Hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm: Đích đến là chất lượng

Theo dõi VGT trên

Nghị định mới của Chính phủ, từ năm học 2021-2022, sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu của trường, tiền sinh hoạt phí mỗi tháng 3,63 triệu đồng. Vậy, với sự ưu tiên đó, chất lượng khối ngành sư phạm có được nâng lên?

Hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm: Đích đến là chất lượng - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong ngày khai trường năm học 2019-2020. Ảnh: Nhật Minh.

Ưu đãi kèm cam kết

Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn kết, GS. VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT bày tỏ sự vui mừng vì chính sách mới đối với sinh viên theo học ngành sư phạm. Ông nhớ lại trước đây, những năm 60, khi còn giảng dạy ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, sinh viên của ông thời đó cũng được trợ cấp 21, 22 đồng/tháng. Tiền ăn hết khoảng 15 đồng/ tháng còn lại là chi tiêu cho các việc khác… Khi đó đất nước còn chưa giành độc lập, còn khó khăn vô vàn nhưng đã có những chế độ hỗ trợ cho sinh viên sư phạm. Nay điều này được khôi phục lại, thực sự là hợp lòng dân.

Đối với băn khoăn cho rằng đây có thể là một sự lãng phí trong đầu tư, GS Phạm Minh Hạc khẳng định nếu chi tiêu không chính đáng, không đúng mục đích mới gọi là lãng phí. Còn đầu tư cho đào tạo sư phạm, để sau này cho ra một đội ngũ giáo viên tốt thì đó là điều đáng mừng.

“Bộ GDĐT cũng từng có tổng kết về chính sách miễn giảm học phí đã có tác dụng thúc đẩy nhất định khi có một số lượng sinh viên đăng ký học ngành sư phạm. Đây là một trong những lý do chính, thu hút được khoảng 50,5% sinh viên chọn ngành sư phạm”, GS Phạm Minh Hạc nhắc lại. Đồng thời cho rằng, với việc hỗ trợ thêm tiền sinh hoạt phí, sẽ giúp thu hút được nhiều học sinh giỏi vào sư phạm hơn.

Cũng chung quan điểm này, PGS. TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng chính sách tín dụng cho sinh viên sư phạm không chỉ riêng học phí mà phải bao gồm cả học bổng, tiền sinh hoạt phí hàng tháng. Ngoài ra, cũng cần phải tính đến việc, những sinh viên sư phạm không sử dụng tín dụng sinh viên phải được nhà nước hoàn trả học phí nếu sau khi ra trường họ phục vụ trong các cơ sở giáo dục. “Nếu làm được như vậy sẽ không thiếu người học, chất lượng giáo viên nhất định sẽ tăng lên”- vị cựu hiệu trưởng này bày tỏ.

Đi kèm theo những ưu đãi, Nghị quyết 129/NQ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm cũng đưa ra quy định bắt buộc phải hoàn thành đối với những người được hưởng. Theo đó, sinh viên đã nhận hỗ trợ sẽ phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ (tiền hỗ trợ đóng học phí và chi phí sinh hoạt). Theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 nếu sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp, học sinh, sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác trong ngành giáo dục không đủ thời gian tối thiểu là gấp hai lần thời gian đào tạo (kể từ ngày được tuyển dụng). Thời gian phải hoàn trả tối đa bằng thời gian được đào tạo tại cơ sở đào tạo giáo viên.

Học sinh, sinh viên sư phạm đang trong thời gian học nhưng bỏ học, chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học phải hoàn trả toàn bộ kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Video đang HOT

Điều này, theo GS. VS Phạm Minh Hạc là hoàn toàn hợp lý vì quyền lợi phải đi kèm nghĩa vụ. Về ý kiến cho rằng sinh viên sư phạm không có cơ hội công tác trong ngành giáo dục vì địa phương không có chỉ tiêu tuyển dụng, thi không đỗ biên chế… vị cựu giáo chức này cho rằng hiện nay, nhiều địa phương vẫn công khai tuyển thêm hàng trăm giáo viên còn thiếu mỗi năm, thậm chí có những tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa còn thiếu nhiều hơn. Nếu sau khi tốt nghiệp, các cử nhân sư phạm đăng ký về đây dạy học, thay vì kiên quyết bám trụ ở lại thành phố lớn để thất nghiệp hoặc làm công việc khác không trong ngành giáo dục thì đó là lựa chọn của các em, không thể đổ lỗi cho giáo dục.

Ông Hạc cũng phân tích, quan trọng là những đãi ngộ khi giáo viên tình nguyện lên vùng khó dạy học phải xứng đáng, cũng như những ưu đãi sau một thời gian công tác nếu họ có nguyện vọng về lại miền xuôi giảng dạy để gần gia đình phải được tạo điều kiện. Song tuyển dụng lại không chỉ là câu chuyện riêng của Bộ GDĐT mà lại là chính sách riêng của từng địa phương.

Hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm: Đích đến là chất lượng - Hình 2

Chính sách mới đối với sinh viên theo học ngành sư phạm đang nhận được sự quan tâm.

Chất lượng có tăng?

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng ưu đãi với sinh viên theo học ngành sư phạm. Đơn cử như Trung Quốc áp dụng chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm ở những khu vực thiếu giáo viên. Theo chính sách này, Nhà nước sẽ chi khoảng 10 nghìn NDT/năm (20 triệu đồng) cho mỗi sinh viên sư phạm. Sinh viên được yêu cầu phải giảng dạy trong một khu vực nông thôn được chỉ định từ 5-8 năm sau tốt nghiệp. Những ai vi phạm thỏa thuận sẽ phải hoàn trả toàn bộ học phí cùng một mức tiền phạt.

Tại Đức, suốt quá trình học ĐH, ở hầu hết các tiểu bang, sinh viên không phải trả tiền học phí. Sinh viên chỉ phải trả tiền lệ phí hành chính (lệ phí đăng ký) khoảng từ 100 đến 150 Euro/năm tùy theo từng trường.

Hay Hàn Quốc, dù đã bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm nhưng có rất nhiều học bổng để thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm… so với các ngành khác.

Không riêng ở Việt Nam mà nhiều quốc gia cũng có chính sách ưu đãi để hút người học giỏi vào sư phạm. Có thể coi đây là chiến lược về nhân lực cho ngành sư phạm – yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đầu ra sau này của nhà trường.

Nhưng theo GS Phạm Tất Dong, đặt trở lại câu chuyện, tăng thêm mỗi tháng 3,63 triệu cho sinh viên sư phạm ở mức đồng đều thì đi kèm với đó là đòi hỏi về chất lượng giáo dục liệu có tăng lên? Câu trả lời dành cho chính các trường sư phạm và những sinh viên quyết định chọn học ngành sư phạm nhiều vinh quang nhưng cũng không kém phần thách thức. Bởi xét cho cùng, đầu vào không quyết định hoàn toàn chất lượng đầu ra của sinh viên ngành sư phạm nói riêng và sinh viên nói chung. Chỉ có sự nỗ lực mỗi ngày cộng với đam mê với nghề mới đem lại thành công trong công việc.

Cần chính sách đồng bộ

Chương trình giáo dục phổ thông mới đã chính thức triển khai từ năm học 2020-2021 và tới năm 2025, tất cả học sinh phổ thông sẽ học theo chương trình mới. Những đòi hỏi và yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ nhà giáo – yếu tố quyết định sự thành công của lần đổi mới này – ngay từ thời điểm này, thậm chí là từ trước đó đã rất rõ. Không chỉ chuyển động từ những nhà quản lý giáo dục, giáo viên đang giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mà ngay từ các trường sư phạm – cái nôi đào tạo giáo viên của cả nước cũng đòi hỏi những chuyển động tích cực và rõ nét.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho rằng ngoài việc kỳ vọng nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên thì giáo viên giỏi mới làm nên học trò giỏi. Chất lượng nhà trường không tốt sẽ không thể thu hút đầu vào, sinh viên ra trường cũng khó xin việc. Giải quyết được phần ngọn là hút học sinh giỏi nhưng nếu nhà trường không thay đổi thì cũng khó nâng được trình độ, năng lực đội ngũ giáo viên tương lai.

GS Phạm Tất Dong cũng lưu ý, đối với giáo viên, ngoài trình độ, năng lực, kiến thức và phương pháp giảng dạy thì một trong những điều khiến tiết học hấp dẫn được học sinh đó là thái độ, lòng yêu nghề của mỗi nhà giáo. Nhìn từ câu chuyện của Singapore, họ rất thận trọng trong tuyển chọn những giáo viên tiềm năng từ số học sinh thuộc nhóm dẫn đầu về thành tích học tập sau khi tốt nghiệp THPT. Ngoài thành tích học tập, người học được tuyển chọn phải có sự yêu thích, cam kết gắn bó với công việc giảng dạy.

“Nếu chỉ hút người học bằng chính sách miễn học phí mà không có những kiểm tra về mức độ phù hợp với nghề, quyết tâm gắn bó với nghề thì rất có thể những ưu đãi này sẽ trở thành lãng phí. Bằng chứng là đã có nhiều giáo viên, dù được tuyển dụng biên chế chính thức nhưng cũng không đến nhận nhiệm vụ hoặc sau một thời gian ngắn giảng dạy, đã nghỉ việc vì các lý do khác nhau, trong đó có nguyên nhân là vì lương thấp, không đủ sống. Nên cùng với đó phải là các giải pháp về việc làm sau ra trường, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc… mới thực sự đồng bộ thu hút người học đầu quân vào sư phạm”, GS Phạm Tất Dong nêu vấn đề.

Cú hích cho ngành sư phạm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí với sinh viên sư phạm.

Cú hích cho ngành sư phạm - Hình 1


Ảnh minh họa/INT

Theo đó, sinh viên sư phạm ngoài được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học, còn được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Giáo viên là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, mà trước mắt là thực hiện thành công Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Song song với việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện tại, công tác đào tạo giáo sinh ở các trường/khoa sư phạm là nhiệm vụ quan trọng.

Để thu hút người giỏi, chính sách không thu học phí sinh viên sư phạm quy định theo Luật Giáo dục 2005 và được thực hiện hơn 20 năm qua. Quy định này đã góp phần tích cực trong việc thu hút thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm, tuy nhiên lại xuất hiện thực tế bất cập là nhiều sinh viên ra trường không làm đúng ngành, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, kinh phí cấp chi thường xuyên cho cơ sở đào tạo sư phạm còn hạn chế, trong khi các trường không được thu học phí, dẫn đến thiếu nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm.

Cú hích cho ngành sư phạm - Hình 2


Ảnh minh họa

Để khắc phục tình trạng này, Luật Giáo dục 2019 đã thay đổi phương thức hỗ trợ tiền cho sinh viên sư phạm để đóng học phí, đồng thời quy định thêm chính sách hỗ trợ chi phí sinh hoạt. Nghị định của Chính phủ vừa ban hành đã hiện thực hóa quy định của Luật Giáo dục 2019, thực sự mang đến niềm vui lớn cho những ai quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Bởi với học sinh có nguyện vọng hướng nghiệp ngành sư phạm, mức hỗ trợ này sẽ giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn; giảm gánh nặng tài chính.

Bên cạnh đó, nói như PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm I Hà Nội, ở khía cạnh tâm lý xã hội, chính sách này có thể khiến những người học sư phạm cảm thấy nghề nghiệp mình lựa chọn được xã hội coi trọng. Đặc biệt, việc xây dựng cơ chế đào tạo gắn với việc sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp, tránh tình trạng làm trái ngành và thừa thiếu cục bộ, là những điều kiện cần để ngành Giáo dục thu hút thêm nhiều người giỏi chọn nghiệp bảng đen phấn trắng.

Không chỉ mang lại lợi ích cho người học, tăng sức hút cho ngành sư phạm, chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm theo Nghị định mới vừa ban hành còn góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng ngân sách, gắn nhu cầu đào tạo với sử dụng, bảo đảm được nguồn kinh phí thực hiện chính sách đồng thời sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả.

Tới đây, các cơ sở đào tạo giáo viên sẽ phải cạnh tranh để có thể có được hợp đồng đặt hàng, giao nhiệm vụ từ các địa phương, cơ quan Nhà nước có nhu cầu; chủ động xác định giá dịch vụ đào tạo, tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo hợp lý, thay vì phụ thuộc vào ngân sách cấp bù của Nhà nước ở mức rất hạn chế.

Cơ sở đào tạo giáo viên nhờ đó sẽ từng bước gỡ khó, có điều kiện tốt hơn để thực hiện tự chủ trong giáo dục, có nguồn lực tài chính để bứt phá, nâng cao chất lượng, tiếp cận chuẩn mực quốc tế, xứng đáng là cỗ máy cái trong đào tạo nhân lực cho đất nước.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Vụ nam khách mời có hành động lạ với chú rể, khiến cô dâu như "tàng hình" gây tranh cãi: Người trong cuộc lên tiếng00:1036 triệu người "hết hồn" khi nhìn vào chiếc giường trong KTX của chàng trai00:11

Tin đang nóng

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
19:52:23 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024
Hot nhất lúc này: Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh rút khỏi MXH, tài tử bị hàng nghìn người tẩy chay sau cái cúi đầu 90 độ
17:32:16 20/11/2024
"Ra trường, thi đỗ viên chức, về quê làm việc" thầy giáo điển trai cao 1m85 ở Quảng Ninh bỗng trở nên nổi tiếng
19:27:12 20/11/2024
Gặp nhau nơi xứ người, hai cô gái về Đồng Nai tổ chức đám cưới
18:50:11 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Diễn viên Kiều Linh: Trấn Thành động viên khi tôi đổ vỡ hôn nhân

Sao việt

22:29:50 20/11/2024
Kiều Linh cảm kích vì Trấn Thành luôn nhớ đến mình khi có những dự án phù hợp. Thậm chí khi nữ diễn viên chia sẻ chuyện đời tư, đàn em cũng chủ động nhắn tin động viên.

Cô gái Hàn Quốc xinh đẹp đến 'Bạn muốn hẹn hò' tìm chồng

Tv show

22:22:34 20/11/2024
Được Quyền Linh mai mối chàng trai lận đận tình duyên, cả hai có cuộc trò chuyện thú vị và nhanh chóng bấm nút hẹn hò.

Lộ bằng chứng về bữa tiệc hoang dã của Diddy

Sao âu mỹ

22:19:38 20/11/2024
Đoạn video ghi lại bữa tiệc sinh nhật do Sean Diddy Combs tổ chức cho người bạn Meek Mill vào tháng 4.2014 xuất hiện sau khi ông trùm nhạc hip hop tai tiếng này bị bắt vì tội buôn bán tình dục.

Mua được cá ngon, làm thành món này ai cũng tưởng là thịt, ăn "cuốn cả lưỡi" đến miếng cuối cùng

Ẩm thực

22:05:10 20/11/2024
Món cá tra áp chảo như thế này vừa mềm ngon, thơm nức, nhìn chẳng khác gì món thịt nướng BBQ trông vô cùng hấp dẫn.

Phong độ đáng báo động của Hojlund

Sao thể thao

21:51:32 20/11/2024
Rasmus Hojlund, tiền đạo trẻ của Manchester United, đang gây thất vọng lớn với chuỗi 11 trận liên tiếp không thể ghi bàn cho đội tuyển Đan Mạch.

Nữ ca sĩ hát hay nhảy đẹp bị gọi "thảm hoạ" vì 3 chữ khiến người nghe "khó chịu vô cùng"

Nhạc việt

21:27:20 20/11/2024
Giữa lúc Đỗ Phú Quí khiến dân tình thất vọng, thì sân khấu của Hoàng Mỹ An cũng chung cảnh ngộ chỉ vì 3 chữ nhầy nhầy nhầy .

BLACKPINK bị hạ bệ

Nhạc quốc tế

21:24:07 20/11/2024
Nhìn vào chuỗi kỷ lục của BTS, không thể phủ nhận nhóm chính là nhân tố đưa Kpop tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Nhưng - BLACKPINK cũng không hề kém cạnh.

Máy bay Nga chở hổ, gấu - quà đặc biệt từ Tổng thống Putin gửi Triều Tiên

Thế giới

21:12:19 20/11/2024
Đáng chú ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga còn đăng video với cảnh các chuồng chứa những con vật này được dỡ xuống khỏi máy bay của chính phủ và video khác về con sư tử trong "nhà mới" của nó tại Vườn thú Bình Nhưỡng .

1 cặp đôi như "xé truyện" ngôn tình bước ra, phóng to bức ảnh tất cả bị sốc vì sự thật phũ phàng

Netizen

20:56:28 20/11/2024
100 người thì 99 người chắc chắn bị đánh lừa trước cảnh tượng này , một netizen chia sẻ. Mới đây trên mạng xã hội xôn xao câu chuyện dở khóc dở cười về sự thật một tấm hình nhìn vậy mà không phải vậy .

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

Tin nổi bật

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.