Hỗ trợ là cần thiết, an toàn là tối quan trọng
Ông Nguyễn Minh Cường – Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam cho rằng, chắc chắn trong bối cảnh nới lỏng giãn cách, các DN dần hoạt động trở lại thì nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, tín dụng sẽ tăng ở mức nào cần phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của DN chứ không nên ép phải tăng bởi như vậy khiến nguy cơ nợ xấu gia tăng mạnh trong tương lai.
Nỗ lực đồng hành hỗ trợ nền kinh tế vượt khó
Ngay khi dịch Covid-19 xảy ra, ngành Ngân hàng đã sớm triển khai các giải pháp để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân như cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm các khoản lãi vay (giảm lãi suất các khoản dư nợ cũ, điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay với khách hàng mới); giảm phí thanh toán…
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với DN mới đây, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, tính đến ngày 8/5, toàn hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 215 nghìn khách hàng với dư nợ 130 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 260 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 (ngày Thủ tướng Chính phủ tuyên bố có dịch) đến nay đạt 630 nghìn tỷ đồng cho 182 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch; miễn, giảm phí thanh toán khoảng trên 1.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng doanh nghiệp chiếm khoảng gần 80% tổng số đã được TCTD hỗ trợ.
Các ngân hàng cần kiên quyết không hạ chuẩn tín dụng
Không chỉ vậy, thời gian qua NHNN cũng điều chỉnh giảm phí thanh toán điện tử liên ngân hàng để từ đó các TCTD giảm phí với người dân; đồng thời chỉ đạo Napas giảm phí hai lần, với ước tính số phí giảm năm 2020 lên đến trên 1.000 tỷ đồng. Đặc biệt, hiện các ngân hàng cũng đang chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các DN vay vốn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế trở lại. Bởi theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội trên toàn quốc sẽ giúp các hoạt động kinh tế và sản xuất kinh doanh dần trở lại trạng thái bình thường… kéo theo cầu tín dụng tăng trở lại.
“Theo kịch bản cơ sở, chúng tôi hy vọng dịch Covid-19 sẽ dần được kiểm soát trong quý II/2020, do đó tín dụng có thể sẽ tăng trở lại trong quý III và quý IV/2020, cả năm sẽ đạt 11%. Với kỳ vọng tăng trưởng GDP 5%, tỷ lệ tín dụng/GDP dự báo sẽ tăng từ 110% trong năm 2019 lên 116% trong năm 2020″, Công ty Chứng khoán VnDirect nhận định.
Video đang HOT
Thực tế, tín dụng đã có dấu hiệu tăng tốt trở lại trong 2 tuần cuối tháng 4 vừa qua (tăng 0,52% theo số liệu cập nhật đến ngày 28/4/2020), qua đó giúp tín dụng 4 tháng đầu năm tăng 1,32% so với cuối năm 2019. Giả định TTTD thực tế 2020 đạt mức 11% như dự báo trên, sẽ còn dư địa 9,7% TTTD cho 8 tháng còn lại của năm nay – dù khá cao nhưng hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh nếu dịch bệnh được kiểm soát và kinh tế phục hồi sau dịch khiến nhu cầu tín dụng tăng trở lại.
Hiện các ngân hàng cũng đã sẵn sàng nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu này. Bằng chứng là thanh khoản của hệ thống đang rất dồi dào. Báo cáo vĩ mô của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, thanh khoản hệ thống ngân hàng được dự báo sẽ ở trạng thái dồi dào trong tháng 5 do tín dụng sẽ vẫn tăng trưởng yếu trong khi dự kiến sẽ có một lượng vốn lớn quay trở lại hệ thống trong tháng này qua kênh tín phiếu (phát hành hồi tháng 2, kỳ hạn 91 ngày). Lượng vốn đáo hạn này ước tính đạt trên 120 nghìn tỷ đồng. Theo đó, lãi suất liên ngân hàng sẽ duy trì ở mặt bằng thấp và tỷ lệ trúng thầu trái phiếu chính phủ có thể sẽ có sự cải thiện trong tháng 5.
Hóa giải rủi ro nợ xấu tăng
Ông Nguyễn Minh Cường – Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam cho rằng, chắc chắn trong bối cảnh nới lỏng giãn cách, các DN dần hoạt động trở lại thì nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, tín dụng sẽ tăng ở mức nào cần phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của DN chứ không nên ép phải tăng bởi như vậy khiến nguy cơ nợ xấu gia tăng mạnh trong tương lai.
Cùng quan điểm này, TS. Lê Duy Bình – Giám đốc Economica Vietnam khẳng định, các động thái như giảm lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi… với quy mô khoảng 300 nghìn tỷ đồng cho thấy nỗ lực của ngành Ngân hàng nhằm chia sẻ với DN. Tuy nhiên, điều này cũng khiến ngành Ngân hàng gánh chịu nhiều rủi ro hơn trong ngắn và trung hạn, nổi lên là nguy cơ gia tăng nợ xấu. Trong khi việc cho phép giữ nguyên nhóm nợ chỉ có ý nghĩa trì hoãn, không làm tăng đột biến nợ xấu ngay lúc này. Nếu các DN được giữ nhóm nợ nhanh chóng phục hồi và hoàn trả nợ được đúng hạn thì tỷ lệ nợ xấu sẽ không tăng trong tương lai. Nhưng nếu các DN tiếp tục gặp khó khăn không trả được nợ thì nợ xấu tăng mạnh là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên theo TS. Bình, một lần cho phép hoãn giãn không chuyển nhóm nợ là điều có thể chấp nhận được trước diễn biến bất ngờ xuất hiện của đại dịch Covid-19, nhưng không nên tiếp tục lần nữa, bởi sẽ gây ra những hệ luỵ rất lớn cho an toàn của hệ thống, cho từng ngân hàng và về lâu dài sẽ khiến chi phí vay vốn tăng lên. Đặc biệt, “các ngân hàng cần kiên quyết không hạ chuẩn khi cho vay, bởi nới lỏng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn tín dụng, tới hoạt động của ngành Ngân hàng và dễ dẫn tới nguy cơ gia tăng nợ xấu trong dài hạn”, chuyên gia này nhận định và đề xuất: “Tín dụng cần hướng đến những DN có khả năng phục hồi, những DN sử dụng nguồn vốn tín dụng một cách tốt nhất. Gia tăng nợ xấu lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng, vốn là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế bền vững trong trung và dài hạn. Vì thế, đây là lúc cần xác định những điểm giới hạn các nỗ lực hỗ trợ của ngành Ngân hàng đối với nền kinh tế”.
Trong giai đoạn hiện nay, theo ông Nguyễn Minh Cường, vấn đề cần lưu tâm hơn là cần cân đối giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, tránh gây áp lực quá lớn cho hệ thống ngân hàng để trước mắt là hạn chế tăng nợ xấu và quan trọng hơn là đảm bảo an toàn của hệ thống. Giải pháp tốt nhất lúc này là tập trung và tăng cường hơn nữa các hỗ trợ từ phía chính sách tài khóa (không nên quá quan ngại về các yếu tố như nợ công, thâm hụt ngân sách trong thời điểm này), bởi nôm na hãy coi thời điểm hiện nay là giai đoạn cần cấp cứu. “Còn trong giai đoạn tiếp theo khi nền kinh tế dần bình phục và nhu cầu tín dụng tăng lên thì lúc đó vốn từ ngân hàng bơm ra sẽ hiệu quả hơn, tránh trường hợp đúng giai đoạn cần phục hồi mà hệ thống ngân hàng lại “hết đạn”, khó khăn bởi nợ xấu cao thì nền kinh tế còn khó vực dậy hơn”, chuyên gia này nói.
Thế khó của EU trong xây dựng biện pháp tái thiết kinh tế hậu COVID-19
EC đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xây dựng biện pháp tái thiết và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế châu Âu sau những thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19.
Biểu tượng đồng euro. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ủy ban châu Âu (EC) đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xây dựng biện pháp tái thiết và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế châu Âu sau những thiệt hại nặng nề do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất như Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ, nằm trong số những quốc gia có mức nợ cao nhất tại châu Âu và do đó chính phủ các nước này gặp nhiều hạn chế trong việc đưa ra chính sách tài khóa.
Việc chính phủ các nước này tăng chi tiêu mà không có sự hỗ trợ của EU có thể khiến thị trường sụp đổ và làm mất niềm tin vào khả năng nền kinh tế có thể sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế mà vẫn "lành lặn."
Theo Ủy viên phụ trách kinh tế và tiền tệ của EU, ông Cameron Gentiloni, châu Âu cần một gói cứu trợ chung tổng cộng khoảng 1.500 tỷ euro (tương đương 1.600 tỷ USD) để ngăn chặn thảm họa trong dài hạn.
Cho đến nay, các quốc gia thành viên chỉ cam kết khoảng 1/3 con số trên và số tiền đó cũng chỉ dành cho hỗ trợ khẩn cấp, bởi những quốc gia miền Bắc như Hà Lan, Áo và Đức không sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn.
Một trong những bất đồng giữa các quốc gia EU liên quan đến vấn đề nợ công. Để tránh nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng nợ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) một lần nữa, Tây Ban Nha và Italy đã dành nhiều tuần để đề nghị sự hỗ trợ từ các quốc gia láng giềng giàu có và ít bị ảnh hưởng hơn.
Kế hoạch ban đầu là các nước thành viên Eurozone thành lập một quỹ trái phiếu cho vay dài hạn, được gọi là " trái phiếu corona," một cơ chế gộp nợ chung nhằm hỗ trợ nỗ lực tài chính của các quốc gia trong cuộc chiến chống COVID-19.
Một số quốc gia như Đức và Hà Lan đã phản đối đề xuất này vì không muốn ràng buộc kinh tế với những đối tác đang ngập trong nợ khác. Tuy nhiên, những nước này đã đồng ý cung cấp một số cơ chế hỗ trợ kinh tế bổ sung sử dụng ngân sách của EU.
Các khoản cứu trợ của EU thường đi kèm với các điều kiện cải cách nghiêm ngặt, chẳng hạn như các khoản vay dành cho Hy Lạp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của nước này. Tuy nhiên, Italy và Tây Ban Nha kêu gọi viện trợ trực tiếp mà không có sự ràng buộc nào.
Trên thực tế, ngân sách của EU thiếu sức mạnh chi tiêu khi so sánh với ngân sách quốc gia, đặc biệt các cường quốc như Đức. Hiện tại, ngân sách EU có giá trị tương đương 1% nền kinh tế toàn khối, với phần lớn trong số đó dành cho trợ cấp nông nghiệp và viện trợ cho các khu vực nghèo của châu Âu.
Do đó, nhiều nhà kinh tế bày tỏ hoài nghi về sự hiệu quả của một quỹ hỗ trợ nền kinh tế Eurozone sau đại dịch COVID-19 trị giá hơn 1.000 tỷ euro (khoảng 1.097 USD) mà EU thông báo mới đây.
Một số chuyên gia dự đoán mô hình mà EC có thể triển khai sẽ tương tự như Kế hoạch Juncker, được thiết kế bởi người tiền nhiệm của bà Von der Leyen, cựu Chủ tịch Jean-Claude Juncker.
Theo Kế hoạch Juncker được khởi xướng vào cuối năm 2014, từ số vốn 16 tỷ euro ngân sách châu Âu, thông qua Quỹ châu Âu về Đầu tư Chiến lược (FEIS), Brussels cho biết đã huy động được 335 tỷ euro từ vốn đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, năm ngoái cơ quan kiểm toán riêng của EU đã bày tỏ nghi ngờ về số liệu này.
Văn bản dự thảo về kế hoạch mà EC soạn thảo bị rò rỉ mới đây cho thấy một cơ chế tương tự, theo đó EC kỳ vọng huy động 2.000 tỷ euro vốn đầu tư dựa trên số tiền 320 tỷ euro vay từ thị trường tài chính. Tuy nhiên các quan chức EU đã phủ định dự thảo này./.
Chứng khoán thế giới đi xuống theo sau các số liệu kinh tế ảm đạm Thị trường chứng khoán thế giới đi xuống trong phiên ngày 30/4 theo sau các số liệu cho thấy dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã thực sự tác động lên nền kinh tế thế giới. Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ ngày 18/3/2020. (Nguồn: THX/TTXVN) Trên Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm...