Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký đã Quyết định số 167/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 – 2025″.
Công nhân tại Nhà máy Lavifood (Bến Lức, Long An) thực hiện công đoạn chế biến trái thanh long. Ảnh: Bùi Giang/TTXVN
Mục tiêu tổng quát của Chương trình là phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào năm 2030; huy động nguồn lực xã hội, từng bước phát triển hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững, đóng góp tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người thu nhập thấp, người yếu thế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Chương trình phấn đấu đến năm 2025 sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp khu vực tư nhân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh doanh bền vững; bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, quản lý về kinh doanh bền vững; hỗ trợ phát triển tối thiếu 10 công cụ, giải pháp đo lường, đánh giá, công nhận các doanh nghiệp kinh doanh bền vững; qua đó hỗ trợ khoảng 10.000 doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững; góp phần đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 – 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc; tăng năng suất lao động bình quân khoảng 7%/năm.
Bên cạnh đó, chương trình hướng đến việc hình thành cơ sở dữ liệu và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững; xây dựng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững thành công điển hình để lan tỏa, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển bền vững; thu hút các nguồn lực hợp pháp, đặc biệt từ cộng đồng doanh nghiệp để triển khai các sáng kiến hướng tới kinh doanh bền vững.
“Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 – 2025″ thực hiện trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025.
Đối tượng của chương trình là các doanh nghiệp khu vực tư nhân thực hiện kinh doanh bền vững (doanh nghiệp kinh doanh bền vững).Các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững: viện nghiên cứu, trường đại học, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh bền vững. Các bộ, cơ quan trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) và các đơn vị trực thuộc; các tổ chức hiệp hội được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động của Chương trình.
Chương trình sẽ triển khai thực hiện 3 hoạt động chính: Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ kinh doanh bền vững; hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững; hoạt động quản lý Chương trình.
Video đang HOT
Đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược, phương án kinh doanh bền vững, doanh nghiệp được đánh giá và công nhận là doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ các nội dung sau:
Hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bao gồm cả hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp về xây dựng chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững; nhân sự; tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững.
Hỗ trợ công nghệ bao gồm: tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; tư vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi số.
Hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững.
Hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư.
Hỗ trợ về truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp: hỗ trợ đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế; hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung trên theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn Luật
Sẽ xử lý nghiêm các đơn vị găm hàng trục lợi xăng dầu
Trong những ngày gần đây, nhiều cửa hàng xăng dầu tại một số địa phương đã phải treo biển nghỉ bán với lý do hết hàng, nguồn cung ứng không đủ.
Điều chỉnh giá bán tại một cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, tình trạng này xảy ra chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và có thị phần rất nhỏ, trải dài trên các tỉnh, thành phố. Các doanh nghiệp lớn mà nhà nước chiếm thị phần chi phối đang thực hiện rất nghiêm túc, không những phục vụ cho hệ thống bán hàng của mình mà còn phục vụ các hệ thống phân phối khác.
"Chúng tôi đã có các biện pháp quyết liệt trong việc chỉ đạo các Sở Công Thương, lực lượng quản lý thị trường tại các tỉnh, thành phố, phối hợp cơ quan chức năng để xử lý các hành vi găm hàng trục lợi; trong đó có thu hồi giấy phép kinh doanh là biện pháp hết sức nghiêm khắc", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.
Bộ Công Thương cho biết, hiện nguồn cung xăng dầu trong nước đang đáp ứng khoảng 75% nhu cầu thị trường, còn lại khoảng 25% là nhập khẩu. Tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn (chiếm trên 90% thị phần), việc bán hàng vẫn được duy trì liên tục từ trước Tết Nguyên đán đến nay.
Tuy nhiên, thời gian qua, tại một số địa phương có hiện tượng một số cửa hàng xăng dầu ngừng bán hàng với lý do thiếu nguồn cung. Sự việc này đã được Bộ Công Thương chỉ đạo các Sở Công Thương phối hợp với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra. Theo đó, hầu hết các cửa hàng xăng dầu ngừng bán hàng do lấy nguồn hàng từ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhỏ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có hiện tượng hạn chế bán hàng ra để chờ tăng giá.
Các bộ, ngành, doanh nghiệp đầu mối cũng khẳng định, tình trạng thiếu hụt xăng dầu chỉ xảy ra cục bộ tại cửa hàng đại lý của các doanh nghiệp nhỏ, do tâm lý găm hàng nhằm trục lợi. Phía Bộ Công Thương cho hay, hiện đã có đủ công cụ, bộ máy để bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu như: quy định dự trữ xăng dầu bắt buộc của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong 20 ngày...
Hiện nay, những vướng mắc trước mắt của Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn hiện đã được tháo gỡ, từ giữa tháng 2, nhà máy sẽ dần khôi phục lại sản xuất như bình thường. Từ trước Tết, nhà máy này đã nâng công suất lên 103% và từ ngày 7/2/2022 đã nâng công suất lên 105%.
Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương cũng đã có báo cáo nhanh về tình hình kinh doanh xăng, dầu tại các địa phương.
Cụ thể, trong những ngày trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phối hợp với lực lượng chức năng giám sát các loại hình kinh doanh xăng dầu theo từng địa phương.
Theo đó, từ ngày 28/1 đến 8/2, tại một số tỉnh, thành phố: Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang, Tp. Hồ Chí Minh, lực lượng chức năng phát hiện một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngưng hoạt động do nhiều nguyên nhân, như: không có đủ nguồn cung xăng dầu, lượng tiêu thụ xăng dầu của người tiêu dùng tăng cao do nhu cầu đi lại, không có đủ nhân lực để kinh doanh tại các cửa hàng.
Trong những ngày tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm chỉ đạo tại Công điện số 517/CĐ-BCT ngày 28/1/2022 của Bộ Công Thương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Để ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường quản lý địa bàn và triển khai biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án cũng như phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt các đơn vị kinh doanh xăng dầu nhằm phát hiện hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu.
Cùng với đó, Bộ trưởng đề nghị lực lượng phải tiến hành xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Bộ trưởng cũng lưu ý việc giám sát chặt chẽ các cửa hàng xăng dầu đã bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt, kịp thời kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép theo quy định; đồng thời thực hiện giám sát chặt chẽ các đơn vị đã bị thu hồi giấy phép.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh Vụ Thị trường trong nước chủ động nắm bắt thông tin, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường trong quá trình xử lý các vụ việc liên quan đến Giấy phép xăng dầu của Bộ Công Thương cấp theo thẩm quyền và khẩn trương, nghiêm túc thực hiện, báo cáo kịp thời.
Hải Dương: Đưa vào hoạt động Trạm biến áp 110kV Thanh Hà và nhánh rẽ Chiều 26/1, tại huyện Thanh Hà, Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Hải Dương (Điện lực Hải Dương) đã tổ chức lễ khánh thành, đóng điện, đưa vào hoạt động trạm biến áp 110kV Thanh Hà và nhánh rẽ, vượt tiến độ 3 tháng theo kế hoạch dự kiến ban đầu. Các đại biểu cắt băng khánh thành trạm biến áp...