Hỗ trợ đợt 3: Gồm 7,3 triệu người, không dành cho người về quê, người về hưu
Tại buổi họp báo chiều 20-9, ông Võ Văn Hoan, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết TP đang triển khai gói hỗ trợ thứ 3 cho 7,3 triệu người trên nguyên tắc chi đúng, đủ, không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú và không để ai trục lợi.
Ông Võ Văn Hoan, phó chủ tịch UBND TP.HCM, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 20-9 – Ảnh: ĐAN THUẦN
Chi đúng, đủ, không để ai trục lợi
Ông Võ Văn Hoan cho biết dịch COVID-19 khiến nhiều người ở TP gặp nhiều khó khăn, tình hình khó khăn trong sản xuất cũng dẫn đến tình trạng phải đóng cửa một số doanh nghiệp, hoặc hoạt động cầm chừng.
Đại bộ phận người lao động mất việc, không có thu nhập. Những người đã khó khăn trước đây, do giãn cách xã hội lại tiếp tục khó khăn, những người trước đây có cuộc sống cơ bản nhưng do dịch bệnh kéo dài nên họ cũng trở thành người khó khăn.
“Với tinh thần trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền với nhân dân TP nói chung và người lao động đang sinh sống tại TP, TP xác định những người lao động này là bộ phận rất quan trọng cho sự phát triển của TP. Dù có hộ khẩu thường trú, tạm trú hay lưu trú, trong thời gian bình thường họ đã đóng góp cho sự phát triển của TP nên lúc khó khăn thì không vì lý do nào đó mà TP không quan tâm, hỗ trợ cho họ” – ông Hoan nói.
TP đã trải qua thời gian giãn cách quá dài, hơn 100 ngày. TP đã triển khai 2 gói hỗ trợ vào tháng 7, tháng 8. Hiện nay, TP đang chuẩn bị triển khai gói thứ 3.
Phó chủ tịch UBND TP cho biết gói hỗ trợ thứ 3 xuất phát từ thực tiễn thực hiện gói 1, gói 2. Danh sách hỗ trợ gói 3 từ cơ sở danh sách hỗ trợ gói 1, gói 2, cập nhật bổ sung những trường hợp khó khăn, đảm bảo việc những người dân gặp khó khăn thì TP đều phải chăm lo.
Nguyên tắc thứ 2 là chi đúng chi đủ, không bỏ sót, không trùng lắp, không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú. Và đặc biệt không để cán bộ nhà nước hoặc người dân lợi dụng chính sách này để trục lợi cá nhân.
4 đối tượng được hưởng trợ cấp
Video đang HOT
Đối tượng của gói hỗ trợ lần này là những đối tượng cũ nhưng được đề cập rõ hơn, gồm 4 đối tượng chính:
Thứ nhất là thành viên trong hộ nghèo, cận nghèo, những người được hưởng trợ cấp, bảo trợ xã hội hằng tháng đang gặp khó khăn (trước đây chỉ tính theo hộ nghèo, cận nghèo. Hiện nay hỗ trợ cho thành viên trong hộ nghèo, tức là tất cả những người trong hộ nghèo, cận nghèo).
Thứ hai là người lao động có hoàn cảnh khó khăn do mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian TP thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, đang thực tế có mặt trên địa bàn, bao gồm cả những trường hợp đang cách ly, đang điều trị bệnh không có mặt tại địa phương.
Yêu cầu quan trọng nhất là những người này thực tế có mặt trên địa bàn phường, xã. Bao gồm cả những người thuộc diện này không có mặt tại địa phương nhưng đang trong bệnh viện, khu cách ly tập trung. Người về quê thì không được hỗ trợ.
Thứ ba là người phụ thuộc của những đối tượng 2. Gồm cha, mẹ vợ, chồng và các con sống phụ thuộc vào người này, đang có mặt trên địa bàn TP hoặc đang ở bệnh viện, khu cách ly.
Thứ tư là người lưu trú tạm thời trong các nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo có hoàn cảnh thực sự khó khăn. Những người do giãn cách xã hội tình cờ đến nhưng không đi được, tạm thời lưu trú nhưng không báo cáo, hiện nay đang có mặt ở TP nhưng gặp khó khăn.
Những người không được hỗ trợ là những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, đang tham gia BHXH và được doanh nghiệp trả lương trong tháng 8-2021.
Ông Hoan cho rằng những người này phải chia sẻ dù gặp khó khăn chút đỉnh. Ở đây không có sự phân biệt, TP có nhiều chính sách hỗ trợ cho các cô chú về hưu. Nhưng đây là chính sách hỗ trợ lo cho lao động hiện nay đang gặp khó khăn.
Số lượng người hỗ trợ đợt 3 khoảng 7,3 triệu người, mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người, tổng kinh phí hỗ trợ là 7.300 tỉ và nguồn kinh phí từ ngân sách TP.
Gói 3 tính bằng người chứ không tính bằng hộ
Thông tin thêm về chính sách an sinh cho người dân gặp khó khăn do dịch, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết TP đã có 3 gói hỗ trợ và mỗi gói đều có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn riêng.
Ông Hoan dẫn ví dụ cơ sở pháp lý của gói 1 là Nghị quyết 09 của HĐND TP và thực tiễn thời điểm đó chưa giãn cách theo Chỉ thị 16 mà chỉ thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 tại một số địa phương. Do đó gói thứ 1 nhất chỉ tập trung vào người lao động tự do, có địa chỉ thường trú và tạm trú trên địa bàn TP.
Công tác tổ chức gói 1 đơn giản, chỉ tập trung vào nhóm người mua gánh bán bưng, mức hỗ trợ lúc đó là 1,5 triệu và tính theo người.
Tuy nhiên, do diễn biến dịch ngày càng phức tạp, tỉ lệ người gặp khó khăn nhiều hơn khi TP thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 và 16 tăng cường, TP quyết định mở rộng đối tượng gồm những đối tượng của gói 1 và bổ sung thêm một số đối tượng lao động tự do nhưng không nằm trong nhóm Nghị quyết 09. Ngoài ra, bổ sung thêm hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ lao động gặp khó khăn.
Theo ông Hoan, gói hỗ trợ 3 sắp tới sẽ tính trên đầu người và không khác đối tượng của gói 1 và gói 2. Tuy nhiên, gói 3 này sẽ bổ sung thêm đối tượng và cố gắng loại trừ những đối tượng được nhận lương từ quỹ tiền lương của các doanh nghiệp, cơ quan.
“Khi tính hỗ trợ theo người thì phải là người khó khăn, không có thu nhập thực sự. Trong thực tế có những người vẫn làm việc ở nhà và nhận lương cho nên phải lọc ra. Đối tượng của gói 3 suy cho cùng chỉ là những đối tượng của gói 1 và gói 2 nhưng số lượng tăng lên rất nhiều bởi tính bằng người chứ không tính bằng hộ”, ông Hoan lý giải.
Theo ông Hoan, khi triển khai chính quyền địa phương phải “phải đi từng ngõ gõ từng nhà kiểm tra xem tình hình thực tế của dân như thế nào”. Ông Hoan đề nghị các phường, xã khi thực hiện, sau khi rà soát thấy đúng thì thì mạnh dạn cập nhật danh sách, ngược lại nếu không đúng thì mạnh dạn trao đổi lại cho người dân được biết.
Ngoài ra, các địa phương có thể vận động các nguồn hỗ trợ khác để lo cho dân chứ không chỉ dựa vào gói 3 này.
“Lần này, ở phường xã sẽ hình thành hội đồng xét với đầy đủ các thành phần gồm lãnh đạo đảng ủy, chính quyền, công an, quân sự, các đoàn thể. Ở khu phố cũng có những tổ để kiểm tra, rà soát danh sách trên địa bàn, từ đó mới ra quyết định trình cho UBND quận, huyện và TP Thủ Đức xem xét phê duyệt.
Như vậy chúng ta sẽ lấy cơ chế tập thể để quyết định những vấn đề dân sinh cũng là cơ sở để hạn chế thấp nhất khả năng cá nhân cán bộ công chức có thể sai sót, vô tình làm ảnh hưởng chính sách”, ông Hoan cho biết.
Về thời gian triển khai gói 3, ông Võ Văn Hoan cho hay còn phải qua một quy trình thủ tục từ Nghị quyết của HĐND, tới kế hoạch triển khai của UBND TP và chuẩn bị tiền.
“Chúng tôi sẽ cố gắn khoảng thứ 6 tuần này có thể khởi động gói thứ 3. TP phải sẵn sàng được 2 việc, thứ nhất là sẵn sàng được nguồn tiền và sẵn sàng danh sách những người được nhận và danh sách này sẽ được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”, ông Hoan nói.
TP.HCM xây dựng chính sách chăm lo tương lai cho trẻ mồ côi vì COVID-19
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã có văn bản chỉ đạo các địa phương lập danh sách trẻ em mồ côi vì COVID-19 và tham mưu xây dựng chính sách trước mắt cũng như lâu dài để chăm lo cho các em.
Nhiều trẻ em ở TP.HCM đã mất cha, mẹ trong trận đại dịch cần được chăm lo - Ảnh: VŨ THỦY
Yêu cầu được lãnh đạo TP.HCM nêu ra trong tình hình dịch COVID-19 phức tạp, nhiều ca bệnh nặng không qua khỏi, hệ lụy là để lại hàng ngàn trẻ em mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa trong khi các em phải được chăm sóc chu đáo không chỉ cho hôm nay, mà còn tương lai sau này.
Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan chỉ đạo UBND quận, huyện và TP Thủ Đức tổ chức rà soát, lập danh sách các trẻ em mồ côi cha mẹ do COVID-19 trên địa bàn.
Đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên và nắm bắt nguyện vọng của người thân đang nuôi dưỡng các em để tham mưu xây dựng chính sách trước mắt và lâu dài cho từng nhóm, trình UBND TP trước ngày 25-9-2021.
Cụ thể các nhóm gồm: gia đình tự nuôi dưỡng; gửi trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em, mái ấm tình thương quận, huyện và TP Thủ Đức; gửi đến các tổ chức có tâm nguyện nuôi dưỡng; nguyện vọng khác.
UBND TP.HCM giao Ban Tôn giáo TP, Hiệp hội Doanh nghiệp TP chủ trì làm việc với các tổ chức tôn giáo, các doanh nghiệp (FPT) là những tổ chức có tâm nguyện chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu mồ côi để lắng nghe các kiến nghị để báo cáo UBND TP trước ngày 25-9-2021.
Sở Lao động - thương binh và xã hội TP sẽ là đơn vị hướng dẫn các địa phương, đơn vị thăm hỏi, nắm nguyện vọng, tổng hợp báo cáo để tham mưu đề xuất hệ thống các chính sách chăm lo cho các trẻ mồ côi từ nhỏ đến khi trưởng thành, trình UBND TP trước ngày 30-9-2021.
Trước đó, tại buổi làm việc trực tuyến với Ban Văn hóa - xã hội, HĐND TP về tình hình học sinh học tập đầu năm học 2021-2022, Sở Giáo dục và đào tạo TP báo cáo có hơn 10.000 học sinh phổ thông, gần 3.400 giáo viên đang thuộc diện F0, 1.517 học sinh rơi vào hoàn cảnh mồ côi do dịch COVID-19 được ghi nhận đến thời điểm ngày 14-9.
Nghi mắc COVID-19 ở điểm tiêm vắc xin, tài xế 'luồng xanh' bỏ về quê thì dương tính Tài xế luồng xanh từ miền Tây ra Hà Nội đã tự ý bỏ về quê Lào Cai, sau khi lực lượng chức năng phát hiện thân nhiệt cao bất thường tại điểm tiêm vắc xin. Khi về đến cửa ngõ địa phương lấy mẫu thì phát hiện người này dương tính COVID-19. Lực lượng chức năng kiểm tra người và phương tiện...