Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại cơ sở mầm non
Không chỉ tăng cường các hoạt động dạy kỹ năng sống và kỹ năng độc lập, giáo dục giới tính cho trẻ mắc chứng tự kỷ, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Minh Tâm (TP.
Sơn La) còn tập trung xây dựng mạng lưới ‘Phòng hỗ trợ hòa nhập tại các cơ sở mầm non’ trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Giáo viên hướng dẫn các con tập viết.
Hiện nay, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Minh Tâm (36 Hồ Sanh, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La) có 24 giáo viên; đang trực tiếp can thiệp, trị liệu và hỗ trợ hòa nhập cho 120 trẻ. Sau 6 năm hoạt động, Trung tâm đã tiếp nhận và can thiệp cho hàng nghìn trẻ mắc các rối loạn phát triển như: chậm phát triển ngôn ngữ, tự kỷ tại gia đình, cơ sở giáo dục và cộng đồng. Đồng thời, đánh giá, tư vấn phương pháp chăm sóc và can thiệp giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà; cung cấp nội dung, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù, phù hợp từng dạng tật của trẻ.
Thạc sỹ giáo dục đặc biệt Nguyễn Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm cho biết: Tự kỷ là hội chứng khá phổ biến, song ở tỉnh Sơn La thì còn khá mới , các nguồn thông tin trợ giúp trẻ tự kỷ trên địa bàn còn ít, biểu hiện của chứng tự kỷ lại không rõ ràng nên không phải cha mẹ nào cũng có thể nhận biết được. Hầu hết các gia đình chỉ nhận dạng bệnh ở biểu hiện chậm nói mà không để ý đến các dấu hiệu khác (không có phản xạ khi được gọi tên, quá nhạy cảm với âm thanh, thiếu nhận thức về sự nguy hiểm; không có hoặc có ít khả năng về ngôn ngữ giao tiếp; không có khả năng tập trung vào một việc gì hoặc chỉ tập trung vào một loại đồ chơi yêu thích). Bên cạnh đó, một số gia đình còn giấu bệnh, không cho con đi can thiệp, làm cho trẻ tự kỷ vốn dĩ khó hòa nhập lại càng bị cô lập hơn trong cộng đồng nói chung và môi trường giáo dục phổ thông. Việc can thiệp cho trẻ tự kỷ phải có chương trình phù hợp, cần nhiều nguồn nhân lực, cần nhiều học liệu đặc biệt, chi phí giáo dục cũng cao hơn so với các môi trường giáo dục khác.
Video đang HOT
Cô giáo Lường Thị Ngọc Diệp – giáo viên của Trung tâm chia sẻ thêm: Do nhận thức về hội chứng tự kỷ của bậc phụ huynh còn hạn chế nên tỷ lệ trẻ tự kỷ được phát hiện để tham gia chương trình can thiệp sớm chưa cao, khi can thiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều trẻ khi đến can thiệp tại cơ sở không chỉ mắc chứng tự kỷ mà còn tăng động, kém tập trung. Trong quá trình dạy trẻ, chúng tôi phải phối hợp với phụ huynh để nắm bắt tâm lý, từ đó lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp nhất.
Công tác trị liệu cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm.
Có mặt tại Trung tâm, trực tiếp tham quan, nhìn các em nhỏ vui chơi, học hành ai cũng nghĩ đây là hoạt động bình thường nhưng lại chính là một giờ can thiệp vật lý trị liệu của một lớp học đặc biệt, với những học sinh có khiếm khuyết về thần kinh như bị tự kỷ, rối loạn hoạt động, bại não, đao và khiếm thính… Sau một thời gian được can thiệp với phương pháp phù hợp, được các giáo viên chuyên biệt chăm sóc, hỗ trợ điều trị, rất nhiều trẻ bị khiếm khuyết thần kinh đã có sự thay đổi rõ rệt so với những ngày đầu.
Chị Đinh Thị Phương Thảo (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) có con học tại Trung tâm chia sẻ, con chị mắc chứng tự kỷ, sau khi thăm khám, gia đình đã cho cháu tham gia các lớp can thiệp tại Hà Nội, nhưng gặp khó khăn vì vừa xa xôi, vừa bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Sau khi tìm hiểu, biết đến Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Minh Tâm, chị đã chuyển con lên học ở đây. Chỉ sau vài tháng, con chị đã giao tiếp tốt hơn và bắt đầu phát được âm tiết, từ ngữ. Tháng 7 vừa qua, tròn một năm can thiệp, cháu đã chủ động giao tiếp và qua đánh giá tình trạng của cháu ổn định. Hiện gia đình đang cho cháu theo học tại một trường mầm non ở địa phương.
Các con học cách nhận biết hình dạng và màu sắc qua trò chơi xếp hình.
Bằng những liệu trình hỗ trợ can thiệp riêng, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Minh Tâm đã và đang mang đến những hi vọng cho rất nhiều trẻ cũng như những gia đình có con mắc những khiếm khuyết về các rối loạn phát triển, sớm hòa nhập xã hội và trưởng thành như bao đứa trẻ bình thường khác. Thời gian tới, để giúp đỡ được nhiều trẻ gặp hội chứng về rối loạn phát triển, Trung tâm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình can thiệp sớm; tăng cường các hoạt động dạy kỹ năng sống và kỹ năng độc lập, giáo dục giới tính cho nhóm trẻ lớn; kết nối với các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ các trẻ tự kỷ có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Đồng thời, tập trung xây dựng mạng lưới phòng hỗ trợ hòa nhập tại các cơ sở mầm non trên địa bàn toàn tỉnh giúp phụ huynh giảm chi phí, tạo hiệu quả cao trong công tác can thiệp cho trẻ.
Khi phát hiện con có các biểu hiện bất thường như: hạn chế khả năng tương tác xã hội, khả năng ngôn ngữ; có hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại… phụ huynh nên đưa trẻ tới các bệnh viện hoặc chuyên gia giáo dục đặc biệt, chuyên gia tâm lý, chuyên gia âm ngữ trị liệu, chuyên gia trị liệu hành vi để kiểm tra và được tư vấn chính xác thực trạng con em mình. Bởi cùng một hội chứng tự kỷ, song không trẻ tự kỷ nào giống trẻ tự kỷ nào, cách chăm sóc và can thiệp trị liệu cũng hoàn toàn khác nhau.
Giáo dục hòa nhập trong nhà trường
Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, tự kỷ, giúp các em được đến trường học tập, được giáo dục kỹ năng sống, từng bước xóa bỏ mặc cảm, tự tin hòa nhập cộng đồng.
Một tiết học dành cho học sinh khuyết tật, tự kỷ ở Trường Tiểu học Đông Mai (TX Quảng Yên) có sự tham gia của phụ huynh.
Để hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập, hằng năm, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường học trên địa bàn miễn giảm một số môn học, hoặc giảm nhẹ yêu cầu môn học. Các em được bố trí chỗ ngồi thuận lợi cho việc học, tiếp thu bài giảng, được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của trường, lớp.
Tại Trường Tiểu học Đông Mai (TX Quảng Yên), lớp học dành cho trẻ tự kỷ, khuyết tật đôi khi có sự đồng hành của các bậc phụ huynh. Cô giáo Phạm Thị Thảo, giáo viên Phòng Hỗ trợ giáo dục hòa nhập Trường Tiểu học Đông Mai, cho biết: "Lớp hiện chỉ có 6 học sinh, em thì khuyết tật vận động, em thì khuyết tật trí tuệ... Được sự động viên của giáo viên, các bậc phụ huynh thường xuyên đến lớp để hỗ trợ con cải thiện các kỹ năng về vận động, tư duy. Hầu hết các phụ huynh rất ủng hộ, phấn khởi. Các em tiến bộ rõ rệt qua từng giai đoạn, từng thời kỳ".
Cơ sở Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh tổ chức chương trình ngoại khóa cho trẻ khuyết tật, tháng 6/2022.
Giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng là một trong những mục tiêu của ngành GD&ĐT tỉnh những năm gần đây. Những lớp học vừa có trẻ bình thường vừa có trẻ khuyết tật là hình ảnh dễ thấy tại nhiều trường học trong tỉnh. Đây là cách gần nhất, dễ nhất để các trẻ khuyết tật sớm hòa nhập, đồng thời cũng là cách để giáo dục ý thức sẻ chia, đồng cảm cho học sinh các nhà trường. Giảng dạy ở những lớp học này, giáo viên bên cạnh trình độ chuyên môn cần có tình thương và các biện pháp tâm lý để tạo hiệu quả cao trong lớp học.
Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh hiện có 3 lớp học dành cho trẻ khuyết tật về nghe nói, mỗi lớp học 15 học sinh, các em được gửi vào đây để học chương trình chuyên biệt. Từ chỗ không biết diễn đạt suy nghĩ, qua một thời gian ngắn học tập, hầu hết các em đã khiến cho người khác hiểu được suy nghĩ của mình.
Không chỉ giúp các học sinh khuyết tật học ngôn ngữ ký hiệu, các giáo viên Cơ sở còn hướng dẫn các em tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ, là những bức tranh giấy, tranh thêu ghép hình Vịnh Hạ Long, các loài hoa, phong cảnh, móc chìa khóa ngộ nghĩnh, đáng yêu. Rất nhiều em "tốt nghiệp" đã có được việc làm ổn định nhờ có nghề may, thêu, làm sản phẩm mỹ nghệ, thủ công... Ước mơ của các học sinh khuyết tật gửi gắm vào những bức tranh cũng là ước mơ của thầy cô giáo mong muốn những học trò của mình được sống, được vui, hòa nhập cộng đồng...
Toàn tỉnh hiện có 260 cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập. Trong đó có 38 trường mầm non; 184 trường tiểu học; 37 trường THCS, THPT; 1 trung tâm GDTX; 908 lớp thực hiện giáo dục hòa nhập, với 1.281 học sinh, gần 4.000 cán bộ, giáo viên. Công tác giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập dù còn rất nhiều khó khăn, vất vả, nhưng với những giải pháp thiết thực, đã đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần giúp trẻ khuyết tật, tự kỷ vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Chính sách để đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục mầm non mới Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xúc tiến biên soạn, chuẩn bị một chương trình cho giáo dục mầm non kiểm soát được chất lượng cũng như có sự đầu tư. Để có điều này, ngành giáo dục cần những rà soát mang tính quy mô về nguồn lực giáo viên cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng. Cô giáo...