Hỗ trợ con em đồng bào học tập
Thông qua mô hình Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp sức đến trường, thời gian qua, các DTTS tại xã Bảo Quang (TP.Long Khánh) đã huy động nguồn lực cộng đồng để hỗ trợ cho con em đồng bào khó khăn có thêm điều kiện đến trường.
Ông Hoàng Thiên Bình (bìa trái), thành viên mô hình Cộng đồng các dân tộc thiểu số tiếp sức đến trường trò chuyện cùng em Thị Ánh Tuyết, học sinh lớp 6, Trường THCS Bảo Quang bên chiếc xe đạp được tặng. Ảnh: Sông Thao
Hiện đây là mô hình khuyến học duy nhất được cộng đồng các DTTS trong tỉnh cùng chung tay thực hiện.
* Chủ động giúp con em đến trường
Đó là chia sẻ của ông Hoàng Thiên Bình, người uy tín trong đồng bào DTTS tại xã Bảo Quang, thành viên mô hình Cộng đồng các DTTS tiếp sức đến trường khi nói về mục đích xây dựng và tham gia vào hình thức khuyến học này.
Cũng theo ông Bình, mô hình Cộng đồng các DTTS tiếp sức đến trường được thành lập từ năm 2018 và trực thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam xã. 24 thành viên tham gia mô hình đều là những người DTTS có uy tín, tham gia công tác hội, đoàn thể ở địa phương. Mỗi tháng, từng thành viên tự tiết kiệm trong chi tiêu của gia đình để góp 500 ngàn đồng xây dựng quỹ cho mô hình. Ngoài số tiền “cứng” này thì trước dịp tổ chức trao học bổng, xe đạp, sách vở… mỗi thành viên đóng góp thêm. Bên cạnh đó, mỗi người còn kết nối với hàng xóm, người thân để vận động thêm nguồn lực cho công tác khuyến học.
Ông Vi Kim Cường, Trưởng ấp Lác Chiếu, thành viên mô hình Cộng đồng các DTTS tiếp sức đến trường cho biết thêm, ấp có 380 hộ thì 51% trong số này là đồng bào các DTTS như: Chơro, Khmer, Tày, Nùng, Hoa. Ấp hiện chỉ còn 4 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều hoàn cảnh là gia đình khó khăn có con đang đi học, trẻ mồ côi cha mẹ hay mồ côi 1 bề cần được giúp đỡ. Xuất phát từ thực tế đó, khi ý tưởng thành lập mô hình Cộng đồng các DTTS tiếp sức đến trường ra đời đã nhận được sự tham gia của những cá nhân nổi bật của đồng bào như: già làng, người uy tín…
“Thành viên đều là những nông dân, công nhân, buôn bán nhỏ. Ai cũng mong muốn giúp con em đồng bào được thuận lợi đi học. Nhưng tự mỗi người làm thì khả năng vật chất giúp cho các em không nhiều và chưa chắc đã được thường xuyên. Do vậy, thông qua mô hình này mỗi người cùng “góp gió thành bão” từ đó mới trợ giúp lâu dài, kịp thời cho các em” – ông Cường nói.
Còn theo bà Lương Thị Bảo Thùy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, đến nay mô hình này đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp với số tiền 62 triệu đồng từ các thành viên và cộng đồng. Từ đó đã có 5 đợt trao tặng quà cho học sinh DTTS khó khăn là thẻ bảo hiểm y tế, sách giáo khoa, xe đạp, đồ dùng học tập… cho học sinh, sinh viên đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn, tạo động lực giúp các em tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong học tập để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình trong tương lai.
* Niềm vui của con em đồng bào
Nữ sinh Thị Ánh Tuyết (dân tộc Chơro) hiện là học sinh lớp 6, Trường THCS Bảo Quang chia sẻ: “Nhà con cách trường gần 3km. Cha mẹ đi làm từ sáng sớm đến tối mới về nhà nên để tới trường, con đi nhờ xe bạn hay xin đi ké người đi đường. Khi vào lớp 6, con được các cô chú tặng xe đạp nên con rất mừng vì mình có thể tự đến trường. Đôi khi còn phụ mẹ chở các em đến trường rồi mới đi học”.
Video đang HOT
Riêng với em Thị Thanh Nga (ấp Lác Chiếu, dân tộc Chơro), sau khi học xong chương trình lớp 5 em không muốn đến trường. Ban ấp cùng thành viên mô hình Cộng đồng các DTTS tiếp sức đến trường và giáo viên đã tìm đến nhà để tìm hiểu nguyên nhân. Bên cạnh vận động, thuyết phục, thành viên mô hình Cộng đồng các DTTS tiếp sức đến trường còn tặng cho học sinh này 1 xe đạp, Ban giám hiệu nhà trường cũng tặng nữ sinh quần áo, sách vở để đến trường.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Mẫn, Hiệu trưởng Trường THCS Bảo Quang cho biết thêm, thời gian qua Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và thành viên mô hình Cộng đồng các DTTS tiếp sức đến trường đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho học sinh của trường. Qua đó, đã có 28 thẻ bảo hiểm y tế, 7 suất học bổng, 2 xe đạp được trao cho học sinh ở trường. Ngoài ra, khi nắm thông tin về các trường hợp khó khăn đột xuất, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và thành viên mô hình Cộng đồng các DTTS tiếp sức đến trường cùng nhà trường kết hợp hỗ trợ kịp thời cho các em. Đây là điều rất đáng trân trọng vì đã góp phần làm vơi bớt những khó khăn trên đường đến trường của học sinh, nhất là những em gia đình khó khăn thuộc các hộ đồng bào DTTS.
Theo bà Lương Thị Bảo Thùy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, qua một thời gian hoạt động, mô hình Cộn đồng các DTTS tiếp sức đến trường đã thể hiện sự chủ động của chính đồng bào trong việc quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em trong cộng đồng. Đồng thời đã tạo động lực giúp học sinh DTTS hoàn cảnh khó khăn tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong học tập để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình trong tương lai.
Ông HOÀNG THIÊN BÌNH, người uy tín trong đồng bào DTTS tại xã Bảo Quang cho biết: “Trước đây, chuyện cho con em học hành đến nơi đến chốn trong đồng bào chưa được quan tâm đúng mức vì nhiều nguyên nhân, trong đó đa phần do tâm lý của đồng bào chỉ cho con em đi học để biết chữ. Rồi suy nghĩ của đồng bào đã thay đổi, ai cũng mong muốn con em được đi học đến nơi đến chốn để sau này có cơ hội tìm công việc ổn định không phải làm thuê làm mướn cực khổ. Từ đó, cộng đồng DTTS rất mong muốn góp sức động viên con em đi học”.
Ứng dụng công nghệ thông minh vào dạy học
Đổi mới phương pháp, đưa ứng dụng công nghệ thông minh vào dạy học đã mang lại nhiều hứng thú cho học sinh...
Cô Nguyễn Thị Mai trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên tại lớp 6C, Trường THCS Cù Chính Lan (TP Thanh Hóa).
Đổi mới phương pháp dạy để đáp ứng với Chương trình mới
Giờ học môn Khoa học tự nhiên của lớp 6C, Trường THCS Cù Chính Lan (TP Thanh Hóa) không đơn thuần chỉ có phấn trắng, bảng xanh mà trở nên sinh động, lôi cuốn hơn nhờ ứng dụng công nghệ thông minh vào việc dạy và học.
Tự tin thuyết trình trước lớp bài báo cáo đã chuẩn bị ở nhà, em Đỗ Hiển Vinh (lớp 6C) trình bày một cách ngắn gọn, súc tích chỉ trong vòng 5 phút. Điều đặc biệt, dù chỉ là cậu học sinh lớp 6 nhưng Vinh đã sử dụng thành thạo thiết bị tương tác thông minh trên màn hình ti vi.
Lý giải về điều này, nam sinh lớp 6 cho rằng, nhờ được thực hành nhiều lần nên không còn quá bỡ ngỡ. "Giờ học môn Khoa học tự nhiên vô cùng thú vị, nó không chỉ giúp em có thêm kiến thức mà còn hiểu biết hơn về công nghệ. Với việc chăm chỉ tìm tòi kiến thức cùng sự hỗ trợ của gia đình, em đã có bài báo cáo, thuyết trình có thể gọi là thành công trước lớp", Vinh bộc bạch.
Giảng dạy môn Khoa học tự nhiên từ thời điểm về trường nhận công tác hồi tháng 9/2021, cô giáo Nguyễn Thị Mai không khỏi vui mừng trước sự đổi thay, tiến bộ vượt bậc của học trò, đặc biệt là từ khi nhà trường mạnh dạn ứng dụng công nghệ vào dạy và học.
Theo cô Mai, Khoa học tự nhiên là môn học nằm trong Chương trình GDPT 2018, với sự tích hợp giữa ba phân môn gồm Vật lý, Hóa học và Sinh học. Vì vậy, cả thầy và trò gặp không ít khó khăn khi mới tiếp cận với môn học.
Giờ học đầy hứng thú của học sinh lớp 6C, Trường THCS Cù Chính Lan.
"Hầu hết các trường đều gặp khó khăn về nhân lực, bởi không phải giáo viên nào cũng có đủ khả năng dạy một lúc cả 3 phân môn. Thật may mắn với Trường THCS Cù Chính Lan, đó là hầu hết giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên đều có thế mạnh ở ít nhất 2 phân môn.
Với sự hỗ trợ, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp cùng với tinh thần tự học, tự nghiên cứu, chúng tôi có thể tự tin đảm trách môn học", cô Mai cho hay.
Cũng theo cô Mai, việc Ban giám hiệu nhà trường mạnh dạn đầu tư công nghệ dạy học, tương tác thông minh U-Pointer3 kết hợp ti vi màn hình cường lực với phần mềm trực quan như I-Pro5, MozaBoook và thí nghiệm ảo 3D,... đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
"Khoa học tự nhiên là môn học gắn liền với đời sống, những sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống chúng ta. Vì vậy, tôi không bó khung cố định ở một phương pháp, mà linh hoạt theo từng nhóm học sinh và bài giảng cụ thể.
Với từng nội dung có thể áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp nhưng trọng tâm vẫn là đổi mới công nghệ, sử dụng phần mềm dạy học trực quan. Chẳng hạn, với các thí nghiệm nếu triển khai thực tế sẽ khá nguy hiểm, chúng tôi sẽ triển khai thí nghiệm ảo 3D mang lại kết quả rất chính xác, học sinh cũng dễ dàng quan sát, đọc kết quả", cô Mai nói.
Đặc biệt, khi ứng dụng công nghệ, học sinh được chủ động tìm tòi và chắt lọc kiến thức, rèn luyện được nhiều kỹ năng quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình một cách thường xuyên.
Gắn bó với nghề từ những năm 2010, cô giáo Nguyễn Thị Mai luôn tâm huyết với bậc học. Nữ nhà giáo luôn nhắn nhủ với học trò rằng, học không chỉ để thi mà còn để biết và vận dụng vào cuộc sống của mình.
"Tôi từng bỏ ngành Tài chính để đến với Sư phạm, bởi tôi chỉ có tình yêu duy nhất với nghề dạy học. Tôi cảm thấy hạnh phúc mỗi khi được đứng trên bục giảng, được ngắm nhìn học trò phát triển và trưởng thành từng ngày", cô Mai bộc bạch.
Dạy học theo hướng phát triển năng lực
Giờ học môn Sinh học của cô và trò trường vùng cao Thanh Hóa - Trường THPT Quan Hóa cũng không chỉ có kiến thức, mà còn rất thực tiễn với những kỹ năng quan trọng, cần thiết trong cuộc sống.
Cô Hoàng Thị Thanh Hà cùng học trò bên mô hình "Thu gom phế liệu gây quỹ kế hoạch nhỏ".
Đảm nhận môn Sinh học tại trường từ năm 2010, cô Hoàng Thị Thanh Hà, giáo viên Trường THPT Quan Hóa không ngừng tự học, bồi dưỡng bản thân để giúp học trò dễ dàng tiếp cận với môn học, phù hợp với đặc thù học sinh dân tộc thiểu số.
"Tôi chú trọng đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực của học sinh, kết hợp phương pháp dạy học tích cực để tăng hứng thú. Đồng thời nhìn nhận môn học gần gũi với đời sống thường ngày", cô Hà chia sẻ.
Bên cạnh truyền tải kiến thức, nữ nhà giáo vùng cao còn lồng ghép kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên giúp học trò nâng cao nhận thức về tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết cũng như cách phòng tránh bệnh tật truyền nhiễm.
Các hoạt động ngoại khóa cũng được cô Hà triển khai trong những năm học vừa qua. Đặc biệt, năm học 2021-2022, nữ giáo viên đã kết hợp cùng học sinh tham gia hoạt động dạy học theo dự án nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm chất thải trắng (túi ni lông) tại địa phương.
"Khi tham gia dự dự án, học sinh có thể phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết và thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Thông qua đó, các em vừa chủ động trong học tập vừa nhận thấy kiến thức mình đã học hoàn toàn không xa lạ, mà rất gần gũi với cuộc sống. Từ đó, các em có thể vận dụng những gì đã học vào phát triển nền kinh tế địa phương, góp phần làm giàu cho quê hương", cô Hà nói.
Cô giáo Hoàng Thị Thanh Hà (áo vàng), tâm nguyện của nữ nhà giáo là trường học vùng cao được đầu tư hơn về cơ sở vật chất, học sinh được vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
13 năm gắn bó với giáo dục vùng khó, nữ nhà giáo xứ Thanh luôn trăn trở về chất lượng đại trà cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. "Không chỉ riêng tôi, mà với giáo viên đang công tác tại miền núi đều mong muốn chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, cơ sở vật chất được đầu tư hơn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển ngành giáo dục", cô Hà chia sẻ.
Theo nữ giáo viên, những năm qua tỷ lệ học sinh lựa chọn môn Sinh học cũng như dự thi tổ hợp Khoa học tự nhiên ngày càng tăng lên. Đây cũng là một sự khích lệ không nhỏ đối với đội ngũ nhà giáo.
"Trong năm học này, chúng tôi phấn đấu sẽ có nhiều học sinh đạt từ điểm 8 trở lên. Với các em học Chương trình mới sẽ phát huy được năng lực và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống", nữ giáo viên bộc bạch.
"Việc sử dụng công nghệ dạy học tương tác thông minh U-Pointer3 mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học. Thông qua đó, học sinh được rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm một cách thường xuyên", thầy Dương Minh Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cù Chính Lan nhận xét.
Đổi mới đúng nghĩa Tính đến năm học 2022 - 2023, các trường học trên cả nước đã triển khai Chương trình GDPT 2018 được 6 khối lớp, trong đó nhiều nhất là tiểu học Ảnh minh họa Internet. Tính đến năm học 2022 - 2023, các trường học trên cả nước đã triển khai Chương trình GDPT 2018 được 6 khối lớp, trong đó nhiều nhất...