Hỗ trợ công nhân, người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19
Ngày 5.12, tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình Dương đã tỗ chức “Phiên chợ 0 đồng – Tiếp sức ngày trở lại” nhằm hỗ trợ, chăm lo đời sống công nhân, người lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 kéo dài.
Gian hàng 0 đồng của Quỹ từ thiện Kim Oanh. Ảnh HẠO THIÊN
Sau thời gian dài mất thu nhập vì dịch Covid-19, đời sống của anh chị em công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, chế xuất ở thị xã Bến Cát gặp nhiều khó khăn. Phiên chợ đã tiếp sức 600 anh chị em công nhân vượt qua giai đoạn khó khăn thông qua 17 mặt hàng như gạo, mì tôm, thịt cá, rau xanh, gia vị và đồ dùng thiết yếu khác với giá “0 đồng”.
Quỹ từ thiện Kim Oanh tặng 30 suất học bổng cho con của những công nhân nghèo. Ảnh HẠO THIÊN
Chị Nguyễn Thị Thúy Phượng, một công nhân cho biết công ty nơi chị làm việc, vừa hoạt động trở lại được 5 ngày, đan xen với niềm vui được đi làm là những lo toan về kinh tế. Nhận được phiếu mua sắm, chị Phượng rất vui mừng và chọn mua những thực phẩm có thể sử dụng trong dài ngày để chờ đến kỳ lương đầu tiên. Chị cho biết phiên chợ này rất ý nghĩa với công nhân nghèo như chị vì tiết kiệm được đáng kể chi phí sinh hoạt hàng ngày, từ đó yên tâm ở lại Bình Dương tiếp tục làm việc.
Nhiều công nhân, người lao động hào hứng tham gia phiên chợ. Ảnh HẠO THIÊN
Ông Đỗ Văn Phùng, một thành viên của ban tổ chức cho biết, trong thời gian tới, sẽ cùng với các nhà hảo tâm, tổ chức thật nhiều những hoạt động ý nghĩa như thế này, để chăm lo cho những người lao động.
Niềm vui của các công nhân sau khi tham dự “Phiên chợ 0 đồng – Tiếp sức ngày trở lại”. Ảnh HẠO THIÊN
Tại chương trình, Quỹ từ thiện Kim Oanh đã trao tặng 30 suất học bổng cho học sinh, là con của những công nhân nghèo, động viên các em cố gắng học tập, vững bước đến trường và mở một gian hàng với tổng kinh phí gần 50 triệu đồng.
Xôn xao với mức thưởng Tết "khủng" 60-200 triệu giữa khó khăn Covid-19
Doanh nghiệp công bố thưởng Tết, rộ tin nhắn lừa đảo việc làm cuối năm, Nhật Bản dừng nhận lao động do biến chủng Omicron, thu tiền tỉ từ con li ti... là các thông tin "hút" nhất tuần qua.
Thưởng Tết "khủng", công nhân đến 60 triệu, nhân viên sales 200 triệu đồng
Doanh thu sụt giảm gần một nửa so với năm 2020 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chi đậm để thưởng Tết cho công nhân, người lao động từ 10-60 triệu đồng, nhân viên sales 150 - 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Theo bà Đỗ Thị Thúy - Tổng Giám đốc Công ty thuốc Thú y Ánh Việt (KCN Hiệp Phước), doanh nghiệp đang có nhiều phương án thưởng Tết cho người lao động theo từng vị trí. Ngoài thưởng Tết theo quy định, doanh nghiệp sẽ thưởng thêm các tổ chức xuất sắc, cá nhân xuất sắc, cá nhân có cống hiến...
"Năm nay, những công nhân có thâm niên trên 5 năm ở công ty sẽ được thưởng 50 - 60 triệu đồng, nhân viên sales có mức thưởng khoảng 200 triệu đồng", bà Đỗ Thị Thúy nói...
Thưởng Tết: Nơi đã "chốt", nơi... chơi vơi
Đến thời điểm này, tại TP Đà Nẵng, có doanh nghiệp đã "chốt" kế hoạch thưởng Tết nhưng có nơi vẫn đang tính toán, chưa biết sẽ thưởng cho người lao động như thế nào khi chốt lại một năm chỉ cố cầm cự.
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (KCN Dịch vụ và Thủy sản Thọ Quang, TP Đà Nẵng) cho biết chưa có kế hoạch thưởng Tết cho người lao động.
Năm nay, công ty làm ăn không có lãi. Lãnh đạo công ty rất muốn có thưởng Tết bởi suy cho cùng, người lao động chính là tài sản của công ty. Tuy nhiên, chốt lại thế nào còn phải tùy vào tình hình xem công ty có thể cố gắng được đến đâu.
"Đến giờ chúng tôi chưa nói được gì cả, phải chờ tình hình chung. Nếu các công ty khác cũng thưởng để động viên người lao động thì chúng tôi cũng phải ráng, rồi còn xem khả năng của công ty đến đâu nữa", ông Lĩnh nói...
Rộ tin nhắn dụ xin việc mức lương 30 triệu đồng dịp cuối năm
Chưa kịp vui mừng vì được giới thiệu công việc mới với mức lương 30 triệu đồng/tháng, chị Thu được yêu cầu đóng 3 triệu đồng tiền phí đảm bảo, ký quỹ 10 triệu đồng, mỗi tháng có thể lời 90 triệu đồng.
Những ngày gần đây, chị Nguyễn Thiều Thu (ngụ quận Tân Phú) và nhiều người dân ở TPHCM đều đồng loạt nhận được các tin nhắn giới thiệu việc làm với mức lương "khủng". Các nội dung tin nhắn đều được gửi từ các địa chỉ mail "rác"; mail dùng mật khẩu, ký tự không rõ ràng...
Nhật Bản: Tạm dừng nhận mới lao động trong 1 tháng do biến chủng Omicron
Đại diện Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa thông tin về việc Chính phủ Nhật Bản chính thức tạm dừng nhập cảnh lao động nước ngoài trong đó có Việt Nam một tháng do biến chủng Omicron.
Cụ thể, theo thông tin được Cục Quản lý Lao động ngoài nước, ngày 29/11, Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã công bố việc dừng nhập cảnh mới vào Nhật Bản đối công dân tất cả các nước và vùng lãnh thổ kể từ 00h ngày 30/11/2021.
Theo đó, thực tập sinh và lao động nước ngoài bao gồm cả lao động và thực tập sinh Việt Nam chưa thể nhập cảnh mới trong thời gian tới...
Bỏ việc ngân hàng, chàng cử nhân trẻ chọn nghề "độc" khởi nghiệp
Từ một nhân viên ngân hàng, anh Dương Minh Tuấn (ở Quận 6, TPHCM) tạm gác công việc để theo đuổi nghệ thuật điêu khắc trên da và cho ra đời những sản phẩm thời trang độc đáo.
Theo anh cho biết, hiện tại số lượng người hành nghề khắc trên da ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số đều tự học. Khắc trên da đã có ở Mỹ từ hàng trăm năm trước, sau đó môn nghệ thuật khắc trên da phát triển qua Trung Quốc, Nhật và du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây.
Thông thường, người ta chọn gỗ, đá để điêu khắc, lạ hơn thì chọn vỏ trứng. Gần đây, da bò được nhiều người chọn để làm chất liệu điêu khắc bởi có thể ứng dụng vào những món đồ thời trang như túi xách, bóp, thắt lưng...
Người mắc "nghiệp" với nghề "ngồi tức ngực, đứng rát da"
Những người đàn bà làng nồi đất Trù Sơn (Đô Lương, Nghệ An) lúc làm việc bao giờ cũng có tư thế ngồi rất lạ . Hầu như, cả phần ngực của họ tì hẳn vào đầu gối, ngày này qua tháng khác...
Cụ Hoàng năm nay 81 tuổi, cũng ngót nghét 65 tuổi nghề, đôi bàn tay nhăn nheo nhưng khéo léo, thoăn thoắt vắt đất, một tay đẩy bàn xoay, một tay ấn vào nắm đất để tạo thành chiếc sanh hay vung nồi. Sản phẩm sau khi tạo hình được đặt trên một tấm ván mỏng, hẹp rồi mang ra nắng phơi.
"Phải trông nắng mà "đon" lúc nào nồi vừa khô để mang vào gọt dũa cho đẹp rồi phơi tiếp. Cái nghề này chả có sách vở gì dạy cả, cứ người trước bày cho người sau, phải dùng tay, dùng mắt mà "đo" ấy vậy mà trăm cái như một", cụ Hoàng rủ rỉ về cái nghề đã theo mình ngót cả đời người...
Trả lời sếp "Thanks chị ạ!", nhân viên bị chỉnh "ăn nói cho tử tế"
Tình huống nhân viên trả lời sếp "Thanks chị ạ!" và bị vị quản lý nghiêm khắc "nắn chỉnh" kéo theo cuộc tranh luận về chuyện giao tiếp tại công sở của nhân viên văn phòng.
Trong khi trao đổi công việc, được sếp hỗ trợ, nhân viên trả lời "Thanks chị ạ!". Những tưởng sự việc chỉ đến đó nhưng câu hồi đáp này bỗng xúc tác cho phản ứng khá bất ngờ tiếp đó của nữ quản lý.
Sau khi nhận câu trả lời cảm ơn "nửa tây nửa ta" từ nhân viên, vị quản lý hỏi lại: "Em ăn nói kiểu gì đấy? Nói với cấp trên thì ăn nói tử tế. Tiếng Anh tiếng Việt lẫn lộn. Cảm ơn thì viết là cảm ơn, không có kiểu "thanks chị ạ"...
Chàng trai 8X nuôi con nhỏ li ti, thu tiền tỷ mỗi năm
Vốn sinh ra ở miền biển, từ bé, anh Vũ Văn Tâm (SN 1988, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã say mê với nghề nuôi trồng thủy sản quê mình. Cũng bởi vậy mà lớn lên, anh không chọn con đường học hành cao để lập nghiệp mà ở lại quê bám trụ với nghề nuôi trồng thủy sản.
Anh Tâm chia sẻ về quy trình ươm hàu giống: "Trung bình mỗi vụ ươm hàu giống kéo dài từ 20 đến 30 ngày, tùy theo thời tiết từng mùa. Hàu giống bố mẹ sẽ được đẻ ra bể, ấu trùng sẽ nở sau 24h sau đó. Khi đó bắt đầu chăm hàu cho lớn, cho bám bào vỏ hải sản".
Chàng trai 8X tiết lộ, từ khi bắt đầu ươm hàu đến nay, anh chưa thất bại vụ nào. Vụ ít nhất anh cũng thu về được 300 triệu, vụ nào nhiều thu về trên 1 tỷ đồng ...
Hoa bung nở sớm, người làm nghề trồng mai như... "ngồi trên đống lửa"
Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng nhiều hộ gia đình trồng mai ở xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại như "ngồi trên đống lửa" khi hoa đã bắt đầu nở rộ.
Vườn mai của gia đình chị Bùi Thị Hậu (50 tuổi, thôn Tân Thành, xã Kỳ Nam) có khoảng 700 gốc, trong đó có 400 gốc từ 4 năm đến 15 năm tuổi chuẩn bị cho đợt Tết. Trong khi còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết nhưng rất nhiều cây mai đã nở rộ, bung hết hoa.
"Một năm vườn mai này cũng mang lại cho gia đình nguồn thu hơn 100 triệu đồng. Nhưng năm nay, đã có hàng chục cây mai đã nở hoa, có nghĩa là Tết này đã mất đi một nguồn thu đáng kể", chị Hậu cho biết thêm...
Dân công sở đi làm nhiều năm, tiết kiệm không nổi... 50 triệu đồng
Làm công việc văn phòng hơn 5 năm, không tiêu pha hoang phí, số tiền Huế để dành được chưa đến... 50 triệu đồng . Khi dịch ập đến, số tiền tiết kiệm của nữ nhân viên cũng vơi đi.
Than thở về chuyện của mình, Lê Thanh Huế, 27 tuổi, nhân viên văn phòng tại một công ty kính cường lực ở Tân Phú, TPHCM nhắm chắc... sẽ nhặt lắm gạch đá.
Gắn bó với công việc văn phòng hơn 5 năm, Huế để dành không nổi 50 triệu đồng. Qua đợt dịch vừa rồi, cô trắng tay, gần như bắt đầu lại từ con số không về mặt tiền bạc...
Nghề "độc", lạ ở miền Tây, chỉ buôn bán mỗi cỏ dại mà đắt như tôm tươi
Tại An Giang có khu phiên chợ đặc biệt chỉ bán duy nhất một mặt hàng là cỏ . Cỏ đắt như tôm tươi và người mua cỏ phải xếp hàng. Mỗi ngày, người làm nghề cắt cỏ có thể kiếm được vài ba trăm ngàn đồng.
Nằm ngay ngã ba bờ kênh Ninh Phước thuộc ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chợ cỏ Ô Lâm được xem là phiên chợ kỳ lạ nhất miền Tây vì chỉ kinh doanh duy nhất một mặt hàng luôn "đắt như tôm tươi".
Nói về sự ra đời của khu chợ đặc biệt này, những bậc cao niên tại ấp Phước Lộc cho biết, trước đây, ở vùng giáp biên giới Tây Nam, người dân chỉ trồng 2 vụ lúa, xen vào đó vụ hoa màu hoặc có khi bỏ đất trống. Chính vì thế mà những cánh đồng cỏ bát ngát mọc lên nhiều...
Công nhân bị giảm lương nửa năm, giờ sợ nhất thưởng Tết bằng... hiện vật Thưởng Tết luôn là mối quan tâm đặc biệt của người lao động, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đang diễn biến phức tạp, đời sống người lao động nhiều nơi khó khăn. Mới lo đủ lương, chưa nghĩ đến chuyện thưởng Tết Đại diện một doanh nghiệp tại Khu chế xuất Tân Thuận (TPHCM) cho PV Dân trí biết, doanh nghiệp...