Hỗ trợ cung mới kích cầu

Theo dõi VGT trên

Kích cầu tiêu dùng nội địa được xem là đòn bẩy để kích thích tăng trưởng nền kinh tế sau những tháng suy trầm do tác động từ dịch Covid-19. Trao đổi với ĐTTC, TS. VŨ ĐÌNH ÁNH, nhận xét so với giai đoạn 2009-2010, các biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng nền kinh tế hiện nay đồng bộ và toàn diện hơn. Tuy nhiên, chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa vẫn còn điểm nghẽn cần tháo gỡ.

Hỗ trợ cung mới kích cầu - Hình 1

Không thể cứu nguy thị trường hay cả nền kinh tế khi chỉ kích cung mà bỏ qua kích cầu.

PHÓNG VIÊN: – Vậy theo ông so với giai đoạn 2009-2010 các biện pháp nhằm giải cứu nền kinh tế hiện nay có gì khác biệt?

TS. VŨ ĐÌNH ÁNH: - Giai đoạn 2009-2010 nền kinh tế Việt Nam chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009. Khi đó, các biện pháp chúng ta đã làm ngược với hiện nay. Tức chính sách của ta là kích thích doanh nghiệp (DN), không phải kích thích thị trường.

Chúng ta tập trung hỗ trợ phần cung nhằm cứu nguy cho DN khỏi bị thua lỗ, phá sản. Trong giai đoạn hiện nay, xét về tính chất cũng tương tự, nghĩa là Nhà nước buộc phải can thiệp mạnh vào nền kinh tế để cứu DN và điều tiết thị trường.

Điều khác biệt là chúng ta đã rút kinh nghiệm giai đoạn 2009-2010 khi kích thích cả 2 phía: vừa đưa ra các biện pháp hỗ trợ DN duy trì cung, đồng thời đưa ra những biện pháp kích thích thị trường để kích cầu.

Thực tế nhiều nước trên thế giới đều làm như vậy và đây là nguyên lý kinh tế. Bởi không thể cứu nguy thị trường hay cả nền kinh tế khi chỉ kích cung mà bỏ qua kích cầu.

Vấn đề quan trọng hơn các biện pháp giải cứu kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng 2009-2010, về thực chất có thể nói là kích cầu nhưng chỉ đi vào phần nổi, tức phần vĩ mô nhiều hơn, không có những biện pháp cụ thể, sát sườn ở tầm vi mô.

Có nghĩa chúng ta chỉ nới lỏng chút ít về chính sách tài khóa và tiền tệ, nên kích cầu khi đó mang hàm ý kinh tế vĩ mô, song lại thiếu rất nhiều chính sách, biện pháp kèm theo, tức đã bỏ qua nhiều yếu tố cần thiết của thị trường.

Tôi cho rằng điểm nghẽn lớn nhất hiện nay trong chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa nằm ở việc định hướng sản xuất của nền kinh tế. Vì định hướng sản xuất của chúng ta lâu nay dường như không định hướng vào thị trường trong nước, mà chủ yếu định hướng sản xuất để xuất khẩu.

Bằng chứng rõ nét nhất cho việc này là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có thời điểm lên đến hơn 200% GDP. Tóm lại, nền kinh tế hiện nay của Việt Nam là định hướng cho xuất khẩu, không nhắm đến thị trường trong nước. Thị trường trong nước về cơ bản vẫn mang tính tự phát. Đây là hạn chế lớn nhất khi chúng ta áp dụng chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa hiện nay.

Video đang HOT

- Các nhóm giải pháp nhằm giải cứu nền kinh tế đang bám sát các yếu tố thị trường hơn và đòi hỏi chúng ta phải chuyển hướng sản xuất. Vậy những biện pháp cụ thể là gì, thưa ông?

- Thứ nhất, giải quyết vấn đề cung. Hiện nay chúng ta đang có một bộ phận sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu nhưng không xuất được. Bộ phận này buộc phải chuyển hướng sang thị trường trong nước.

Ngoài ra, khá nhiều nhu cầu của thị trường chúng ta vẫn phải nhập khẩu. Trong điều kiện hiện nay, việc nhập khẩu tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Do đó, các hoạt động kinh doanh, sản xuất phải hướng vào thị trường trong nước.

Thứ hai, chú trọng đến nhu cầu. Thị trường trong nước hiện nay có đặc thù khác với những định hướng chiến lược trước đó. Đầu tiên phải xác định nhu cầu cụ thể của thị trường trong nước là gì.

Đơn cử, cùng một loại hàng hóa hay nhóm sản phẩm về chất lượng lại khác nhau. Hay nhu cầu du lịch là có thực sự, nên sau khi đợt dịch lần thứ nhất tạm thời được kiểm soát, chúng ta có chính sách kích cầu du lịch nội địa.

Nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát cầu này không còn nữa, buộc phải chuyển hướng kích cầu sang nhu cầu khác. Điều này căn cứ vào việc đánh giá và phát hiện nhu cầu cụ thể của thị trường trong nước, để từ đó có thể đáp ứng được.

Thứ ba, giải quyết vấn đề giá cả. Hiện nay lạm phát của ta không phải cao nhưng một số loại hàng hóa giá vẫn cao. Do đó, để kích thích tiêu dùng nội địa, phải tìm ra mức giá phù hợp đối với nhu cầu của thị trường.

Muốn thế, DN sản xuất buộc phải định hướng lại sản xuất, cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Ở đây có hàng loạt vấn đề được đặt ra.

Thí dụ, thời gian qua bàn thảo rất nhiều về giá bán điện, nên Bộ Công Thương phải đưa ra được giá bán điện sao cho phù hợp đang là vấn đề khá phức tạp. Ngoài ra, còn rất nhiều loại hàng hóa thiết yếu khác đều đang cùng chung những vướng mắc trên cần phải tháo gỡ.

- Việc làm và thu nhập người lao động bị suy giảm do tác động của dịch Covid-19 đang là khó khăn cho chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa. Theo ông nên giải quyết theo hướng nào?

- Một trong những hạn chế hiện nay đó là vấn đề thu nhập, hay đúng hơn là khả năng thanh toán sau khi đã dùng các biện pháp để kích cầu tiêu dùng trong nước. Khả năng thanh toán liên quan đến rất nhiều thứ như việc làm và thu nhập, giá cả, tín dụng tiêu dùng…

Trong đó, tiêu dùng phải đặt trong bối cảnh việc làm và thu nhập của bộ phận lớn người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể.

Gần đây chúng ta nói nhiều đến đẩy mạnh phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng để kích cầu, song nếu vẫn duy trì cách làm của thị trường tín dụng tiêu dùng như trước đây sẽ rất khó để phát triển.

Do đó, nên có những cách tăng khả năng thanh toán cho người tiêu dùng, như linh hoạt hơn về thủ tục, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ tín dụng, phân khúc các thị trường rõ ràng… Tín dụng tiêu dùng cũng là kênh có thể sử dụng để làm chất xúc tác cho kích cầu tiêu dùng nội địa lúc này.

Đối với vấn đề thu nhập người lao động bị hạn chế bởi dịch Covid-19 dẫn đến niềm tin tiêu dùng bị sụt giảm, đòi hỏi chính sách an sinh xã hội, các gói cứu trợ của Chính phủ cần phải rà soát lại, để vực dậy niềm tin tiêu dùng cũng như tăng khả năng thanh toán cho người dân.

Kích cầu thị trường nội địa không thể nói hay làm khơi khơi, mà cần có sự vào cuộc của cả hệ thống với những biện pháp cụ thể lẫn đồng bộ. Bởi chúng ta là thị trường khá rộng gần 100 triệu dân, với những biến động về tiêu dùng, về thu nhập và cả niềm tin tiêu dùng khi dịch bệnh xảy ra.

- Xin cảm ơn ông.

Lựa chọn gói kích thích kinh tế lần 2

Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã đưa ra gói kích thích tài khóa bao gồm giảm thuế và tiền thuê đất trị giá 180.000 tỷ đồng, tương đương 3% GDP; gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, hỗ trợ giá điện 11.000 tỷ đồng và hoãn đóng bảo hiểm xã hội 9.500 tỷ đồng.

Lựa chọn gói kích thích kinh tế lần 2 - Hình 1

Từ đầu tháng 7, đã có ý kiến đề xuất gói hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và gói hỗ trực tiếp người dân lần 2. Trong trong phạm vi bài viết này, chúng tôi thảo luận một số lựa chọn tài trợ cho gói kích thích kinh tế lần 2 (nếu có).
Chấp nhận thâm hụt ngân sách

Trong bối cảnh hiện nay, các nhà phân tích chính sách trong và ngoài nước đều thống nhất với nhau phải chi tiền từ ngân sách để cứu DN, người dân và toàn bộ nền kinh tế. Theo đó, Chính phủ cần gia tăng chi tiêu và chấp nhận gia tăng thâm hụt ngân sách.

Thông thường, khuôn khổ tài trợ thâm hụt ngân sách thường phụ thuộc vào các chính sách thuế, tiêu dùng và vay nợ. Ngoài ra, đối với các quốc gia có tỷ trọng kinh tế nhà nước cao như Việt Nam, một công cụ có thể sử dụng là chuyển nhượng các tài sản công, bao gồm các tài sản phi tài chính và thoái vốn tại các công ty cổ phần thuộc sở hữu nhà nước.

Hay như phương thức tài trợ thâm hụt ngân sách đó là tiền tệ hóa thâm hụt, còn được gọi là "tiền trực thăng".

Đối với mỗi phương thức tài trợ này sẽ có các yếu tố hay tiêu chí ảnh hưởng đến không gian của chính sách. Theo Atashbar (2020) có 4 tiêu chí ảnh hưởng đến không gian tài khóa.

Thứ nhất, để thực hiện chính sách tài khóa đòi hỏi phải có khả năng hoặc tiềm năng tạo ra nguồn lực để thực thi. Chẳng hạn, các quốc gia có tỷ lệ động viên thuế thấp hoặc có nhiều tài nguyên (như dầu mỏ), sẽ có nhiều không gian cho chính sách thuế.

Thứ hai liên quan tác động của chính sách đến các khu vực kinh tế, thậm chí toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này có thể được phân tích thông qua các mô hình kinh tế vĩ mô hoặc các khung phân tích kinh tế khác.

Thứ ba, thời gian để tạo ra nguồn lực và thứ tư là tính bền vững của chính sách, tức liệu chính sách có thể thực hiện được nhiều lần trong trung hạn hay dài hạn hay không.

Lựa chọn chính sách có bộ đệm

Khi khả năng vay trên thị trường quốc tế của các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam đang hạn chế, việc phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư trong nước có thể là lựa chọn khả dĩ.

Để đáp ứng cho các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, chúng tôi đưa ra khung phân tích các lựa chọn chính sách tài khóa cho Việt Nam theo các nguồn gồm thuế, vay nợ, chuyển nhượng tài sản công và tiền tệ hóa thâm hụt.

Đối với chính sách thuế, hiện tại không gian cho nó không nhiều do sự suy giảm trong hoạt động của các khu vực và thành phần kinh tế. Ngoài ra, chính phủ cũng đang thực hiện việc hoãn và miễn giảm thuế để hỗ trợ cho DN.

Với vay nợ có thể là nguồn tài trợ cho Việt Nam hiện nay. Trong tháng 4 có thông tin Bộ Tài chính đang đàm phán với các tổ chức cho vay tiềm năng, gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á để vay 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, khi khả năng vay trên thị trường quốc tế của các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam đang hạn chế, việc phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư trong nước có thể là lựa chọn khả dĩ.

Hơn nữa, việc đi vay nợ sẽ gặp rào cản là tính bền vững của nợ công khi tỷ lệ nợ công trên GDP bị khống chế ở mức 65%. Do vậy, việc nâng trần nợ công có thể cần được xem xét trong tương lai. Để thu hút các nhà đầu tư trong nước mua trái phiếu trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ có thể xem xét việc phát hành trái phiếu có lãi suất điều chỉnh theo lạm phát.

Về việc chuyển nhượng các tài sản công, theo kế hoạch, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thoái vốn tại 85 DN trong năm 2020 với giá trị vốn điều lệ hơn 16.720 tỷ đồng, trong đó có nhiều DN đang niêm yết với giá trị vốn hóa thị trường lớn. Vấn đề đặt ra là thời gian để thực hiện việc này, khi trong năm 2019, SCIC chỉ thoái vốn được 82 tỷ đồng tại 12 DN, thu về cho Nhà nước 314 tỷ đồng, gấp 3,8 lần giá trị vốn bán ra.

Cuối cùng, tiền tệ hóa thâm hụt, phương thức đang được sử dụng tại các quốc gia phát triển. Việc thực hiện phương thức này đòi hỏi phải xác định liều lượng tiền cung ứng, thời gian thực hiện cũng như hậu quả không mong muốn ở hiện tại hay tương lai. Để làm điều này cần dựa trên các mô hình kinh tế vĩ mô, không thể dựa trên mô hình phân tích kinh tế đơn giản. Tuy vậy, đây là sự đánh đổi đặt ra cho Việt Nam khi thực hiện chính sách này là hồi phục kinh tế và chấp nhận các rủi ro kèm theo.

Ngoài việc phân tích các lựa chọn chính sách liên quan đến các cơ chế tạo nguồn lực, mỗi mục tiêu chi ngân sách (ở đây là sức khỏe, hộ gia đình, DN) còn được đánh giá dựa trên quy mô, ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của việc chi tiêu, mức độ khẩn cấp và thời gian thực hiện. Khía cạnh khác ngoài việc chi tiêu và quan trọng nhất, là vấn đề nhận dạng nhằm đảm bảo việc chi tiêu của quốc gia đạt được mục tiêu tạo tấm đệm cho việc hồi phục kinh tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!
06:03:52 21/01/2025
Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông GaiTranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
07:02:35 21/01/2025
Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụThợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ
00:46:29 21/01/2025
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễnCon trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn
06:03:08 21/01/2025
Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"
06:41:20 21/01/2025
Bị xử phạt hành chính vì đăng tải thông tin sai lệch về Nghị định 168Bị xử phạt hành chính vì đăng tải thông tin sai lệch về Nghị định 168
05:40:29 21/01/2025
Phú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều nàyPhú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều này
06:02:33 21/01/2025
1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ
06:53:08 21/01/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ cuối cùng của ông Biden tại Nhà Trắng trước giờ ông Trump nhậm chức

Chia sẻ cuối cùng của ông Biden tại Nhà Trắng trước giờ ông Trump nhậm chức

Thế giới

08:33:49 21/01/2025
Trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Tổng thống Biden cũng chia sẻ bức ảnh selfie (ảnh tự chụp) cuối cùng của mình với tư cách là Tổng Tư lệnh Quân đội Mỹ, trong khi ông Trump chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức.
Sao Việt 21/1: Nhã Phương khoe vẻ gợi cảm, Chí Trung trêu chọc Vân Dung

Sao Việt 21/1: Nhã Phương khoe vẻ gợi cảm, Chí Trung trêu chọc Vân Dung

Sao việt

08:24:34 21/01/2025
Nhã Phương đẹp rực rỡ khi diện đầm đỏ xuyên thấu nổi bật, Chí Trung khiến Vân Dung bật chế độ đanh đá khi bị trêu trong hậu trường Táo Quân.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 25: Nhận ảnh thân mật của vợ và sếp, chồng khăn gói ra đi

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 25: Nhận ảnh thân mật của vợ và sếp, chồng khăn gói ra đi

Phim việt

08:21:39 21/01/2025
Lộc đã quyết định chuyển sang nhà bạn thân ở ít bữa để vợ bình tâm suy nghĩ về những việc đã xảy ra trong thời gian gần đây.
Lừa bán hàng nội địa Nhật rồi chiếm đoạt tài sản

Lừa bán hàng nội địa Nhật rồi chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

06:57:15 21/01/2025
Khi khách có nhu cầu mua hàng nội địa Nhật chuyển tiền đặt cọc, Biên liền chặn tài khoản Zalo của họ rồi chiếm đoạt tiền.
Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong

Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong

Sức khỏe

06:48:51 21/01/2025
Tối 20/1, Đại tá Võ Văn Dương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi thông tin, một học sinh ở vùng quê trên địa bàn tỉnh, do tự chế pháo nổ đã gây nổ dẫn đến tử vong.
Chi Pu gợi cảm với mốt váy ngủ

Chi Pu gợi cảm với mốt váy ngủ

Phong cách sao

06:28:02 21/01/2025
Carpet Check tuần qua đánh giá cao set đồ gợi cảm của Chi Pu. Văn Mai Hương hóa cô nàng ma mị, nhưng tổng thể không ấn tượng.
Người hại Lee Min Ho ê chề?

Người hại Lee Min Ho ê chề?

Phim châu á

06:04:53 21/01/2025
Những ngày qua, thất bại thảm hại của When the stars gossip trên mặt trận rating đã khiến Lee Min Ho rơi vào cảnh ê chề.
Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Ẩm thực

06:00:47 21/01/2025
Sườn bò nướng mật ong là món ăn ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường lựa chọn để tiếp đãi bạn bè, người thân trong những buổi tiệc ấm cúng.
Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Mọt game

00:57:08 21/01/2025
Trước khi LPL 2025 Split 1 diễn ra, không ít khán giả của khu vực này đã cho rằng siêu chiến đội IG đã được thiên vị lớn khi rơi vào bảng đấu quá dễ.
Các hành tinh 'rủ nhau' diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1

Các hành tinh 'rủ nhau' diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1

Lạ vui

00:46:27 21/01/2025
Hiện tượng các hành tinh liên kết với nhau và cùng xuất hiện trên bầu trời đêm được dự đoán sẽ xảy ra trong khoảng ngày 21/1, đem lại cảnh tượng thiên văn thú vị.