Hỗ trợ giáo viên làm chủ phương pháp để triển khai chương trình mới
Trường ĐHSP, ĐH Huế tổ chức tập huấn, bồi dưỡng sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho 581 giáo viên cốt cán tiểu học của 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Giáo viên cốt cán tham gia tập huấn.
Đây là mô đun quan trọng tập trung vào phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh. Mô đun này có nhiều điểm khác biệt so với Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) hiện hành. Ở phương pháp mới, người học sẽ được đánh giá năng lực dựa trên ngữ cảnh học tập, thực tiễn cuộc sống, hoạt động giáo dục, trải nghiệm của bản thân; thông qua công cụ đánh giá về nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thật.
Nếu như Chương trình GDPT hiện hành đánh giá kết quả của học sinh ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy, thì Chương trình GDPT 2018 đánh giá trong mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học. Đặc biệt, kết quả đánh giá học sinh ở Chương trình mới phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành; nếu học sinh thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn thì sẽ được coi là có năng lực cao hơn.
Vì vậy, để phương pháp mới được áp dụng hiệu quả thì đội ngũ giáo viên cốt cán nói riêng, giáo viên THPT các cấp nói chung phải luôn sẵn sàng tiếp nhận, thay đổi thói quen và có tâm thế dám từ bỏ một phần kinh nghiệm của mình để thích ứng và phát triển
Tổ chức tập huấn – bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán được đánh giá là lối đi bền vững và thành công trong mục đích chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giáo viên làm chủ thực tế, đổi mới phương pháp và lan tỏa cộng đồng.
Video đang HOT
Chia sẻ của cô Nguyễn Thị Phương Thúy, Trường tiểu học Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, đợt tập huấn giúp giáo viên biết được nhiều phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp dự án, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp lớp học đảo ngược, phương pháp xử lý tình huống thực hành…
Đây là những phương pháp đã được áp dụng trong quá trình dạy học, nhưng thông qua tập huấn, giáo viên hiểu rõ hơn về đặc điểm, quy trình giúp việc thực hiện tốt hơn. Ngoài phương pháp dạy học tích cực nói chung, riêng bộ môn Tiếng Việt, giáo viên còn được biết thêm những kĩ thuật, phương pháp đặc thù riêng, để từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
Giáo viên cốt cán tiểu học của 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tham gia tập huấn.
Thầy Hoàng Hải Đăng, Trường tiểu học Thị trấn Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đánh giá tích cực về đợt bồi dưỡng. Theo đó, bồi dưỡng trực tiếp giúp giáo viên cốt cán chia sẻ, thảo luận được những khó khăn, thuận lợi thực tế từ cơ sở để đi đến thống nhất và có một số điều chỉnh về nội dung theo đúng tinh thần Chương trình GDPT 2018.
Với hình thức bồi dưỡng trực tuyến, học viên đã chủ động lựa chọn thời gian học phù hợp và có thể học đi học lại nhiều lần để nắm vững kiến thức; qua đó bồi dưỡng giáo viên về năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
“Nhìn chung, hai hình thức bồi dưỡng rất phù hợp vì đã tạo cho học viên thói quen tự học, tự bồi dưỡng, chủ động nghiên cứu và khảo sát trên mạng để nắm vững nội dung, kiến thức mới.” – thầy Hoàng Hải Đăng chia sẻ.
ề thi vừa sức, vẫn đảm bảo phân luồng học sinh
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2020-2021 kết thúc vào hôm qua, ngày 26-7, với môn thi cuối là môn chuyên dành cho thí sinh thi vào Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng.
Theo nhiều thí sinh, giáo viên, đề các môn thi nhẹ nhàng, vừa sức nhưng vẫn đảm bảo đánh giá đúng năng lực, phân luồng học sinh.
Thí sinh trao đổi bài thi sau giờ thi môn tiếng Anh tại Hội đồng thi Trường THPT Châu Văn Liêm.
Ghi nhận thực tế tại một số điểm thi trên địa bàn, trong 3 ngày thi vừa qua, đa số thí sinh phấn khởi sau giờ thi mỗi môn. Trương Thùy Dương, học sinh Trường THCS Giai Xuân dự thi tại điểm thi Trường THPT Giai Xuân, huyện Phong iền, cho biết: "Nội dung đề thi các môn nằm trong chương trình học, vừa sức học, em làm được khoảng 70% bài thi".
Tại Hội đồng thi Trường THPT Châu Văn Liêm, Nguyễn Thanh Tùng, học sinh Trường THCS oàn Thị iểm, rất vui vẻ sau khi hoàn thành bài thi môn Ngữ văn. Tùng nói: "ề thi môn Văn vừa sức, khá hay. Phần văn nghị luận bám sát thực tế cuộc sống, em trình bày quan điểm, cảm nhận của mình. ề thi môn Toán, Anh văn có 90% nằm trong chương trình học. Em tự tin làm bài được trên 7 điểm môn Anh văn và trên 8 điểm môn Toán".
Năm 2020 là năm đặc biệt bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh khối lớp 9 TP Cần Thơ phải nghỉ học thời gian khá dài. Sở Giáo dục và ào tạo (GD&T) TP Cần Thơ chỉ đạo các trường linh động triển khai nhiều hình thức dạy và học: trực tuyến, qua truyền hình... nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, giúp học sinh đủ kiến thức tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Nhận định của một số giáo viên các trường THPT, đề thi cả 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ đều vừa sức, bám sát nội dung kiến thức chương trình THCS nhưng vẫn đảm bảo đánh giá đúng năng lực, phân luồng học sinh.
Kỳ thi tuyển lớp 10 đối với các trường THPT công lập được xem là cơ sở để đánh giá chất lượng đầu vào, giúp các trường có kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học phù hợp. ồng thời, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các địa phương ở bậc THCS, phục vụ tốt việc triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới sắp tới. Theo đánh giá của Hội đồng thi tuyển sinh thành phố, kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc; tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thi được đảm bảo.
Bà Trần Hồng Thắm, Chủ tịch Hội đồng tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021, cho biết: "Sở đã chỉ đạo các Phòng GD&T phối hợp các trường chủ động hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa, tham gia thi tại các trường. Sự chuẩn bị chu đáo nguồn lực ở các đơn vị; sự phối hợp chặt chẽ của các sở ngành, chính quyền địa phương đã giúp kỳ thi kết thúc tốt đẹp".
Năm nay, TP Cần Thơ có hơn 12.700 thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT, tổng chỉ tiêu tuyển của các trường hơn 11.100 học sinh. "Thí sinh chưa trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập, vẫn có nhiều cơ hội học tập ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận, huyện; trường ngoài công lập hoặc theo học ở các trường nghề... Hiện các trung tâm, nhất là các trường nghề trên địa bàn thành phố, đã được đầu tư khá tốt, tạo thuận lợi để các em học tập tốt" - bà Trần Hồng Thắm nói.
TP Cần Thơ dự kiến công bố kết quả tuyển sinh lớp 10 ngày 4-8
(CT)- Sáng 26-7, tại Hội đồng thi Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, 528 thí sinh dự thi môn chuyên (vắng 3 thí sinh) ở ngày thi cuối, Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2020-2021. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 380 học sinh.
Buổi thi cuối diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy định; tình hình an ninh trật tự ở Hội đồng thi được đảm bảo.
Theo kế hoạch, Hội đồng chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT thành phố bắt đầu làm việc từ ngày 27-7; dự kiến, ngày 4-8 công bố kết quả tuyển sinh. Các trường tổ chức xét tuyển vào lớp 10 từ ngày 4-8 đến 10-8; thời gian này, thí sinh có thể nộp đơn xin phúc khảo và ngày 14-8 sẽ công bố kết quả phúc khảo.
Lớp 90% học sinh giỏi thì bình thường, 1 trẻ không giấy khen lại thành chuyện "Bệnh thành tích" trong giáo dục ở nước ta hiện nay đã trở thành một căn bệnh nan y, rất khó trị dứt điểm. Ngày 10/9, tại Hà Nội, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo "Thực trạng bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay - Giải pháp ngăn chặn, đi đến xóa bỏ bệnh...