Hỗ trợ học sinh khó khăn ôn thi THPT quốc gia
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre cho biết, Sở GD&ĐT yêu cầu các trường có biện pháp hỗ trợ học sinh khó khăn ôn thi THPT quốc gia.
Đối với những học sinh đã hoàn toàn chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp, hiện nay có nguyện vọng ôn tập, căn cứ vào điều kiện thực tế, nhà trường tạo điều kiện tổ chức ôn tập cho đối tượng này.
Trong đó, nhấn mạnh tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, quan tâm giúp học sinh nâng cao các mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức.
Sở GD&ĐT yêu cầu các trường có biện pháp hỗ trợ học sinh khó khăn, tuyệt đối không để xảy ra trường hợp học sinh có nguyện vọng những không được ôn tập tại trường vì không có khả năng đóng học phí.
Chú ý các yêu cầu chỉ đạo mới về dạy và học đã nêu tại hướng dẫn nhiệm vụ năm học. Đối với môn xã hội nhân văn, cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội gắn với thời sự quê hương, đất nước.
“Sở GD&ĐT Bến Tre không chủ trương tổ chức kỳ thi thử chung cho học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh”.
Ông Nguyễn Văn Huân
Với môn Ngoại ngữ, cần tiếp tục nâng cao yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp với các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.
Video đang HOT
Việc tổ chức ôn tập tại các nhà trường cần phân hóa theo năng lực của học sinh và theo các môn thi tự chọn. Đối với học sinh học lực trung bình, yêu cầu hướng đến việc nắm được cơ bản chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.
Với học sinh học lực khá, giỏi, tăng cường tự học có hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
Các học sinh cần được tăng cường rèn luyện các kỹ năng cần thiết để phân tích để và giải quyết tốt yêu cầu của đề thi…
Các trường cần bố trí, sắp xếp thời gian ôn tập, kiểm tra hợp lý, đảm bảo sức khỏe, ôn tập có hiệu quả, không gây quá tải cho học sinh.
Sở GD&ĐT Bến Tre cũng đặc biệt nhấn mạnh việc các đơn vị không được tổ chức phát hành sách, ép buộc học sinh mua các tài liệu tham khảo nói chung, các bộ sách ôn tập kỳ thi THPT quốc gia nói riêng.
Kỳ thi THPT quốc gia 2016, Bến Tre tổ chức 2 cụm thi. Cụm thi do trường ĐH chủ trì được bố trí tập trung ở thành phố Bến Tre và các vùng phụ cận để đảm bảo các điều kiện phục vụ cho trường đại học thực hiện nhiệm vụ cũng như điều kiện đi lại, ăn nghỉ cho giám thị và thí sinh.
Cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì được bố trí theo cụm liên huyện để tạo thuận lợi cho thí sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa đi lại, ăn nghỉ.
Theo Hiếu Nguyễn/Giáo dục và Thời đại
Phụ huynh phản đối dùng thẻ học đường ở TP HCM
Thông tin đầu năm 2016, Sở GD&ĐT TP HCM phát hành thẻ học đường (SSC-School Smart Card) để thanh toán học phí khiến nhiều phụ huynh không đồng tình.
Cuối tháng 2 vừa qua, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP HCM tổ chức hội nghị triển khai đề án sử dụng thẻ SSC để thu học phí và các khoản tiền khác. Theo kế hoạch, đầu năm 2016 sẽ phát hành thẻ tại 24 trường THPT cho khối lớp 10 và 11, và đầu năm 2017 phát hành 1 triệu thẻ cho học sinh các trường tiểu học và THCS ở TP HCM.
Thẻ học đường SSC.
Thẻ mang nhiều tiện ích?
Lãnh đạo công ty Ngôi nhà xanh, đơn vị thực hiện đề án, cho biết, thẻ học đường SSC dành cho học sinh, có tên và mã số học sinh. Vào kỳ đóng học phí và các khoản tiền khác, trung tâm SSC thông báo cho phụ huynh chuyển tiền vào thẻ bằng nhiều hình thức: Chuyển khoản (qua tin nhắn - SMS banking, qua điện thoại - mbanking, qua Internet - ebanking...), thu tận nhà, đóng tại các ngân hàng, đóng tại trường, hoặc thanh toán qua nPOS (thiết bị cà thẻ cố định) tại trường...
Số tiền phí và học phí quy định mà phụ huynh nộp sẽ được tự động chuyển về tài khoản của nhà trường, thông tin chuyển về trung tâm dữ liệu SSC để đối soát, báo cáo và thông báo cho phụ huynh đã hoàn tất quá trình đóng tiền.
Cũng theo đại diện của công ty này, một tiện ích nữa mà thẻ mang lại là phụ huynh có thể chuyển tiền tiêu vặt, mua dụng cụ học tập cho con bằng thẻ SSC. Thẻ chỉ được chấp nhận mua hàng qua máy POS tại các điểm quy định tại trường, không rút được tiền mặt. Các khoản mua sắm được thông báo vào tài khoản thẻ, giúp phụ huynh kiểm soát việc chi tiêu của con.
Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP HCM, việc sử dụng thẻ là tự nguyện. Tất cả học sinh được miễn phí sử dụng thẻ trong 6 tháng đầu tiên, sau đó có thể trả lại cho nhà trường. Phụ huynh nào cảm thấy tiện dụng thì tiếp tục sử dụng và đóng phí thẻ theo quy định của ngân hàng.
Ông Hoàng cũng thông tin thêm, học sinh có thể sử dụng thẻ SSC để vào cổng thông tin du học, sách giáo khoa điện tử. Sắp tới, lãnh đạo Sở sẽ liên kết hệ thống xe buýt, các cửa hàng tiện lợi... Việc sử dụng thẻ SSC đồng bộ sẽ giảm tải cho bộ phận kế toán, thủ quỹ và Sở sẽ quản lý thu chi các trường, phát hiện khoản thu không đúng quy định.
Phụ huynh phản đối
Dù mới được triển khai thí điểm ở 16 trường THCS, THPT, nhưng câu chuyện sử dụng thẻ SSC khiến nhiều phụ huynh bức xúc vì sự bất tiện.
Theo chị Nguyễn Minh Hà, phụ huynh học sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3, TP HCM), nếu trường muốn chuyển khoản cho tiện thì hầu hết phụ huynh đều có thẻ ATM của ngân hàng, chuyển khoản rất nhanh. Sao phải mở thêm loại thẻ nữa cho phiền phức?
Chị Hà cũng cho rằng, thẻ SCC liên kết nhiều tiện ích thì nên sử dụng, nhưng hầu hết ứng dụng vẫn chưa có, cơ sở hạ tầng của các trường còn thiếu thì không nên vội vàng. Khi có đủ sách giáo khoa điện tử, hệ thống xe buýt... phát hành thẻ cũng không muộn.
Hầu hết phụ huynh được hỏi bày tỏ ý kiến không hài lòng khi sử dụng thí điểm thẻ SSC. Anh Lê Huy (quận 9, TP HCM) băn khoăn: Phí sử dụng thẻ có cao không? Tiền để trong thẻ sinh lãi bao nhiêu? Học sinh ra trường, thẻ này làm gì khi hầu hết phụ huynh đã có tài khoản ngân hàng?
"Theo tôi, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý là rất tốt nhưng khi mọi thứ đã sẵn sàng, có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả của đề án mới thành công", anh Huy nêu quan điểm.
Một lãnh đạo của trường THPT đóng ở quận Tân Phú, TP HCM chia sẻ, từ nhiều năm nay, trường vẫn áp dụng song song hai hình thức đóng học phí: nộp trực tiếp ở trường và chuyển khoản. Hiện, trường chưa áp dụng đóng học phí qua thẻ SSC. Do đề án vẫn đang thí điểm nên vị này nói chưa thể đánh giá mức độ hiệu quả từ việc phát hành thẻ SSC.
"Việc đóng học phí hiện nay cũng rất đơn giản nên khi có đề án thí điểm ở các trường khác, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của các bậc phụ huynh. Hầu hết đều đồng ý giữ nguyên phương án cũ", người này nói thêm.
Đề án thẻ học đường SSC được Sở GD&ĐT TP HCM và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, Công ty Văn hóa Ngôi Sao Xanh ký kết hợp tác triển khai vào tháng 7/2014. Đề án này triển khai thí điểm từ năm học 2014-2015 tại 24 trường THPT ở 14 quận, huyện của TP HCM để phụ huynh đóng học phí và các khoản tiền khác thông qua thẻ, không dùng tiền mặt.
Theo Zing
Hiệu trưởng bắt học viên đóng 300 triệu đồng trả phí taxi Nhiều học viên bất bình vì hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Đắk Nông yêu cầu 90 người lớp lý luận chính trị cao cấp nộp hơn 300 triệu đồng trả chi phí taxi đưa đón giảng viên. Lớp cao cấp lý luận chính trị khóa 6 của trường Chính trị tỉnh Đắk Nông đào tạo cán bộ nguồn cho các đơn vị...