Hỗ trợ học phí ĐH liên kết tại Học viện Tài chính .
Trong tình hình kinh tế thế giới đang ở giai đoạn khó khăn, để tạo thêm điều kiện cho sinh viên Việt Nam có thể theo học chương trình liên kết đào tạo, khóa học tháng 9/2012, Học viện Tài chính và đại học Gloucestershire đã thống nhất giảm 100 triệu đồng học phí cho toàn bộ chương trình đại học 03 năm.
Để đáp ứng nhu cầu của xã hội và với lợi thế là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, quản lý kinh tế… Học viện Tài chính đã hợp tác với các trường đại học nổi tiếng của Anh và nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến khác tổ chức liên kết đào tạo ở Việt Nam. Một trong các chương trình đó là liên kết với đại học Gloucestershire, một trường đại học danh tiếng của Vương quốc Anh có lịch sử gần 200 năm để đào tạo Cử nhân kinh tế và thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
Chương trình liên kết đào tạo đại học được Bộ GD và ĐT cấp phép theo Quyết định số 424/QĐ-BGDĐT sẽ kéo dài 03 năm theo mô hình đào tạo đại học của Vương quốc Anh, học liên tục không nghỉ hè. Hiện sinh viên dự tuyển vào chương trình đại học có thể lựa chọn một trong hai chuyên ngành là: Cử nhân Quản trị kinh doanh và chiến lược (Bachelor of Business Administration and Strategy) và Cử nhân Kế toán và quản lý tài chính (Bachelor of Accounting and Financial Management).
Để đáp ứng yêu cầu đầu vào của chương trình, ngoài bằng THPT và điểm thi đại học đạt điểm sàn theo qui định của Bộ GDĐT thí sinh còn phải có trình độ tiếng Anh tương đương khoảng 4.0 IELTS. Nếu khi kiểm tra tiếng Anh đầu vào thí sinh chưa đạt yêu cầu thì sẽ được nhận vào chương trình dự bị để học thêm tiếng Anh cho tới khi đạt yêu cầu sẽ vào học chính thức.
Chương trình đại học được dạy và học bằng tiếng Anh theo nội dung và giáo trình đang áp dụng tại Anh. Khi tốt nghiệp học viên được đại học Gloucestershire cấp bằng Cử nhân kinh tế hoàn toàn giống như bằng cấp cho sinh viên học tại Anh.
Đội ngũ giảng viên gồm các giảng viên của đại học Gloucestershire và giảng viên do do Học viện Tài chính cử dạy với tỷ lệ giảng viên nước ngoài chiếm trên 50%.
Khi ra trường ngoài tấm bằng Cử nhân (Đại học) rất uy tín của đại học Gloucestershire, sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên ngành vững chắc, kỹ năng về tin học văn phòng và những kỹ năng về thuyết trình, xin việc, làm việc nhóm… rất hữu ích trong công việc mà còn có trình độ tiếng Anh tốt, đặc biệt tiếng Anh chuyên ngành được rèn luyện qua 3 năm học, để có thể làm việc trong các công ty, tổ chức kinh tế nước ngoài.
Video đang HOT
Ngoài ra với tấm bằng cử nhân do đại học Gloucestershire cấp những sinh viên muốn học lên cao hơn sẽ được nhận thẳng vào các chương trình thạc sỹ Tài chính hay thạc sỹ Quản trị kinh doanh do HVTC liên kết tổ chức.
Trong tình hình kinh tế thế giới đang ở giai đoạn khó khăn, để tạo thêm điều kiện cho sinh viên Việt Nam có thể theo học chương trình liên kết đào tạo, khóa học tháng 9/2012, Học viện Tài chính và đại học Gloucestershire đã thống nhất giảm 100 triệu đồng học phí cho toàn bộ chương trình đại học 03 năm.
Đây thực sự là tin vui và món quà đầy ý nghĩa cho nhiều phụ huynh và học sinh tốt nghiệp THPT đang lựa hướng đi tới tương lai của mình.
Để biết rõ hơn về những chương trình này, xin tham khảo thông tin tại website:www.kinhdoanh.edu.vn, hoặc liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
Ban Đào tạo Quốc Tế, Học Viện Tài Chính
Hà Nội: HVTC, P.302B, 8 Phan Huy Chú, Hà Nội. Tel:(04) 39336178
Hotlines: 0989721199 / 0989722299
TP.HCM: 269A Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q.PN, Tel: (08) 39970150
Hotlines: 0934904477 / 0984054455
Theo VNN
Người học chỉ biết ĐHQG Hà Nội là trường "đầu tàu"
"Người học chỉ biết ĐHQG Hà Nội là cơ sở "đầu tàu", thông báo tuyển sinh, thi đỗ và học, đóng tiền đầy đủ. Nếu bằng cấp không chính xác thì phải đền bù kinh phí" - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Lê Văn Học trao đổi.
Thông tin về nhiều sai phạm, nhất là trong chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học với một số trường ĐH nước ngoài của ĐHQG Hà Nội do Thanh tra Chính phủ phát hiện đang gây nhiều băn khoăn trong dư luận. Ông đánh giá sao về việc một trường đại học có thương hiệu uy tín như vậy lại để xảy ra những sau phạm đó?
Việc này phải xem xét kỹ từ kết luận của Thanh tra Chính phủ. Chẳng hạn, việc hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải xem việc đào tạo là theo chương trình của trường bạn, do phía bạn cấp bằng hay học theo chương trình của Việt Nam và Việt Nam cấp bằng. Nếu do trường nước ngoài cấp bằng thì phải theo chương trình và quy chế của họ. Có rất nhiều trường ĐH ở nước ngoài đào tạo thạc sĩ mà không cần làm luận văn, chỉ cần thi tốt nghiệp và làm tiểu luận rất đơn giản, thậm chí không cần bảo vệ mà chỉ cần nộp luận văn cho giáo sư hướng dẫn và sau đó chờ báo kết quả là được.
Ông Lê Văn Học - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Ngoài ra, ĐHQG Hà Nội có quyền không xin phép khi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, việc này được hoàn toàn tự chủ, trên cơ sở quy chế của Nhà nước. Vì vậy, cứ mang quy chế ra để rà soát, việc gì sai, trường sẽ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước và trước người học.
Điều quan trọng bây giờ là ĐHQG Hà Nội phải giải trình các vấn đề trên cơ sở luật định.
Như vậy chúng ta chấp nhận việc liên kết đào tạo với nước ngoài, tuân theo yêu cầu của nước ngoài thì có thể trái với quy định của Việt Nam?
Vấn đề này thì phải xem xét tư cách của cơ sở liên kết. Nếu đối tác liên kết đủ tư cách pháp nhân thì thực hiện liên kết đào tạo theo đúng quy chế của nhà nước, khi đó, quy chế cấp bằng của đối tác nước ngoài sẽ được hoàn toàn công nhận. Cơ sở trong nước phải chấp nhận việc này trước khi ký kết liên kết đào tạo. Không thể có chuyện ký kết liên kết đào tạo mà không biết gì về đối tác.
Nếu các kết luận về sai phạm của Thanh tra Chính phủ là chính xác, phải xử lý ra sao với 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ đã cấp cho các học viên theo học chương trình đào tạo liên kết tại đây?
Nếu mọi việc đúng như Thanh tra Chính phủ kết kuận thì ĐHQG Hà Nội phải chịu trách nhiệm. Còn nếu ĐHQG Hà Nội giải trình, phản bác được những "cáo buộc" này thì Thanh tra Chính phủ phải kết luận lại để bảo đảm quyền lợi người học.
Làm gì cũng phải đặt quyền lợi của người học lên đầu. Người học đã đóng tiền, mất thời gian để học, thi cử đầy đủ thì không lý gì phản bác bằng cấp họ đã nhận được, nhất là trường hợp bằng cấp đó do nước ngoài cấp.
Quan điểm của ông thế nào với đề xuất thu hồi toàn bộ số bằng cấp sai này của Thanh tra Chính phủ. Người học trở thành người chịu rủi ro, thiệt thòi trong trường hợp này?
Khi người học thực hiện đúng những cam kết với cơ sở đào tạo thì cơ sở đào tạo phải chịu trách nhiệm, chứ người học không phải chịu rủi ro về việc này. Người học hoàn toàn không biết gì về những việc đằng sau liên kết đào tạo, họ chỉ biết ĐHQG Hà Nội là cơ sở "đầu tàu", thông báo tuyển sinh, người học thi vào, đỗ và học, đóng tiền đầy đủ. Vậy giờ bằng đó nếu cấp không chính xác thì phải đền bù kinh phí cho người học. Luật nước nào cũng vậy, không riêng gì Việt Nam.
Theo ông, việc quy trách nhiệm sẽ thế nào trong trường hợp này?
Đã được phân cấp, ĐHQG Hà Nội phải chịu trách nhiệm về việc này. Vì trường ĐHQG được giao quyền tự chủ rất cao nên trách nhiệm xã hội cũng phải rất cao. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ chịu trách nhiệm giám sát. Nếu sơ suất trong khâu này thì phải chịu trách nhiệm và rút kinh nghiệm.
Xin cảm ơn ông!
Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi:
"Việt Nam thường không chọn được đối tác chất lượng cao"
Liên kết đào tạo là một giải pháp rất đúng để tăng cường chất lượng giáo dục đào tạo của Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để hội nhập nhanh với quốc tế. Đương nhiên, mình mở ra những hoạt động đó thì phải có quản lý đi kèm để làm sao quản lý tạo điều kiện cho hoạt động ấy đạt mục tiêu về chất lượng nhưng đồng thời tránh được những vi phạm có thể xảy ra. Tất nhiên để đạt được mục tiêu như đã nói thì phải chọn đối tác có chất lượng tốt hơn. Sự thật, chúng ta thường không chọn được những đối tác có chất lượng rất cao vì chi phí sẽ rất lớn, chưa chắc đã phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Kinh nghiệm để chọn đối tác có chất lượng là ít nhất cũng phải chọn đối tác được kiểm định bởi một tổ chức kiểm định chất lượng có uy tín. Thời gian vừa qua có thể nói hoạt động liên kết đào tạo của ViệtNam phát triển rất nhanh và rõ ràng khâu quản lý không theo kịp. Có rất nhiều quy định còn lỏng lẻo và sơ hở. Đánh giá chung thực trạng hoạt động liên kết đào tạo quốc tế hiện nay, một số chương trình có chất lượng rất tốt nhưng tất nhiên cũng có một số chương trình không thể hiện điều đó và cũng có những chương trình, hoạt động liên kết đã không quan tâm đến chất lượng mà chạy theo lợi nhuận nên nó cũng làm giảm đi hiệu quả của hoạt động liên kết đào tạo quốc tế. Chính vì vậy, luật Giáo dục đại học lần này đã dành hẳn 1 chương quy định về hoạt động hợp tác quốc tế trong đó chủ yếu nói về liên kết đào tạo quốc tế mà một số hình thức khác. Ở đây, ta cũng đã cố gắng tối đa trong việc lấp vào những chố trống những quy định còn thiếu, đồng thời chỉnh lý những quy định đã có nhưng chưa đạt yêu cầu về quản lý.P.Thảo (ghi)
Theo dân trí
Thêm nhiều trường đại học lớn vi phạm liên kết đào tạo Cùng với công bố sai phạm trong liên kết đào tạo tại ĐH Quốc gia Hà Nội, Thanh tra Chính phủ cũng đã công bố vi phạm của nhiều trường đại học lớn về liên kết đào tao đại học và sau sau đại học. Những trường đại học mà Thanh tra Chính phủ trực tiếp kiểm tra, xác minh là ĐH Kinh...