Hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm: Phải đi kèm chính sách tuyển dụng
Tỷ lệ sinh viên sư phạm tốt nghiệp không tìm được việc làm trong môi trường sư phạm, hay phải đi tìm việc mưu sinh ở những lĩnh vực khác… đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Giáo dục & Thời đại có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Kim Hồng – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM kiến tập giáo dục mầm non
Chính sách miễn học phí bộc lộ nhiều khiếm khuyết
Thưa PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, là một nhà giáo, từng lãnh đạo một trường ĐH sư phạm lớn tại TPHCM, PGS có nhận xét gì về chính sách học phí cho sinh viên sư phạm trong thời gian qua?
Chính sách miễn học phí đối với sinh viên các ngành sư phạm trong nhiều năm qua đã làm nên một thế hệ thầy cô giáo có chất lượng, nhất là 5 năm đầu triển khai! Giờ đây, sau 20 năm thực hiện, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm bộc lộ nhiều khiếm khuyết.
Chẳng hạn, việc không được tuyển dụng và không muốn làm trong nghề dạy học cũng giống nhau. Sinh viên chỉ cần làm cam kết là không phải đóng học phí dù sau khi ra trường họ không tự nguyện làm trong trường học…
Mặc dù được ưu đãi miễn học phí, nhưng SV sư phạm sau khi tốt nghiệp phải tự đi xin việc. Và rất nhiều trường hợp không xin được việc làm phải đi làm nghề khác để mưu sinh. PGS có suy nghĩ gì về cách sử dụng và tuyển dụng nguồn lực sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp của chúng ta hiện nay?
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng
Gần đây, tôi được nghe nhiều về nhiều SV sư phạm ra trường không có việc làm. Việc này có nhiều nguyên nhân: Các trường sư phạm thì chỉ căn cứ vào năng lực đào tạo của mình mà đào tạo, đào tạo không gắn với địa chỉ.
SV tốt nghiệp thì tự tìm kiếm việc làm và mọi sự may rủi, kể cả những tiêu cực trong tuyển dụng đã không cho phép cả những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi không có việc làm.
Video đang HOT
Tôi còn nhớ, trong một lần làm việc với lãnh đạo các trường sư phạm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã khá bức xúc về chuyện này.
Trước kia, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã yêu cầu các trường đại học đào tạo theo nhu cầu xã hội nhưng tất cả đâu vẫn đó. Gần đây Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo qui hoạch lại các trường sư phạm.
Các trường sư phạm phải điều tra nhu cầu sử dụng GV của các sở trong vòng 5 – 10 năm tới, trên cơ sở đó Bộ trưởng mới giao chỉ tiêu cho các trường sư phạm.
Điểm chuẩn đầu vào của các trường sư phạm Bộ phải can thiệp theo hướng đảm bảo chất lượng đầu vào… Theo tôi đây là một quyết định đúng đắn.
Tuy nhiên, cần thêm giải pháp phân công công tác với sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm như bên quân đội và công an thì mới có thể giải quyết được gốc rễ vấn đề gắn đào tạo với sử dụng.
Thay miễn học phí bằng tín dụng sinh viên
Từ kinh nghiệm thực tiễn của Trường ĐH Sư phạm TPHCM, PGS có đề xuất gì cho chính sách học phí ngành sư phạm trong bối cảnh hiện nay?
Theo tôi, chúng ta nên thay chính sách miễn học phí bằng chính sách tín dụng sinh viên. Chính sách tín dụng sinh viên ưu đãi cho một số ngành học, nhất là sinh viên sư phạm.
SV sư phạm được vay học phí và các chi phí khác trong quá trình học. Họ sẽ không phải trả học phí nếu sau khi tốt nghiệp họ làm trong các cơ sở giáo dục ít nhất trong thời gian 5 năm.
Khi SV sư phạm đóng học phí, các trường sư phạm sẽ thu học phí đủ để đảm bảo chi phí đào tạo.
Chúng ta đều biết hơn 60% dân cư sống ở vùng nông thôn, những SV xuất thân từ nông thôn rất cần Nhà nước hỗ trợ học phí và họ sẽ trở về nơi họ sinh ra để làm việc và Nhà nước cần hỗ trợ SV vùng kinh tế khó khăn, nhất là sinh viên sư phạm.
Xin cám ơn PGS!
“Vấn đề là cần những chính sách khác đi kèm, chẳng hạn phân công công tác cho sinh viên sư phạm theo hướng ưu tiên nhận nhiệm sở cho những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, giỏi. Những người không đủ năng lực làm nghề dạy học hoặc không muốn hành nghề dạy học sẽ phải hoàn trả học phí. Còn nữa, cần lắm sự quan tâm của cả xã hội đối với giáo dục và thầy cô giáo, thu nhập của giáo viên..”.
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng
H. Chương (thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Đề xuất không miễn học phí sinh viên sư phạm: Bất công?
Trong khi giáo viên không đủ lương thì con em một số nhà giàu vẫn được hưởng chính sách về sư phạm.
Thi sinh xêp hang chơ nôp hô sơ xet tuyên vao ĐH Sư phạm TP HCM mua tuyên sinh 2015 . Ảnh: Tuổi trẻ
Tại hội thảo khoa học Tác động của chính sách miễn học phí đối với chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên do Bộ GD-ĐT tổ chức vừa qua, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã đề xuất bỏ chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm đã áp dụng tại Việt Nam 19 năm qua.
Trao đổi thêm với Đất Việt về đề xuất này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết, những năm đầu khi mới ra đời, chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm có hiệu quả trong bối cảnh thu nhập đầu người của Việt Nam còn thấp, nó giúp cho một số học sinh học giỏi vào ngành sư phạm.
Tuy nhiên, mức thu nhập đầu người sau đó tăng dần lên, Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Khi giàu lên, người dân không muốn đẻ nữa, số học sinh vào phổ thông ngày càng ít đi, dân số giảm kéo theo nhu cầu về giáo viên cũng ngày càng giảm.
Do công tác dự báo của Việt Nam còn yếu nên các trường sư phạm ở Việt Nam cứ tăng dần chỉ tiêu, đặc biệt là các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh được nâng cấp lên thành đại học và chủ yếu đào tạo sư phạm khiến cung vượt quá cầu.
"Vì lẽ đó, sinh viên ra trường không có việc làm, mà điều người dân quan tâm đầu tiên là phải có việc làm. Do đó, bây giờ ngày sư phạm không thu hút được người giỏi vào nữa dù có giảm học phí. Vậy nên, tốt nhất là nên bỏ chính sách miễn học phí đi.
Mặt khác, sinh viên giờ vào ngành sư phạm do gia đình khó khăn, bất đắc dĩ mới vào. Nghiên cứu của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho thấy, động cơ học tập, tinh thần học tập của sinh viên phụ thuộc vào học phí rất nhiều. Học phí càng rẻ thì các em càng lơ đễnh, vì có thi lại đi nữa cũng không tốn là bao.
Khi các em đóng học phí, các em sẽ tự ý thức được mình và cố gắng học nhiều hơn, không phải như bây giờ, giống bữa cơm từ thiện ai muốn ăn thì ăn, lúc đó không có động lực cho các em học tập", PGS.TS Đỗ Văn Dũng phân tích.
Vị Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng nhận xét, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm có sự bất công khi giáo viên không đủ lương thì con em một số nhà giàu vẫn được hưởng chính sách về này.
Chính vì thế, song song với đề xuất bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, PGS.TS Đỗ Văn Dũng đề nghị phải giải quyết đồng bộ tăng giáo viên để thu hút sinh viên, đảm bảo sinh viên ra trường là có việc làm, thu nhập tốt.
Giải pháp thứ hai, theo ông Dũng, đóng cửa các trường sư phạm nhỏ ở các tỉnh, thậm chí chỉ cần giữ lại ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TP.HCM là đủ. Nếu cứ như hiện nay, đào tạo xong sinh viên ra trường thất nghiệp, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, lại tốn kém tiền bạc.
Học phí không đáng bao nhiêu nhưng số tiền mà gia đình bỏ ra cho các em đi học tốn kém gấp nhiều lần so với học phí. Như vậy, không những mất đi tiền cấp bù sư phạm của Nhà nước mà còn gây thiệt hại cho gia đình có con em học trong ngành sư phạm mà ra lại thất nghiệp.
"Bây giờ chỉ cần làm một động tác đơn giản, chẳng hạn quy định điểm chuẩn vào các trường sư phạm là từ 24 điểm trở lên, tự khắc các trường nhỏ sẽ phải đóng cửa. Toàn bộ kinh phí cấp bù sư phạm dùng để nâng lương giáo viên lên một cách đáng kể", ông Dũng nói.
Trước đây, PGS.TS Đỗ Văn Dũng đã từng đề xuất rằng, nếu sinh viên vào trường sư phạm mà đóng học phí thì khi ra trường vẫn phục vụ ngành sư phạm, ông sẵn sàng chuyển số học phí đó về sở giáo dục để hỗ trợ các em phục vụ sư phạm trong năm đầu cho các em đỡ khó khăn hơn.
Trước ý kiến cho rằng thay vì chính sách miễn học phí kiểu đại trà như trên, Việt Nam có nên cân nhắc thu gọn lại đối tượng được hưởng chính sách này, chẳng hạn sinh viên vùng sâu vùng xa; hoặc những sinh viên cam kết học xong sẽ về làm việc tại các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa..., PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho hay, lâu nay các sinh viên sư phạm vẫn ký cam kết nhưng không có chế tài bởi không lo được việc làm cho sinh viên.
"Cam kết không ăn thua vì giờ ngành sư phạm cung vượt quá cầu, lấy đâu ra việc làm cho sinh viên?
Cho nên, sinh viên sư phạm nên đọc học phí hết, những em nào nghèo, ở khu vực nông thôn, gia đình khó khăn thì nhà trường sẵn sàng cấp học bổng bằng hoặc cao hơn mức học phí đó để các em yên tâm học tập. Các trường luôn đảm bảo các em có tình yêu với nghề giáo sẽ có cơ hội vào được trường.
Còn giờ cứ cấp bù học phí sư phạm nhỏ giọt, thậm chí mỗi năm giảm 10% để các trường phải bù lỗ. Số tiền đó quá ít, chất lượng đào tạo sư phạm kém trong những năm qua là do chúng ta vẫn duy trì tư duy bao cấp.
Tư duy bao cấp không nên tồn tại trong kinh tế thị trường, đào tạo phải ra ngô ra khoai", PGS.TS Đỗ Văn Dũng kết luận.
Theo Đất Việt
Miễn học phí sư phạm không còn hấp dẫn Điều quan trọng với sinh viên sư phạm không hẳn là được miễn học phí, mà là cơ hội việc làm sau khi ra trường. ảnh minh họa Xoay quanh đề xuất bỏ miễn học phí cho sinh viên sư phạm, Báo đã ghi nhận thêm ý kiến của các chuyên gia. TS Lê Viết Khuyến (nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục...