Hỗ trợ sinh viên sư phạm: Thu hút người tài, nâng bước sinh viên khó khăn
GS.TS Đinh Xuân Khoa – Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh – cho rằng: Dự thảo Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên (HSSV) sư phạm (SP) do Bộ GD&ĐT công bố xin góp ý rộng rãi được thông qua sẽ tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo giáo viên (GV) thay đổi mạnh mẽ, tăng cường tự chủ và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhiều ưu đãi để thu hút và lựa chọn người tài vào ngành sư phạm. Ảnh: Hữu Cường
Tháo gỡ nhiều khó khăn cho trường SP
Trong hơn 20 năm qua, thực hiện Luật Giáo dục, Nhà nước ta đã hỗ trợ, miễn học phí cho sinh viên SP thông qua cơ chế cấp ngân sách trực tiếp cho các cơ sở đào tạo GV. Chính sách này có mục đích thu hút thí sinh giỏi vào học các ngành SP và đã có những đóng góp đáng kể trong việc đào tạo GV của Việt Nam. Tuy nhiên, GS Đinh Xuân Khoa cho rằng, thực trạng trong thời gian qua, nhiều sinh viên SP ra trường không làm đúng ngành gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, kinh phí cấp chi thường xuyên cho cơ sở đào tạo SP còn hạn chế, trong khi các trường không được thu học phí, dẫn đến thiếu nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo SP. Do đó, nếu Nghị định được thông qua sẽ tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo GV thay đổi mạnh mẽ, tăng cường tự chủ và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.
“Trường ĐH Vinh là một trong 8 cơ sở đào tạo GV chủ chốt của cả nước, trong thời gian qua đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều đổi mới nhằm thực hiện Luật Giáo dục 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, trong đó có chính sách về hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với HSSV SP. Với sự chủ động đổi mới, khi những chính sách mới về hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với HSSV SP được thông qua, Trường ĐH Vinh tin tưởng sẽ đào tạo được đội ngũ GV mầm non, phổ thông có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội, bằng nhiều gói dịch vụ giáo dục mà mọi đối tượng sinh viên đều có thể tiếp cận với mức phí phù hợp.”
GS Đinh Xuân Khoa
Video đang HOT
Cụ thể, các cơ sở đào tạo GV trước hết phải đổi mới chương trình, phương thức đào tạo và đầu tư các điều kiện đảm bảo để tăng cường chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của các đơn đặt hàng đào tạo từ các địa phương. Nói cách khác, các cơ sở đào tạo GV sẽ phải cạnh tranh (trong cung cấp dịch vụ giáo dục ĐH) để có thể có được “hợp đồng đặt hàng, giao nhiệm vụ” từ các địa phương, cơ quan Nhà nước có nhu cầu.
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với HSSV SP đã tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo GV được chủ động xác định giá dịch vụ đào tạo, tức là tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo hợp lý (thay vì phụ thuộc vào ngân sách cấp bù cho đào tạo SP của Nhà nước ở mức rất hạn chế khiến kinh phí cho đào tạo SP thường thấp hơn mức “đầu tư” cần thiết). Đây là điều hết sức phù hợp để thực hiện tự chủ trong giáo dục ĐH, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo GV có nguồn lực tài chính để bứt phá, nâng cao chất lượng.
Những nội dung cần quan tâm thêm
Từ thực tiễn đào tạo GV ở nước ta, GS Đinh Xuân Khoa cho rằng: Dự thảo Nghị định cần quan tâm thêm một số nội dung. Thứ nhất là về cơ quan đặt hàng, theo dự thảo là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh), cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo HSSV SP. Với quy định này ban soạn thảo cần quan tâm thêm 2 vấn đề, đó là:
Có thêm cơ chế giám sát để tránh tình trạng UBND cấp tỉnh, cơ quan quản lý trực thuộc được uỷ quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo thực hiện việc “bảo hộ” cho các cơ sở đào tạo GV thuộc địa phương và sẽ chỉ chủ yếu đặt hàng đào tạo GV cho các cơ sở này.
Ảnh minh họa/ INT
Việc xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo GV và bố trí ngân sách của địa phương để thực hiện đặt hàng đào tạo GV được thực hiện bởi UBND các tỉnh có thể dẫn đến tình trạng không đảm bảo nhu cầu GV cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập và các cơ sở giáo dục công lập đóng ở địa phương nhưng không thuộc địa phương quản lý (các trường mầm non, phổ thông tư thục; các cơ sở giáo dục chuyên biệt, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, CĐ, ĐH của các bộ ngành đóng ở địa phương;…). Vì vậy, nên mở rộng hơn cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo GV là Bộ, ban, ngành Trung ương, UBND cấp tỉnh, cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo HSSV SP.
Thứ hai, để tăng cường trách nhiệm của địa phương khi xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đặt hàng giao nhiệm vụ đào tạo GV cho các cơ sở đào tạo GV, nhằm tiết kiệm ngân sách, tăng hiệu quả công tác đào tạo, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ GV, GS Đinh Xuân Khoa góp ý: Quy định về việc tuyển dụng sinh viên SP sau khi tốt nghiệp cần đảm bảo đồng thời các yêu cầu: Đúng với các quy định của pháp luật để tuyển dụng công chức, viên chức và người lao động. Phù hợp với hợp đồng đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo GV giữa địa phương với các cơ sở đào tạo GV trước đó.
Thứ ba, quy chế đào tạo ĐH, CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ hiện hành cho phép sinh viên được học cùng lúc 2 chương trình. Đây là phương thức đào tạo vừa tiết kiệm, vừa tăng cường năng lực thích ứng với nghề nghiệp được đào tạo của sinh viên. Ví dụ, sinh viên tốt nghiệp cử nhân Luật và cử nhân SP Giáo dục công dân, nếu là GV dạy học môn Giáo dục công dân ở phổ thông sẽ rất tốt…Vì vậy, cần khuyến khích và mở rộng chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho đối tượng này, nếu sinh viên đủ điều kiện để được học chương trình thứ 2 là một ngành đào tạo GV.
Thứ tư, hiện nay, mức học phí của các cơ sở đào tạo GV khác nhau, trong đó nhiều chương trình đào tạo chất lượng cao có mức học phí cao hơn trần học phí theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 86. Để tạo điều kiện, khuyến khích cho các các cơ sở đào tạo GV chủ động phát triển các chương trình đào tạo GV chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời chủ động xác định giá dịch vụ đào tạo, tức là tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo, mức hỗ trợ học phí không nên quy định cứng “…tối đa không vượt mức trần học phí theo quy định của Chính phủ”.
“Dự thảo Nghị định có nội dung phù hợp với quy định của Luật Giáo dục 2019 và đồng bộ, thống nhất với các quy định của pháp luật liên quan. Nội dung dự thảo Nghị định cũng thể hiện được chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt cho HSSV theo học SP, qua đó góp phần thu hút được sinh viên giỏi vào học ngành SP. Đồng thời, xây dựng cơ chế đào tạo gắn với sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp, tránh tình trạng sinh viên SP làm trái ngành và thừa thiếu GV cục bộ đang diễn ra tại các địa phương trong thời gian qua.”
GS.TS Đinh Xuân Khoa
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Sinh viên sư phạm sẽ phải bồi hoàn kinh phí đào tạo nếu chuyển ngành
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ "quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm".
Sinh viên sư phạm chuyển ngành đào tạo sẽ phải bồi hoàn kinh phí - Ảnh: Internet
Theo dự thảo, học sinh, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi học sinh, sinh viên sư phạm theo học nhưng tối đa không vượt mức trần học phí theo quy định của Chính phủ.
Học sinh, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Mức hỗ trợ chi phí sinh hoạt được áp dụng thống nhất trong năm học và hằng năm được điều chỉnh theo tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng thực tế năm trước liền kề. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Dự thảo cũng nêu các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, học sinh, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục với thời gian tối thiểu gấp 2 lần thời gian đào tạo sẽ không phải hoàn trả kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt. Sau 2 năm từ khi tốt nghiệp, học sinh, sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác trong ngành giáo dục không đủ thời gian theo quy định trên, sẽ phải hoàn trả khoản kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt. Thời gian phải hoàn trả tối đa bằng thời gian được đào tạo tại cơ sở đào tạo giáo viên.
Người học dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần) hoặc dừng học với lý do khác không do kỷ luật hoặc tự thôi học sẽ được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ. Hằng năm, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo danh sách, thông tin cá nhân và kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, sinh viên sư phạm cho cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ để có trách nhiệm theo dõi và thu hồi kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt của đối tượng quy định.
Như vậy, nếu theo dự thảo nghị định này, học sinh, sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí. Hiện tại, sinh viên, học sinh sư phạm mới chỉ được miễn học phí.
Dạ Thảo
Theo motthegioi
Sinh viên sư phạm được chi trả toàn bộ tiền ăn, học nếu yêu nghề Ngoài khoản học phí được hỗ trợ 100%, các sinh viên sư phạm còn được hỗ trợ chi phí sinh hoạt tới 3,63 triệu đồng/tháng. Hỗ trợ tiền học phí và sinh hoạt tới 10 tháng/năm Chính phủ vừa ban hành dự thảo Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học...