Hỗ trợ chi phí học tập: Kỳ vọng đổi thay đào tạo ngành sư phạm

Theo dõi VGT trên

Thời điểm này, Bộ GDĐT đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiề.n đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên (HSSV) sư phạm. Cụ thể HSSV sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Hỗ trợ chi phí học tập: Kỳ vọng đổi thay đào tạo ngành sư phạm - Hình 1

Nhiều kỳ vọng trong đổi thay đào tạo ngành sư phạm. Ảnh: Phạm Quang Vinh.

Theo các chuyên gia, Nghị định này nhằm mục đích gắn trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý từ đặt hàng đào tạo đến khâu tuyển dụng, bố trí việc làm sau khi SV tốt nghiệp. Từ đó mở ra những kỳ vọng đột phá trong đào tạo sư phạm lâu nay.

Hỗ trợ trực tiếp cho người học

Theo ông Trần Tú Khánh- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch -Tài chính (Bộ GDĐT): Trước đây, chính sách không thu học phí được qui định tại Điều 77, Luật Giáo dục 1998, Điều 89 của Luật Giáo dục 2005. Chính sách này được thực hiện hơn 20 năm qua đã góp phần tích cực trong việc thu hút SV đăng ký vào ngành sư phạm.

Tuy nhiên, thực trạng trong thời gian qua SV ra trường không làm đúng ngành gây lãng phí ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, kinh phí cấp chi thường xuyên cho cơ sở đào tạo sư phạm còn hạn chế trong khi các trường không được thu học phí, dẫn đến thiếu nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm.

Nhằm khắc phục những hạn chế của chính sách này, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Giáo dục 2019 trong đó thay đổi phương thức hỗ trợ tiề.n cho HSSV sư phạm để đóng học phí cho nhà trường đồng thời quy định thêm chính sách hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho HSSV sư phạm để thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tránh trường hợp SV sư phạm ra trường không làm đúng ngành được đào tạo.

Luật Giáo dục 2019 sẽ có hiệu lực từ tháng 7 năm 2020. Để triển khai cụ thể các quy định tại Luật Giáo dục 2019, ngày 26/7/2019 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 936/QĐ-TTg giao Bộ GDĐT xây dựng dự thảo Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiề.n đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với HSSV sư phạm để hướng dẫn chi tiết khoản 4 Điều 85 của Luật này.

Mục tiêu của Nghị định quy định chính sách hỗ trợ tiề.n đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho HSSV sư phạm để HSSV yên tâm học tập tốt không phải lo tiề.n đóng học phí và chi phí sinh hoạt sẽ thu hút được SV giỏi vào học ngành sư phạm đồng thời xây dựng cơ chế đào tạo gắn với việc sử dụng SV sau tốt nghiệp nhằm tránh tình trạng SV sư phạm làm trái ngành và thừa thiếu giáo viên cục bộ đang diễn ra tại các địa phương trong thời gian qua.

Về mức hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng, ông Trần Tú Khánh phân tích: Nội dung chính tại dự thảo nghị định quy định chính sách hỗ trợ HSSV sư phạm, đó là học sinh SV sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí. Mức hỗ trợ tiề.n đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi HSSV sư phạm theo học nhưng tối đa không vượt mức trần học phí theo quy định của Chính phủ.

Video đang HOT

Mức hỗ trợ sinh hoạt phí là 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường tương đương với mức hỗ trợ sinh hoạt phí của lưu học sinh Lào, Campuchia đang theo học tại Việt Nam. Như vậy, so với quy định hiện hành SV, học sinh sư phạm vẫn được hỗ trợ toàn bộ học phí chỉ thay thế phương thức cấp bù học phí sư phạm cho các cơ sở đào tạo thành kinh phí hỗ trợ học phí trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng, đồng thời theo quy định SV sư phạm sẽ được hỗ trợ sinh hoạt phí để bảo đảm cho mức sống tối thiểu và SV sư phạm yên tâm chuyên tu vào việc học.

Qua khảo sát thực tế, mức sinh hoạt phí này đã phù hợp với thời điểm hiện tại và hàng năm được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng để phù hợp với mức lạm phát giá cả hàng hóa.

Ông Trần Tú Khánh cho hay, để đảm bảo việc đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng, dự thảo Nghị định cũng quy định về đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định cụ thể tại Nghị định này nhằm mục đích gắn trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý từ đặt hàng đào tạo đến khâu tuyển dụng, bố trí việc làm sau khi SV tốt nghiệp.

Quy định về đặt hàng giúp hạn chế việc đào tạo tràn lan, đào tạo vượt nhu cầu sử dụng, khắc phục được tình trạng giáo viên thiếu, thừa cục bộ tại các địa phương. Đồng thời việc gắn trách nhiệm của địa phương sẽ giúp cho phương án thu hồi, hoàn trả kinh phí bồi hoàn thuận lợi và khả thi.

Đẩy mạnh tự chủ đào tạo

Nhận định về dự thảo Nghị định nói trên, GS.TS Nguyễn Quý Thanh – Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, đây là một trong các văn bản được các cơ sở đào tạo kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi mạnh mẽ việc đào tạo giáo viên, giúp các trường ĐH đào tạo giáo viên tăng cường tự chủ và nâng cao chất lượng.

Theo đó, trong nhiều năm qua, nhà nước đã hỗ trợ cho SV sư phạm thông qua cơ chế cấp ngân sách trực tiếp cho các trường đào tạo giáo viên và miễn học phí cho SV các ngành sư phạm. Chính sách này có mục đích thu hút thí sinh giỏi vào học các ngành sư phạm và đã có những đóng góp đáng kể trong việc đào tạo giáo viên.

Tuy nhiên, khi triển khai cũng có rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Đơn cử như việc chưa thực sự thu hút được nhiều SV giỏi vào các ngành sư phạm như kỳ vọng; sự bao cấp cùng hạn chế về ngân sách nhà nước khiến mức kinh phí hỗ trợ thường thấp hơn mức đầu tư”cần thiết để đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng. Hơn thế, ngân sách cấp theo năm tài chính (cấp đầu năm), còn SV tuyển sinh theo năm học (giữa năm) cũng dẫn đến những bất cập trong tính toán kế hoạch.

Việc hỗ trợ sư phạm tính theo quy mô tuyển sinh, khi quy mô tăng sẽ làm tăng tổng kinh phí hỗ trợ, ảnh hưởng đến cân đối chung. Ngược lại, khi quy mô đào tạo tăng, nhưng ngân sách hỗ trợ ổn định không tăng, thậm chí giảm (do ngân sách khó khăn), hệ quả là kinh phí đào tạo trung bình cho một SV giảm đi. Cùng với đó, việc cấp ngân sách hỗ trợ sư phạm trực tiếp cho các trường cũng phần nào làm giảm sự chủ động trong việc tìm kiếm thu hút sinh viên giỏi vào học các ngành sư phạm.

Phân tích về những tác động của dự thảo Nghị định nói trên- nếu được thông qua, GS.TS Nguyễn Quý Thanh cho rằng: Khi phải đóng học phí, với tinh thần của người “sử dụng dich vụ”, chắc chắn SV sư phạm sẽ đòi hỏi nhiều hơn với các trường đào tạo giáo viên, từ chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng. Mối quan hệ giữa nhà trường với sinh viên sẽ chuyển sang quan hệ đối tác bình đẳng.

Việc nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người học cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường đào tạo giáo viên để thu hút được SV giỏi. Đồng thời tạo ra một mặt bằng pháp lý để cạnh tranh bình đẳng hơn giữa trường công, trường tư trong đào tạo giáo viên. Như vậy, các cơ sở đào tạo giáo viên sẽ phải đổi mới mạnh mẽ, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của người học, nâng cao chất lượng giáo dục.

Từ những nội dung mới trong Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiề.n đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với HSSV sư phạm, các chuyên gia kỳ vọng sẽ sớm khắc phục cơ bản tình trạng thừa thiếu giáo viên, tăng hiểu quả sử dụng ngân sách, gắn nhu cầu đào tạo với nhu cầu sử dụng, đảm bảo được nguồn kinh phí thực hiện chính sách đồng thời sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả.

Dung Hòa

Theo daidoanket

Hỗ trợ sinh viên sư phạm 3,63 triệu/tháng: Thiếu thực tế

Việc lựa chọn ngành học hiện nay dựa chủ yếu vào công việc sau khi ra trường chứ không phải là tiề.n trợ cấp hàng tháng trong thời gian học.

Ngày 20/1/2020, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam nhận định sự thiếu thực tế trong dự thảo của Bộ GD&ĐT nghị định quy đinh về chính sách hỗ trợ tiề.n đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm khi đưa ra mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng cho người theo học.

Theo ông Dong, đặt trong bối cảnh ngành sư phạm của Việt Nam hiện nay đang ở trong tình trạng "thừa nhân lực, thiếu việc làm" thì việc đưa ra mức hỗ trợ kinh tế cao đối với học sinh, sinh viên theo học ngành này cũng không thể thu hút được người theo học.

"Thời nay đã khác với 20 - 30 năm về trước, khi mà mỗi gia đình đã có cuộc sống khá giả hơn thì việc chọn trường, chọn ngành theo học không còn quá nặng về yếu tố kinh tế mà mục đích lớn nhất vẫn là công việc tìm được sau khi ra trường. Các gia đình và các em học sinh chấp nhận trả một khoản học phí cao nhưng khi ra trường, đảm bảo tìm được việc làm ngay chứ không vì được miễn học phí mà theo học" - ông Dong nói.

Hỗ trợ sinh viên sư phạm 3,63 triệu/tháng: Thiếu thực tế - Hình 1


Sinh viên sư phạm khó tìm việc làm (Ảnh minh họa).

Vị chuyên gia này nhìn nhận, thực tế việc trợ cấp, miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên theo học ngành sư phạm đã có từ lâu nhưng thực tế cho thấy điều đó cũng không thu hút được thí sinh theo học vào ngành này.

Thậm chí, số thí sinh đăng ký thi ngành sư phạm giảm đi qua các năm trở lại đây, có những trường vì thiếu thí sinh mà phải tuyển những người thi được 9 - 10 điểm (tổng 3 môn) để đào tạo ngành sư phạm.

Bên cạnh đó, việc các ngành nghề khác được mở ra một cách tràn lan lại càng làm tăng thêm sức cạnh tranh với khối ngành sư phạm.

"Nguyên nhân lớn nhất của sự việc này là do không đảm bảo được việc làm cho sinh viên ra trường.

Trong khi đó, dự thảo quy định mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến lại quy định bắt buộc, sinh viên sư phạm ra trường trong vòng 2 năm hoặc không công tác gấp đôi thời gian đào tạo (khoảng 8 năm) thì sẽ phải hoàn trả lại tiề.n trợ cấp là không đúng với thực tế, việc trợ cấp này cũng không giúp gì nhiều cho việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, thu hút thí sinh..." - GS.TS Phạm Tất Dong bày tỏ.

Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, thay vì việc hỗ trợ cho sinh viên theo học ngành sư phạm thì Bộ GD&ĐT nên nghiên cứu đảm bảo việc làm cho sinh viên ngành này ra trường thì sẽ tốt hơn.

"Như khối trường công an, quân đội cũng hỗ trợ học phí nhưng tại sao hàng năm vẫn đông thí sinh đăng ký tham gia? Đó là vì họ đảm bảo được việc làm ngay sau khi ra trường.

Bây giờ Bộ GD&ĐT chỉ cần khẳng định đến một giai đoạn nào đó sẽ có bao nhiêu thí sinh sư phạm ra trường có việc làm thì chắc chắn số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển sẽ tăng vọt mà chẳng cần hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng" - GS.TS Phạm Tất Dong bày tỏ.

Một điều hạn chế nữa nữa cũng được ông Dong nêu ra trong các cơ sơ đào tạo sư phạm hiện nay là cơ sở vật chất và phương thức học tập đã quá cũ.

"Trong khi các trường khác thì liên tục nâng cấp, đổi mới công nghệ để áp dụng vào trong việc dạy và học thì khối ngành sư phạm trong 10 năm trở lại đây hầu như không thay đổi. Công cụ học tập 10 năm trước như nào thì đến nay vẫn thế, không theo được đáp ứng của thời cuộc dẫn đến sinh viên ngành sư phạm đào tạo ra bị lạc hậu hơn so với ngành khác, muốn tìm việc cũng rất khó" - Vị chuyên gia chia sẻ.

Khánh Vân

Theo baodatviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Mỹ Lan đồng ý bán một số dự án cổ phần để khắc phục
10:11:32 02/10/2024
Cách những bữa tiệc trắng của Sean "Diddy" Combs trở thành huyền thoại ở Hollywood
11:09:30 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
Người xui xẻo nhất trong scandal của Negav
10:31:38 02/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Vụ sập sân khấu Hoa hậu tại TP.HCM: Đơn vị thi công lên tiếng xin lỗi, hé lộ nguyên nhân ta.i nạ.n
11:06:00 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

16h chiều mai, thứ Năm 3/10/2024, 3 con giáp thóc lúa đầy bồ, tiề.n bạc ngập két

Trắc nghiệm

15:44:59 02/10/2024
Theo tử vi, 3 con giáp sau được dự đoán ôm khối tài sản cực khủng, cuộc đời bước sang trang mới. Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm 3/10/2024, có những thách thức xuất hiện

GTA 6 chưa ra mắt, Modder đã "mở cờ trong bụng", cho phép Console cũng có mod?

Mọt game

15:37:21 02/10/2024
Cộng đồng mod cho các tựa game GTA luôn mang đến cho người chơi cảm giác mới lạ. Đó chính là làn gió mới khiến game thủ yêu thích và hưng phấn trong tất cả các phiên bản GTA.

Ca sĩ "Bài ca đất Phương Nam" ngã từ lầu 2, gia đình bác tin đồn t.ự t.ử

Sao việt

15:35:39 02/10/2024
Vợ của ca sĩ Tô Thanh Phương đính chính thông tin chồng nhả.y lầ.u tự tử, đồng thời tiết lộ về tình hình sức khỏe hiện tại của nam ca sĩ.

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng nhận mưa lời khen vì quá xinh, lên hình vài phút mà hút cả triệu view

Hậu trường phim

15:29:54 02/10/2024
Thực tế nhân vật mới này chưa đóng góp được gì cho cốt truyện, càng chưa ảnh hưởng gì tới nam chính thế nhưng khán giả vẫn vô cùng háo hức với sự xuất hiện của cô.

Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

Tin nổi bật

15:28:05 02/10/2024
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh .

Hoa sữa về trong gió - Tập 25: Hoàn tiếp tục bịa chuyện Linh ngoạ.i tìn.h

Phim việt

15:22:58 02/10/2024
Hiếu (NSƯT Bá Anh) mặc dù hôm trước vẫn nói tin tưởng vợ trước mặt Hoàn nhưng thực ra ông vẫn suy nghĩ rất nhiều và bán tín bán nghi về chuyện vợ ngoạ.i tìn.h.

Nhan sắc Lisa (BLACKPINK) - Lưu Diệc Phi dưới ống kính "hung thần" Getty Image

Sao châu á

15:19:53 02/10/2024
Lisa xuất hiện với tạo hình được nhận xét là cool ngầu với bộ đồ da từ đầu tới chân. Không những vậy, em út BLACKPINK còn khiến người hâm mộ xuýt xoa với nhan sắc ngày càng lên hương.

HIEUTHUHAI: Rapper tài năng nhất là Sơn Tùng M-TP!

Nhạc việt

14:56:56 02/10/2024
Trong hậu trường 2 Ngày 1 Đêm, HIEUTHUHAI cũng không giấu chuyện Sơn Tùng M-TP chính là thần tượng và nguồn cảm hứng khiến anh theo đuổi con đường âm nhạc chuyên nghiệp.

Người đàn ông Hải Phòng đâ.m thương vong 3 mẹ con hàng xóm

Pháp luật

14:38:34 02/10/2024
Đào Văn Hùng (37 tuổ.i, ở Tiên Lãng, Hải Phòng) cầm dao đâ.m t.ử von.g bà M.T.T. (hàng xóm) và đâ.m bị thương 2 người con của bà T.

Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu

Thế giới

14:35:41 02/10/2024
Công nghệ mới mở ra bước ngoặt cho lĩnh vực khám phá không gian, khi tên lửa không cần quay trở lại Trái Đất để tiếp nhiên liệu.

Sau khoảng thời gian cảm thấy lạc lõng, thành viên gầy nhất BLACKPINK sẽ ra album solo hẳn 12 bài!

Nhạc quốc tế

14:32:06 02/10/2024
Đúng 22h ngày 1/10 (giờ Việt Nam), Rosé (BLACKPINK) đã khiến người hâm mộ trong nước và quốc tế đứng ngồi không yên khi chính thức thả thính full album phòng thu đầu tay trong sự nghiệp.