Hải Dương: Đưa vào hoạt động Trạm biến áp 110kV Thanh Hà và nhánh rẽ
Chiều 26/1, tại huyện Thanh Hà, Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Hải Dương (Điện lực Hải Dương) đã tổ chức lễ khánh thành, đóng điện, đưa vào hoạt động trạm biến áp 110kV Thanh Hà và nhánh rẽ, vượt tiến độ 3 tháng theo kế hoạch dự kiến ban đầu.
Các đại biểu cắt băng khánh thành trạm biến áp 110kV Thanh Hà và nhánh rẽ.
Dự án Trạm biến áp 110kV Thanh Hà có công suất thiết kế là (40 63)MVA; trong đó, giai đoạn 1 được lắp đặt một máy biến áp 40MVA, được thiết kế theo tiêu chuẩn vận hành không có người trực. Dự án có đường dây mạch kép 110kV với chiều dài hơn 16 km; điểm đầu từ trạm biến áp 220kV Hải Dương 2 ở thị xã Kinh Môn và điểm cuối là trạm biến áp 110kV Thanh Hà, bao gồm tổng cộng 67 vị trí cột. Đường dây đi qua 9 phường, xã của 3 huyện, thị xã là Thanh Hà, Kim Thành và Kinh Môn. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 175 tỷ đồng.
Việc đưa dự án vào hoạt động sẽ nâng cao độ ổn định cung cấp điện, chất lượng điện năng cho các phụ tải công nghiệp, sinh hoạt của huyện Thanh Hà nói riêng và khu vực nói chung trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Để đảm bảo khai thác có hiệu quả trạm biến áp 110kV Thanh Hà ngay sau khi được đóng điện đưa vào vận hành, Điện lực Hải Dương cũng triển khai thực hiện đồng thời dự án xây dựng 2 lộ xuất tuyến 35kV sau trạm biến áp 110kV Thanh Hà với tổng mức đầu tư khoảng 15 tỷ đồng.
Các bộ, kỹ sư Điện lực Hải Dương kiểm tra thiết bị, đường dây trước khi đóng điện, đưa vào vận hành trạm biến áp 110kV Thanh Hà và nhánh rẽ.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Điện lực Hải Dương, trước khi có dự án, huyện Thanh Hà là huyện duy nhất trong địa bàn tỉnh Hải Dương chưa có trạm biến áp 110kV. Đồng thời, trong suốt thời gian qua, với sự phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ, nên các trạm biến áp 110kV trong khu vực luôn phải vận hành ở trạng thái đầy tải và quá tải trong giờ cao điểm, các đường dây trung áp dài dẫn đến tổn thất cao không đảm bảo chất lượng điện năng, độ ổn định cung cấp điện liên tục cho các phụ tải.
Do đó, năm 2019, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc làm chủ đầu tư và giao cho Ban quản lý dự án điện Miền Bắc tổ chức xây dựng trạm biến áp 110kV Thanh Hà. Tuy nhiên đến tháng 5/2021 dự án vẫn chưa thực hiện do vướng mắc về giải phóng mặt bằng.
Ngày 27/7/2021, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương đã ký hợp đồng ủy thác và chính thức giao cho Điện lực Hải Dương tổ chức quản lý triển khai thi công.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Quang Thái, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã ghi nhận và biểu dương những cố gắng, nỗ lực của Điện lực Hải Dương trong việc quản trị doanh nghiệp, quản trị dự án để công trình vào hoạt động với thời gian sớm kỷ lục.
Với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương trong năm qua, lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc bày tỏ mong muốn, Hải Dương sẽ là một trong những tỉnh trọng điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong thời gian tới.
Các bộ, kỹ sư Điện lực Hải Dương kiểm tra thiết bị và đường dây trước khi đóng điện, đưa vào vận hành trạm biến áp 110kV Thanh Hà và nhánh rẽ.
Thay mặt lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, ông Thái cũng cam kết sẽ cung cấp điện ổn định cho sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống cho người dân các tỉnh phía Bắc nói chúng và Hải Dương nói riêng; đồng thời, chỉ đạo Điện lực Hải Dương phải đi trước một bước để chuẩn bị hạ tầng, sẵn sàng đón các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Hải Dương đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Hiện Điện lực Hải Dương đang quản lý 15 trạm biến áp 110kV. Năm 2021, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Điện lực Hải Dương được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao thực hiện 36 dự án lưới điện từ 0,4kV đến 110kV để nâng cao năng lực, hiện đại hóa hệ thống lưới điện với tổng mức đầu tư 594 tỷ đồng. Vượt qua những khó khăn chưa từng có tiền lệ do đại dịch COVID-19, Điện lực Hải Dương vẫn vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa hoàn thành công tác đầu tư xây dựng. Đặc biệt, có những dự án trọng điểm hoàn thành vượt tiến độ như là công trình đường dây và trạm biến áp 110kV Kim Thành và trạm biến áp 110kV Thanh Hà và nhánh rẽ.
Điểm sáng về cải cách hành chính
Thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn được TP Uông Bí quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
TP Uông Bí tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác GPMB các dự án trọng điểm, tháng 10/2021. Ảnh: Trung tâm TT-VH Uông Bí
Xác định CCHC là việc làm trọng tâm, liên tục, thành phố đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ, nhằm đem lại sự thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, như: Chủ động ban hành các văn bản, kế hoạch chỉ đạo, điều hành công tác CCHC; tổ chức các hội nghị phân tích, đánh giá các chỉ số PAR Index, ICT, Sipas, DDCI, trên cơ sở đó thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao các chỉ số. Thành phố khuyến khích những sáng kiến, giải pháp mới, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đổi mới phương pháp làm việc, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và đội ngũ CB,CC,VC trong thực thi công vụ, giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.
Chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp được nâng lên. Các văn bản được ban hành cơ bản tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành, thể hiện từ khâu xây dựng dự thảo, tổ chức lấy ý kiến góp ý, gửi cơ quan thẩm định trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành. Do đó, cơ bản đảm bảo tính thống nhất, hợp hiến, hợp pháp giữa văn bản địa phương và văn bản cấp trên, tính hiệu lực, hiệu quả và tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. Thành phố hằng năm có kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; trong đó xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các phòng, đơn vị, UBND các xã, phường.
Thành phố đẩy mạnh cải cách TTHC, chuẩn hóa bộ thủ tục, kịp thời cập nhật, sửa đổi, bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp, rà soát TTHC thường xuyên, liên tục; 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được niêm yết công khai, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đến nay, trong tổng số 277 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được thực hiện tại Trung tâm Hành chính công thành phố có 18 TTHC liên thông 3 cấp, 27 TTHC liên thông 2 cấp, 12 TTHC liên thông ngang (cơ quan chuyên môn - ngành dọc), 73 TTHC thuộc ngành dọc tiếp nhận tại Trung tâm. Đối với cấp xã, có 111 TTHC thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại, 19 TTHC thực hiện liên thông 3 cấp, 18 TTHC liên thông 2 cấp. Thành phố tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đến nay có 242 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố được cấp dịch vụ công mức độ 3, 4 (mức độ 4 là 211 TTHC), 227 TTHC được kết nối, tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Năm 2021, Trung tâm Hành chính công thành phố đã giải quyết 128.539/129.023 hồ sơ tiếp nhận (580 hồ sơ kỳ trước chuyển sang); trong đó giải quyết trước hạn đạt 95,35% hồ sơ, còn lại là giải quyết đúng hạn. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã giải quyết 28.373/38.303 hồ sơ tiếp nhận, đạt 74,1%, không có hồ sơ giải quyết quá hạn.
Thành phố nghiêm túc thực hiện các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CB,CC,VC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý; rà soát các trường hợp có thời gian giữ chức vụ từ 7 năm trở lên tại một vị trí cấp trưởng; rà soát việc sắp xếp số lượng cấp phó. Đến nay, thành phố không có trường hợp cấp trưởng đảm nhận tại một vị trí từ 7 năm trở lên; không có đơn vị có số lượng cấp phó vượt so với quy định của trung ương, của tỉnh. Thành phố chỉ đạo các đơn vị rà soát, điều động, luân chuyển đối với CB,CC,VC theo biên chế, vị trí việc làm, phù hợp với năng lực, sở trường công tác để phát huy hiệu quả cao nhất; thực hiện tốt các quy định về quản lý CB,CC,VC; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC; chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị rà soát quy hoạch chức danh lãnh đạo quản lý giai đoạn 2020-2025 thuộc diện BTV Thành ủy quản lý. Trong năm 2021, thành phố thực hiện điều động, bổ nhiệm 24 trường hợp; bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo quản lý đối với 11 trường hợp...
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước được đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ từ thành phố đến cấp xã; duy trì áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Thành phố chủ động làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, CC,VC và nhân dân về CCHC, năng lực quản trị và hành chính công; tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa người dân với chính quyền, lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị, góp ý của người dân; nâng cao trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền với nhân dân...
Với những cách làm đổi mới, hiệu quả, TP Uông Bí luôn là địa phương tốp đầu của tỉnh về xếp hạng chỉ số CCHC, đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nền hành chính phục vụ của tỉnh.
Ninh Thuận phát triển 'lá chắn xanh' rừng phòng hộ ven biển Tỉnh Ninh Thuận tập trung quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển nhằm tạo "lá chắn xanh" ứng phó với biến đổi khí hậu, giữ gìn đa dạng sinh học; qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mô hình trồng rừng ngập mặn phục hồi hệ sinh thái, ứng...