Hỗ trợ đầu tư hạ tầng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các HTX
Tỉnh ta hiện có 699 HTX nông nghiệp đang hoạt động; trong đó, chỉ có 130 HTX xếp loại tốt, đạt 20,5%; còn lại là các HTX hoạt động khá, trung bình và yếu.
Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả chưa cao, nhiều HTX không có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh là do hệ thống hạ tầng cơ sở kém. Do đó, những năm gần đây, UBND tỉnh đã có những cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng; nhà kho, xưởng sơ chế, kho lạnh bảo quản… góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các HTX.
HTX rau an toàn Xuân Thọ, xã Yên Thọ (Như Thanh) được hỗ trợ, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất.
Nhờ những chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển sản xuất và nỗ lực của người dân, khu sản xuất của HTX rau an toàn Xuân Thọ, xã Yên Thọ (Như Thanh) đã quanh năm xanh mướt. Việc canh tác, sản xuất của người dân thuận lợi hơn, nhờ đó, doanh thu, lợi nhuận của HTX không ngừng gia tăng qua các năm. Ông Bùi Ngọc Thân, giám đốc HTX, cho biết: Dựa trên nhu cầu của thị trường về rau an toàn và mong muốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, năm 2018, HTX rau an toàn Xuân Thọ được thành lập, với 43 hộ tham gia sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện, HTX được hỗ trợ đầu tư khoảng 300 triệu đồng để phát triển hệ thống kênh mương dẫn nước, hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng và hệ thống điện phục vụ tưới tiêu cho 3 ha sản xuất và 50 triệu đồng phát triển 1.000m2 nhà lưới. Được đầu tư cơ bản hạ tầng, các hộ dân thuận lợi trong canh tác, vận chuyển và phát triển sản xuất quy mô lớn. Hiện, sản lượng rau an toàn bình quân của HTX đạt khoảng 40 tấn/năm, lợi nhuận 140 triệu đồng/ha/năm.
Không chỉ đầu tư về hạ tầng sản xuất mà nhờ những cơ chế, chính sách hỗ trợ được ngành nông nghiệp và các địa phương triển khai, lồng ghép, nhiều HTX đã xây dựng được nhà điều hành, nhà sơ chế sản phẩm và các cửa hàng trưng bày, bán sản phẩm… góp phần tạo điều kiện cho các HTX nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm, bảo đảm lợi ích và thu nhập của thành viên.
Theo thống kê của Liên minh HTX Thanh Hóa, giai đoạn 2015 – 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng 40 lượt HTX nông nghiệp được nhận cơ chế hỗ trợ từ các nguồn kinh phí lồng ghép. Tiêu biểu, như: Thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã lồng ghép hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng cho một số HTX thông qua đề án phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tổng kinh phí hỗ trợ là 5,861 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước 2,7 tỷ đồng, chiếm 40,1%; kinh phí đối ứng của các HTX là 3,161 tỷ đồng, chiếm 53,9%. Các HTX đã tập trung nguồn kinh phí được hỗ trợ vào xây dựng cơ sở, trang thiết bị sản xuất mạ khay, xây dựng nhà lạnh bảo quản hàng hóa nông sản theo chuỗi giá trị, xây dựng khu làm việc và trưng bày sản phẩm… Ngoài ra, theo Quyết định 4752/QĐ-UBND ngày 29-12-2014 về thực hiện Đề án “Phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015 – 2020″, các sở, ngành và UBND cấp huyện đã triển khai xây dựng 25 mô hình với các hạng mục đầu tư về cơ giới hóa, phát triển kết cấu hạ tầng. Tổng vốn thực hiện 23,216 tỷ đồng; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 12,5 tỷ đồng, các HTX đối ứng hơn 10,716 tỷ đồng. Sau khi thực hiện mô hình, các HTX đã phát triển, mở rộng các dịch vụ hoạt động, như: sản xuất rau an toàn, phát triển cơ giới hóa, liên kết bao tiêu sản phẩm,… Nhờ đó, ban quản lý HTX được củng cố, hoạt động chủ động và năng động hơn. Nhất là việc huy động thêm nguồn lực để đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ. Nhiều hộ thành viên được hưởng lợi từ mô hình, bình quân giá các dịch vụ khi thực hiện mô hình giảm từ 20% – 30% so với dịch vụ bên ngoài.
Video đang HOT
Việc hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước cùng việc huy động nguồn vốn của các HTX đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi cho HTX nông nghiệp có nơi làm việc, giao dịch với khách hàng; sản phẩm sau khi thu hoạch có nhà sơ chế, bảo quản bảo đảm chất lượng nông sản. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX thông qua việc tăng cường năng lực sản xuất, điều hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổ chức dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành viên, cộng đồng; tập huấn kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất để tạo ra sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đổi mới mô thức kinh tế hợp tác vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu
Ngày 17/3, hai Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Trần Thanh Nam cùng nghe báo cáo về HTX thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại buổi làm việc về xây dựng Đề án Hợp tác xã thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Minh Phúc.
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, Đề án sẽ hỗ trợ HTX nông nghiệp áp dụng các biện pháp phi công trình có hiệu quả cao, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, bảo vệ môi trường. Cùng với đó, huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ HTX, nhất là những sáng kiến của nông dân, thành viên HTX, cộng đồng dân cư sản xuất - kinh doanh nông nghiệp.
Các biện pháp hỗ trợ HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu phải phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế, năng lực của HTX và nông dân ở từng vùng, địa phương cụ thể. Ưu tiên hỗ trợ các HTX áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông lâm thủy sản đi kèm với liên kết chuỗi giá trị, sản xuất quy mô lớn và xây dựng thương hiệu nông sản.
Một trong 5 mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là xây dựng được những mô hình HTX thích ứng với biến đổi khí hậu trong 3 lĩnh vực sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản ở ĐBSCL. Cùng với đó, doanh số và thu nhập năm 2025 của thành viên HTX, người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trong HTX tăng cao hơn so với hiện nay.
Thứ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý, cần xây dựng Đề án với mục tiêu nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho các HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL.
Ông cũng cho rằng, đề án này rất phù hợp với Nghị quyết 120/NQ-CP và hỗ trợ HTX nâng cao nhận thức, năng lực và kể cả một số giải pháp về mặt công nghệ, kỹ thuật. Ví dụ, thay vì tưới tràn như ngày xưa, bây giờ tưới nhỏ giọt, tưới có điều chỉnh thông qua chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông minh để có thể tưới đúng số lượng trong lúc suy kiệt tài nguyên nước và những mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta có 2 giải pháp: công trình và phi công trình và chia thành 5 cấp độ: quốc gia, vùng, tiểu vùng, cộng đồng và hộ gia đình.
"Ở đây có thể hiểu HTX là một cộng đồng và cấp độ cuối cùng là hộ, từng hộ gia đình cũng tham gia vào thích ứng với biến đổi khí hậu", ông Hoan giải thích.
Dẫn chứng về vấn đề này, ông kể câu chuyện một nông dân ở Cà Mau đào ao nuôi cá nước ngọt ở giữa khu đất nhà mình để tận dụng nước tưới cây, xung quanh nuôi tôm nước mặn và trồng rất nhiều cây ăn trái. Ở ao nuôi cá nước ngọt, nông dân này thả rất nhiều lục bình, hàng ngày vớt quang xuống cho tôm ăn, không cần mua thức ăn cho tôm.
"Trên một miếng đất và trong cùng một thời điểm, nông dân này vừa nuôi cá nước ngọt trong ao ở giữa, vừa nuôi tôm nước mặn xung quanh và trồng rất nhiều cây trái, chứ không phải đợt mặn lên thì nuôi tôm, ngọt thì nuôi cá. Tôi muốn giới thiệu để chúng ta kết hợp với các chuyên gia tìm ra các mô hình để chúng ta đưa vào", ông Hoan nói.
Ông Hoan cũng nhấn mạnh thêm, Nghị quyết 120 của Chính phủ không chỉ là vấn đề chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đơn thuần, mà phải thích ứng với biến đổi khí hậu. Muốn làm được điều đó, cần đổi mới mô thức kinh tế hợp tác của ĐBSCL.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam. Ảnh: Minh Phúc.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, mục tiêu cao nhất của Đề án không phải là chúng ta xây dựng được bao nhiêu mô hình hợp tác xã thích ứng với biến đổi khí hậu, mà quan trọng nhất là từ hoạt động của các hợp tác xã sẽ thúc đẩy tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm; nâng cao thu nhập cho các thành viên trong hợp tác xã trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Chẳng hạn, khi hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra, nước ngọt khan hiếm, các HTX vẫn phải đảm bảo điều kiện sản xuất ổn định, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng cao, phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 120/NQ-CP.
Xây dựng nông thôn mới: Mặt trận vào cuộc cùng nhân dân Xây dựng, hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới (NTM) phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn, để nông thôn trở thành nơi đáng sống hiện đang được hệ thống MTTQ huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) triển khai bài bản. Người dân huyện...