Hỗ trợ phụ nữ Sơn La phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững
Bằng nhiều hình thức, phong trào thi đua thiết thực và giải pháp sáng tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La đã chủ động triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế…
tạo cơ hội cho chị em vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.
Gia đình chị Lò Thị Bang ở bản Muồng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu, Sơn La) phát triển chăn nuôi từ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu.
Thực hiện các phong trào thi đua “Sơn La chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “ Phụ nữ làm kinh tế giỏi” và “Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, hằng năm các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Sơn La đều tổ chức khảo sát đời sống, đánh giá, phân loại hộ gia đình hội viên nghèo, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Các cấp Hội thống kê số hộ phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, chủ động khai thác nguồn lực để chị em có điều kiện phát triển kinh tế.
Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp luôn làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ tham gia mô hình kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn. Với sự quyết tâm, sáng tạo trong triển khai, Hội đã hỗ trợ thành lập 18 hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, đứng đầu so với các tỉnh trong khu vực và thứ 8 của cả nước; 679 mô hình sinh kế cho phụ nữ nghèo, cận nghèo tại xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn.
Hội cũng phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, triển khai dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch” với 11.805 phụ nữ được hưởng lợi, 7.885 người tăng thu nhập tại hai huyện Mộc Châu, Vân Hồ; tích cực vận động nguồn lực hỗ trợ xây 124 “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo trị giá hơn 3 tỷ đồng, trao tặng 664 suất quà cho chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá hơn 790 triệu đồng. Các cấp Hội làm tốt hoạt động hỗ trợ phụ nữ tiếp cận vốn vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phong trào tiết kiệm trong hội viên phụ nữ luôn được quản lý chặt chẽ, qua đó ngày càng thu hút nhiều chị em tham gia và số dư tiết kiệm ngày càng tăng. Hội tích cực phối hợp với ngành chức năng triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” và đã đào tạo nghề cho hơn 9.712 chị em.
Video đang HOT
Chị Lừ Thị Sáư, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Hiêm, xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu, cho biết Chi hội đã xây dựng Quỹ tiết kiệm để hỗ trợ hội viên vay vốn mua cây, con giống. Tại các buổi sinh hoạt Hội, hội viên trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay trong phát triển kinh tế. Các hội viên tích cực tham gia lớp tập huấn để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Thời gian tới, Chi hội vận động thành lập hợp tác xã để tiêu thụ nông sản giúp hội viên.
Với các hoạt động cụ thể, thiết thực của các cấp Hội đã phát huy nội lực của phụ nữ, động viên chị em tự lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Chị Đinh Thị Hiền, Chi hội Phụ nữ bản Mé, xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu, cho biết trước đây kinh tế gia đình chị dựa vào trồng lúa, ngô, nhưng năng suất thấp. Nhờ sự quan tâm, giới thiệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ, chị đã được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt, chị đã áp dụng kiến thức vào thực tiễn để chăn nuôi cá sạch với 1.000 m2, trồng 4.000 m2 cây ăn quả. Từ mô hình kinh tế này, gia đình chị đã có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm, cuộc sống khấm khá hơn trước.
Bà Bùi Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La thông tin, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, thời gian qua, Hội luôn làm tốt công tác chỉ đạo các cơ sở Hội, hội viên tích cực tham gia chương trình phát triển kinh tế, xã hội. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với các ngành chức năng mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm để chị em có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã trở thành động lực thúc đẩy hội viên, phụ nữ của tỉnh sáng tạo trong lao động, sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giúp chị em từng bước khẳng định được vị thế trong gia đình cũng như ngoài xã hội, góp phần xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Triển vọng kinh tế từ cây mắc ca ở Điện Biên
Do có lợi thế lớn về khí hậu và đất đai, tỉnh Điện Biên đã tập trung phát triển cây mắc ca phủ xanh nhiều diện tích đất trống, đồi trọc trên địa bàn các huyện trong tỉnh.
Với tốc độ sinh trưởng và cho quả tốt như hiện nay, loài cây này đang hứa hẹn sẽ trở thành loại cây trồng đa mục đích chủ lực của tỉnh trong xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Quả mắc ca mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuần Giáo là một trong những huyện tiên phong trong phát triển cây mắc ca và hiện là địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất tỉnh Điện Biên. Cây mắc ca được trồng thử nghiệm tại huyện Tuần Giáo từ năm 2013. Đến năm 2015, Công ty cổ phần Macadamia Điện Biên chính thức thực hiện dự án trồng cây mắc ca trên địa bàn huyện. Đến nay, diện tích cây mắc ca của huyện hơn 1.400 ha, được trồng tại xã Quài Nưa và Quài Cang. Cây mắc ca đã phủ xanh nhiều diện tích đất trống, đồi trọc trên địa bàn huyện Tuần Giáo. Hiện nay, những vườn mắc ca được trồng từ năm 2015 đã bắt đầu cho quả bói.
Theo ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Macadamia Điện Biên, qua đánh giá cho thấy cây mắc ca trồng tại huyện Tuần Giáo rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai. Các vườn mắc ca đều có tốc độ và khả năng sinh trưởng tốt. Hiện nhiều diện tích cho quả bói ngoài mong đợi, bước đầu cho thấy cây mắc ca mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây mắc ca càng về sau sẽ cho quả càng nhiều, đặc biệt là từ năm thứ 10 và có thể cho quả đến năm thứ 80, bởi vậy giá trị kinh tế mà loại cây này mang lại rất lâu dài.
Ngoài huyện Tuần Giáo, hiện nay Công ty cổ phần Macadamia Điện Biên đang định hướng triển khai tại dự án trồng cây mắc ca tại các huyện: Mường Ảng, Tủa Chùa, Mường Nhé và Nậm Pồ. Định hướng của công ty sẽ triển khai trồng cây mắc ca trên diện tích rộng ở các địa phương trong tỉnh, phủ kín các diện tích hoang hóa, phủ xanh đất trống bằng cây mắc ca, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân trong tỉnh.
Quả mắc ca được xem như "nữ hoàng quả khô" trên thị trường và triển vọng có thể mang lại nguồn thu lớn cho người dân. Bởi vậy, chính quyền huyện Tuần Giáo và doanh nghiệp tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia hợp tác cùng doanh nghiệp để phát triển cây mắc ca thay thế những cây trồng truyền thống hiệu quả thấp. Thực hiện dự án trồng cây mắc ca, UBND huyện Tuần Giáo đã cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho hơn 1.200 hộ tại 2 xã Quài Cang và Quài Nưa với tổng diện tích gần 930 ha.
Sau khi ký hợp đồng góp đất với Công ty cổ phần Macadamia Điện Biên, người dân sẽ được chi trả một khoản tiền hỗ trợ trong việc chuyển đổi ngành nghề, địa bàn canh tác khi chưa có thu hoạch sản phẩm quả mắc ca trong 5 năm đầu tiên. Bên cạnh đó, công ty cũng tuyển dụng hàng trăm lao động thường xuyên và thời vụ nhằm giải quyết công ăn việc làm cho bà con. Khi thu hoạch quả, người dân góp đất sẽ được hưởng 15% giá trị 1 kg quả tươi với cam kết số tiền bà con nhận tối thiểu 5,8 triệu đồng/ha/năm được tính từ năm thứ 6 trở đi.
Theo chủ trương của tỉnh Điện Biên, huyện Tuần Giáo được phê duyệt là vùng trồng mắc ca tập trung với quy mô 2.000 ha tại các xã: Quài Cang, Quài Nưa, Quài Tở, Nà Sáy và Chiềng Sinh. Thực hiện dự án, UBND huyện đã tích cực phối hợp với Công ty cổ phần Macadamia iện Biên tuyên truyền để người dân hiểu được hiệu quả của việc góp đất cùng công ty trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ vườn cây mắc ca.
Bà Phạm Thị Tuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo cho biết, qua quá trình theo dõi, đánh giá cho thấy tình hình sinh trưởng và phát triển của cây mắc ca trên địa bàn huyện Tuần Giáo rất tốt. Cây mắc ca sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai trên địa bàn huyện; với khả năng chịu được sương muối, chịu hạn, ít sâu bệnh, cây mắc ca có thể trồng xen, trồng che bóng cho nhiều loại cây như cà phê, cây công nghiệp ngắn ngày. Đến nay, diện tích mắc ca trồng thử nghiệm ban đầu đã cho thu hoạch quả tốt, năm 2021 đã cho thu hoạch khoảng 300 ha.
Diện tích trồng cây mắc ca tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo (Điện Biên).
Lãnh đạo UBND huyện Tuần Giáo cũng cho biết, trước mắt, UBND huyện đang đề nghị Công ty cổ phần Macadamia iện Biên tiếp tục triển khai trồng đảm bảo diện tích quy hoạch cây mắc ca mà tỉnh đã phê duyệt. Định hướng lâu dài, huyện sẽ tiếp tục đưa những diện tích đất trống, đồi trọc trên địa bàn huyện vào mục tiêu phát triển cây mắc ca nhằm tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó, hiện nay có một số doanh nghiệp đã tiến hành khảo sát, đề xuất với huyện để phát triển mô hình kết hợp du lịch trải nghiệm và chế biến sâu với quả mắc ca nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với loại cây này.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã trồng gần 3.400 ha cây mắc ca; trong đó, trồng thuần trên 2.880 ha, trồng xen với cây trồng khác gần 540 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Tuần Giáo, Mường Nhé, Mường Ảng, Điện Biên Đông, Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ. Phần lớn diện tích trồng cây mắc ca do các doanh nghiệp đầu tư với diện tích trên 2.600 ha, số còn lại do các địa phương trồng xen kẽ, trồng thử nghiệm và người dân trồng tự phát.
Từ năm 2017 đến nay, UBND tỉnh Điện Biên đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 5 dự án trồng cây mắc ca với tổng mức đầu tư 4.730 tỷ đồng, quy mô thực hiện trồng hơn 17.200 ha.
Các dự án trồng mắc ca triển khai hầu hết đều được chính quyền địa phương cũng như người dân đồng tình hưởng ứng, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Cùng với đó, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ dân, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mặt khác, các dự án trồng mắc ca cũng đã góp phần thực hiện chủ trương của Điện Biên về thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, từng bước thay đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây mắc ca trở thành cây trồng có giá trị cao trong sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn.
Cần Thơ định hướng cho phát triển kinh tế tập thể năm 2022 UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố năm 2022, nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, thu hút ngày càng nhiều thành viên tham gia và nâng cao thu nhập cho thành viên. Đồng thời, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng GRDP của...