu nợ của khách hàng là quá lớn nên các ngân hàng phải khảo sát, đánh giá kỹ đúng đối tượng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải tự cân đối giảm lãi, giảm phí trong khả năng tài chính của mình và dựa trên sự tín nhiệm của doanh nghiệp với ngân hàng, khả năng phục hồi của doanh nghiệp…để triển khai“,TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Các chuyên gia đánh giá, NHTM cũng rất cần sự hỗ trợ từ phía NHNN để có thêm nguồn lực.
“ Dĩ nhiên ở đây đòi hỏi NHNN cũng phải có thông điệp rõ ràng là cam kết hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM, cũng như có động thái giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay là giảm lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn để hỗ trợ cho các NHTM có thêm nguồn lực mạnh dạn thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp“. PGS.TS. Trần Hoàng Ngân kiến nghị.
Các chuyên gia tin tưởng với những bài học trong việc triển khai các gói hỗ trợ từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, khủng hoảng suy thoái kinh tế 2008-2009, Việt Nam sẽ triển khai thành công các gói hỗ trợ kinh tế nói chung và gói hỗ trợ tín dụng nói riêng.
“ Quan trọng nhất là tiếp sức thêm cho doanh nghiệp vượt qua được đáy do tác động của dịch bệnh. Ngay các dự báo của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho thấy Việt Nam sẽ tăng trưởng rất cao năm 2021 ở mức 6,8 – 7,5 %. Như vậy, chỉ cần giúp cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động trở lại, phát triển và có tiền trả cho ngân hàng“, ông Ngân nói.
LAN HƯƠNG
Dịch Covid-19: Gia tăng gánh nặng nợ xấu từ tín dụng tiêu dùng
Thu nhập của người lao động giảm mạnh, thậm chí mất thu nhập đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của nhiều khoản vay tiêu dùng. Nếu không có chính sách hỗ trợ, nguy cơ mất thanh toán, dẫn đến gia tăng nợ xấu các ngân hàng, công ty tài chính là hiển hiện.
Thu nhập giảm, khó trả nợ ngân hàng
Anh Nguyễn Đăng Trường (Hoài Đức, Hà Nội) vừa quyết định bán chiếc xe Toyota Vios của mình để trả nợ ngân hàng, do lo sợ không có khả năng trả nợ.
Anh cho biết, cách đây hơn 1 năm, dù tiền tiết kiệm ít nhưng anh vẫn quyết định vay ngân hàng 500 triệu đồng để mua chiếc xe chạy hợp đồng cho một hãng xe công nghệ.
Được một thời gian đầu, mỗi ngày thu nhập của anh cũng khá, tuy nhiên cũng chỉ đủ tiền nhà trọ, tiền trả ngân hàng, tiền gửi xe, bảo hiểm, bảo dưỡng, tiền phạt vi phạm giao thông... mà không dư được bao nhiêu. Dù vậy, anh Trường tự an ủi, làm mấy năm trả nợ ngân hàng xong thì chiếc xe sẽ thuộc về mình, lúc đó thu nhập bình quân vài ba chục triệu mỗi tháng thì cũng khá xông xênh với một thanh niên trẻ như anh.
Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán, lượng khách suy giảm hẳn, nhất là từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, khiến anh khó xoay xở trả nợ ngân hàng. Vì vậy anh quyết định bán xe để chuyển sang chạy xe ôm công nghệ.
"Đến thời điểm này tôi bán xe là vừa trả nợ ngân hàng, coi như hơn 1 năm trời đi làm chỉ đủ tiền ăn tiêu, không để dư ra đồng nào. Nếu tiếp tục giữ xe thì tôi sẽ không biết xoay xở trả nợ như thế nào khi không biết bao giờ công việc mới trở lại ổn định" - anh Trường nói.
Cũng theo anh Trường, may mắn là anh còn bán được xe, vì nhiều người cố giữ xe đến thời điểm này rao bán rất khó. "Bây giờ các hãng dừng dịch vụ, khách không có, nhiều người rao bán mà không ai mua" - anh cho biết.
Vợ chồng chị Đinh Thị Huyền Anh cũng đang rơi vào cảnh khổ sở vì tiền trả nợ ngân hàng. Cuối năm ngoái, chị bán căn hộ tập thể cũ và vay ngân hàng 1,5 tỷ để mua một căn chung cư mới. Thu nhập từ cửa hàng quần áo của chị trừ chi phí khoảng 15 triệu, cộng với thu nhập của chồng thì sau khi trả nợ ngân hàng, anh chị vẫn có thể chi tiêu không quá gò bó.
Người vay tiêu dùng đang gặp khó khăn trong việc trả nợ
Thế nhưng từ sau Tết, cửa hàng quần áo của chị gần như không bán được, vốn nhập hàng về vẫn "chết" ở cửa hàng, trong khi vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng. Thu nhập của chồng chị cũng giảm mạnh khiến khoản nợ ngân hàng trở thành nỗi ám ảnh của gia đình chị.
"Tôi có gọi điện đến ngân hàng hỏi xem ngân hàng có giảm lãi, giãn nợ không, nhưng nhân viên cho biết ngân hàng mới chỉ áp dụng với các doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh vay tiền sản xuất, kinh doanh chứ chưa áp dụng cho người vay mua nhà" - chị Huyền Anh cho biết.
Cần có chính sách hỗ trợ vay tiêu dùng
Theo thống kê, tính đến cuối 2019, tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam ước đạt 11,4%, tức là khoảng 1 triệu tỷ đồng.
Đây là con số không hề nhỏ và phần lớn những người vay tiêu dùng có thu nhập ở mức trung bình, dòng tiền trả nợ đến từ tiền lương, tiền công. Trong khi đó, dịch bệnh đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của người lao động - cũng chính là đe dọa nguồn tiền trả nợ ngân hàng.
Trên thực tế, việc gia tăng tình trạng mất khả năng trả nợ các khoản vay tiêu dùng đã xảy ra tại Trung Quốc đang là bài học nhãn tiền cho Việt Nam.
Nhiều đơn vị cho vay tiêu dùng tại nước này đã cho biết tỷ lệ vi phạm hạn thanh toán các khoản vay đã tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm.
Thậm chí, China Merchants Bank Co, một trong những công ty tín dụng tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc đã công bố buộc phải tạm dừng các khoản cho vay với thẻ tín dụng sau khi các khoản vay quá hạn gia tăng nhanh chóng, trong khi có tới hơn 8 triệu người Trung Quốc đã thất nghiệp trong tháng 2/2020.
Tại Việt Nam, các ngân hàng đều đã tung ra các gói tín dụng ưu đãi, tuy nhiên đa phần chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Chỉ có một vài ngân hàng chấp nhận giảm nhẹ lãi suất đối với toàn bộ các khoản nợ hiện hữu, bao gồm cả vay tiêu dùng.
Trong khi đó, theo chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu, hiện nay dịch bệnh chưa thể xác định đâu là đỉnh, tình trạng người dân không có thu nhập để trả nợ vay tiêu dùng có thể kéo dài từ 6 tháng - 1 năm. Điều này dẫn đến nguy cơ nợ xấu của các ngân hàng và các công ty tài chính sẽ tăng lên rất nhanh.
Vì vậy, không chỉ giảm lãi suất mà theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, một trong những biện pháp mà tổ chức tín dụng, ngân hàng cần làm để hạn chế nguy cơ vỡ nợ tín dụng tiêu dùng là gia hạn thời gian trả nợ cho người vay.
Theo đó, các ngân hàng, các quỹ tín dụng cần gia hạn nợ ít nhất trong vòng từ 3- 6 tháng cả lãi và gốc cho những người đi vay đang gặp khó khăn vì dịch bệnh.
"Trong trường hợp người đi vay mất khả năng thanh toán, các tổ chức tín dụng và các công ty tài chính cần phải thương lượng để thống nhất giải quyết với khách hàng, như giảm lãi, giãn nợ, đưa ra một lộ trình trả nợ mới sau thời gian ân hạn..." - vị chuyên gia khuyến nghị.
Linh Nhật
Đấu giá "ế ẩm", BIDV tiếp tục đại hạ giá khoản nợ của CTCP Đầu tư & Thương mại Dầu khí Nghệ An Giá khởi điểm được đưa ra trong đợt chào này là 40,7 tỷ đồng, giảm gần 44 tỷ đồng so với đợt đấu giá hồi cuối tháng 11/2019. BIDV vừa tiếp tục có thông báo về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đảm bảo, thông báo thu giữ tài sản, thông báo phát mại tài sản thế chấp,... gồm bất động...