Hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh vùng khó
Mức hỗ trợ được phê duyệt thì học sinh THPT là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được Chính phủ hỗ trợ một phần chi phí ăn, ở trong năm học.
Nội dung được Bộ GD-ĐT cho biết tại dự thảo Quyết định ban hành chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn trưng cầu ý kiến ngày 10/9.
Học sinh vùng cao. Ảnh Lê Anh Dũng
Đối tượng áp dụng mức hỗ trợ học sinh THPT là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đang học tại các trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc loại hình công lập, do nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày, phải ở lại trường hoặc khu vực gần trường để học tập.
Và học sinh vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ.
Mức hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng được hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng theo thời gian học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Video đang HOT
Mức hỗ trợ tiền nhà ở đối với học sinh phải tự túc chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng theo thời gian học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Nếu một học sinh được hưởng nhiều chính sách có cùng tính chất thì chỉ được hưởng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đối tượng học sinh quy định tại Quyết định này được cân đối trong nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp GD-ĐT hằng năm, theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Theo VNN
Tình nguyện giúp tân SV tìm phòng trọ
Ngày đầu nhập học, những tân sinh viên từ các miền quê lên thành phố Đà Nẵng cảm thấy yên tâm hơn khi được các anh chị sinh viên đi trước tình nguyện giúp tìm chỗ ở.
Hơn một tháng nay, các SV Trường CĐ Nghề Nguyễn Văn Trỗi đã kê bàn túc trực trước cổng trường chờ đón các tân sinh viên, số còn lại chia nhau chạy khắp các nơi tìm phòng trọ trống, giá rẻ.
Theo anh Nguyễn Văn Hoàng, Bí thư Đoàn trường, mô hình này được phát động năm 2009, và phát huy hiệu quả, đáp ứng chỗ trọ cho hàng trăm sinh viên mỗi năm.
"Cuộc sống thị thành nhiều cám dỗ, những sinh viên mới chân ướt chân ráo lên đây dễ bị lôi kéo nên đây cũng là cách để tạo niềm tin cho họ chuyên tâm học hành", Hoàng nói.
Phòng trọ giá rẻ, an toàn
Dưới cái nắng rát cuối hè, các tình nguyện viên (TNV) vẫn cặm cụi đạp xe, tìm kiếm, liên hệ với những chủ trọ cho thuê phòng.
Đỗ Thị Thuần (SV năm cuối - CĐ Nghề) mồ hôi nhễ nhại, nói: "Tiêu chí đầu tiên là xóm trọ phải trật tự, an toàn, giá rẻ. Hầu hết những sinh viên mới đến, chưa có điều kiện phương tiện đi lại, lúc ấy chúng tôi lại trở thành bác tài với những "cuốc" xe ôm tình nguyện".
Sinh viên cũ giúp sinh viên mới tìm chỗ trọ an toàn, giá rẻ. Ảnh: Hoài Văn.
Thuần cho biết, hầu hết các TNV tham gia công tác này đều từng nhận sự giúp đỡ của các anh chị đi trước. Ngoài việc liên hệ, tìm phòng trọ, các thành viên lập một số điện thoại nóng để kết nối với chủ trọ và quản lý sinh viên. Nếu xảy ra vấn đề gì, lập tức đại diện Đoàn trường sẽ trực tiếp đến làm việc, giải quyết.
"Chúng tôi cố gắng tìm phòng trọ gần trường cho tân sinh viên đỡ vất vả, tiện đi lại. Đi tìm miết thành khách quen, hồi nào có phòng là các bác chủ trọ lại liên hệ, thấy màu áo xanh của TNV đi đến đâu là các bác niềm nở lắm" - Lê Văn Thìn, một TNV chia sẻ.
Nghề tìm phòng trọ
Phan Anh Tiến, tâm sự: Cận ngày nhập học, các sinh viên mới có nhu cầu thuê phòng trọ rất đông, nên các TNV thường trực cả trưa. Có hôm đang ăn tối, nghe bác bảo vệ gọi báo có sinh viên mới đang vơ vất trước cổng vì chưa tìm được phòng.
Thế là buông đũa, tức tốc chạy lên. Có hôm đã 8 giờ tối, có hai mẹ con của tân sinh viên từ Quảng Ngãi ra nhập học. Trời tối lại không có áo mưa, tôi chạy xe chở hai mẹ con tới nơi thì người ướt như chuột lột, về ho mất mấy ngày.
Bí thư Hoàng bật cười khi nhớ lại những lần bị... chửi oan. Nửa đêm, có bác chủ nhà gọi chửi một hồi vì cái tội có sinh viên trong xóm không chịu tuân thủ nội quy, hay tụ tập ăn chơi nhậu nhẹt.
Khi chạy đến để giải quyết thì nhận ra không phải sinh viên trường do anh dẫn đến mà là SV trường khác.
Số máy di động của Hoàng được dùng luôn làm số nóng. Bởi vậy, nhiều khi đang giảng bài trên lớp, lại nghe sinh viên mới gọi điện đến nhờ tư vấn mua đồ, hay kẹt tiền xe, tiền phòng ... "Vất vả tí, nhưng vui. Nghề tìm phòng trọ mà", Hoàng đùa.
Hoàng thấy phiền lòng mỗi khi nghe các chủ trọ phản ánh về lối sống tiêu cực của sinh viên. "Chỉ khi đi sâu vào đời sống sinh viên, nghe những câu chuyện từ chính họ và những người thân cận, chủ trọ mới hiểu hết những khó khăn, cám dỗ bủa vây sinh viên, nhiều người đã không giữ được mình- Nguyễn Văn Hoàng, Bí thư Đoàn trường CĐ nghề Nguyễn Văn Trỗi.
Theo tiền phong
Sinh viên lo chỗ ở và gánh nặng chi phí Chuẩn bị bước vào năm học mới, bên cạnh việc bảo đảm cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có được chỗ ở, không phải bỏ học, nhiều trường ĐH còn phải kiểm soát để những chính sách ưu đãi đến được đúng đối tượng. Ký túc xá - chỉ đủ cho diện ưu tiên Theo khảo sát của các cơ quan...