Hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạm: Đào tạo nhưng không làm đúng ngành thì bồi hoàn ra sao?
Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội, nếu cam kết làm trong ngành giáo dục, các em sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.
Đây là điểm mới trong Nghị định 116 về chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí của Chính phủ ban hành năm 2020. Tuy nhiên ý kiến từ các địa phương cho thấy, nếu không có chế tài, việc thực hiện bồi hoàn sẽ khó khăn.
Không có chế tài, khó thu hồi kinh phí nếu không làm đúng ngành
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết: Tại điều 4 của của Nghị định 116 quy định sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí. Trong đó, tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học; mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Nghị định 116 cũng quy định chi tiết các trường hợp phải hoặc không phải bồi hoàn khi phí đào tạo. Theo đó, sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí đào tạo gồm những em không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; hoặc công tác không đủ thời gian công tác theo quy định; hoặc sinh viên sư phạm chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
Với những sinh viên sư phạm thuộc các trường hợp như nghỉ học tạm thời, bị đình chỉ học tập tạm thời sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời gian nghỉ học hoặc bị đình chỉ học. Sinh viên dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần), dừng học vì lý do khác không do kỷ luật, được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định, thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ.
Trách nhiệm thu hồi chi phí bồi hoàn được giao cho UBND cấp tỉnh (ra thông báo thu hồi và thông báo cho sinh viên sư phạm và gia đình đối với các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí). Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn.
Tối đa trong thời hạn 4 năm, kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi kinh phí sinh viên sư phạm, sinh viên và gia đình các em có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn. Số tiền thu hồi từ kinh phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
Để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, cấp đúng đối tượng và đúng mục tiêu hỗ trợ đào tạo sư phạm, Nghị định 116 hướng dẫn chi tiết về các trường hợp sinh viên sư phạm không phải bồi hoàn kinh phí và sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí
Về vấn đề này, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn nêu quan điểm: “Hiện nay trách nhiệm thu hồi đang giao cho UBND tỉnh. Nhưng thực tế, chúng tôi cũng đang vướng đối với đối tượng sinh viên cử tuyển. Lạng Sơn hiện còn hơn 10 sinh viên cử tuyển vi phạm. Tỉnh đã giao cho các sở chuyên môn đôn đốc thu hồi nhưng sau 5 lần thông báo vẫn chưa thu hồi được. Việc này rất khó khăn, bởi không có chế tài để xử lý”.
Tương tự, với việc bồi hoàn chi phí theo Nghị định 116, ông Dương Xuân Huyên cho rằng: Nếu không có chế tài, sẽ rất khó cho đơn vị thực hiện và chịu trách nhiệm.
Cố tình không bồi hoàn khi thông báo nhiều lần sẽ áp dụng chế tài dân sự
Về điều này, ông Trần Tú Khánh cho hay, mục tiêu của Nghị định 116 không phải là để thu hồi kinh phí, mà nâng cao chất lượng, gắn đào tạo với nhu cầu: “Mục tiêu của Nghị định là thu hút học sinh giỏi vào học và phục vụ ngành sư phạm. Nghị định không chú trọng tới mục tiêu bắt người học bồi hoàn kinh phí. Chúng tôi tin rằng, nếu có giải pháp đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các em học xong được phục vụ trong ngành sư phạm, thì số em không ở lại làm việc trong ngành là rất hãn hữu”.
“Nếu sinh viên sư phạm làm trong ngành giáo dục bất cứ ở đâu trên cả nước, công lập hay ngoài công lập, hoặc có xác nhận công tác trong ngành giáo dục đều không phải bồi hoàn. Chỉ với những trường hợp cố tình không bồi hoàn, thì áp dụng chế tài dân sự. Nếu 3 lần thông báo mà không nộp lại thì có thể dùng các giải pháp theo quy định của Luật Dân sự để xử lý” – ông Trần Tú Khánh nói.
Sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
Với mức hỗ trợ này, sinh viên sư phạm sẽ yên tâm theo học ngành đào tạo giáo viên trong suốt cả quá trình đào tạo.
3 trường hợp sinh viên sư phạm phải hoàn trả học phí, sinh hoạt phí
Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí tuy nhiên nếu thuộc trong 3 trường hợp dưới đây sẽ phải hoàn trả học phí, sinh hoạt phí.
Ảnh minh họa
Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Tuy nhiên, nếu sinh viên sư phạm thuộc đối tượng trên thuộc một trong các trường hợp sau sẽ phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đã nhận:
Trường hợp thứ nhất, sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp;
Thứ hai, sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị định 116/2020;
Thứ ba, sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sinh viên sư phạm không phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt:
Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng (Điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị định 116/2020);
Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đang công tác trong ngành giáo dục, nhưng chưa đủ thời gian theo quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động bố trí công tác ngoài ngành giáo dục;
Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp tiếp tục được cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cử đi đào tạo giáo viên trình độ cao hơn và tiếp tục công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian quy định.
Nghị định 116/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15.11.2020 và áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022.
Khó thu hồi kinh phí đào tạo với sinh viên sư phạm làm trái ngành Bắt đầu từ khóa tuyển sinh 2021 - 2022, sinh viên sư phạm được cấp học phí và chi phí sinh hoạt; tuy nhiên sẽ buộc phải bồi hoàn nếu vi phạm cam kết. Việc thu hồi kinh phí với nhóm sinh viên này là không dễ bởi chưa có chế tài cụ thể. UBND tỉnh chịu trách nhiệm thu hồi kinh phí...