Hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên sư phạm: Khi nào mới thực hiện?
Nhiều năm về trước, khi điểm trúng tuyển vào trường sư phạm thấp, các trường sư phạm không tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Lo ngại ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, Bộ GD-ĐT đã sàng lọc đầu vào, đồng thời có thêm chính sách thu hút thí sinh khá, giỏi vào ngành sư phạm.
Sinh viên Khoa Sư phạm tiểu học – mầm non Trường đại học Đồng Nai tốt nghiệp tháng 6-2022. Ảnh: C.Nghĩa
Những chính sách thu hút sinh viên sư phạm đã phát huy hiệu quả khi 3 năm trở lại đây, điểm trúng tuyển sư phạm tăng mạnh, đồng thời các trường sư phạm đạt chỉ tiêu tuyển sinh từ 60-90%, thậm chí nhiều trường còn tuyển vượt chỉ tiêu.
* Chờ chính sách ưu đãi
Hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai Lê Anh Đức cho biết, nhờ những quy chế tuyển sinh mới và chính sách ưu đãi về thu hút sinh viên sư phạm nên trong những năm gần đây, nhà trường đã dễ dàng hơn trong công tác tuyển sinh đối với khối ngành sư phạm. Hằng năm, trường đều tuyển sinh đạt, thậm chí vượt chỉ tiêu thêm
vài % để dự phòng. Không chỉ đạt chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đầu vào cũng được nâng lên đáng kể, tạo thuận lợi cho quá trình đào tạo cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra.
Hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai cho rằng, quá trình tuyển sinh, chất lượng đào tạo cũng như chất lượng đầu ra của sinh viên sẽ còn thuận lợi và tốt hơn hiện nay nếu áp dụng Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25-9-2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm (gọi tắt là Nghị định 116).
Video đang HOT
Theo đó, với Nghị định 116, ngoài chính sách miễn học phí 100%, sinh viên còn được hỗ trợ chi phí học tập 3,63 triệu đồng/tháng (10 tháng/năm học) nhờ cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên của UBND tỉnh.
Nghị định 116 ban hành từ cuối năm 2020 và có hiệu lực từ năm 2021, thế nhưng đến nay Đồng Nai vẫn chưa có sinh viên sư phạm nào được hưởng chính sách thu hút này.
Theo Hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai Lê Anh Đức, sinh viên muốn được hưởng thêm chính sách hỗ trợ chi phí học tập phải có đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường, được UBND tỉnh xét duyệt nếu tỉnh có chính sách đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm với nhà trường. Còn hiện tại, nhà trường đang đào tạo sinh viên sư phạm bình thường, chưa nhận được “đơn” đặt hàng đào tạo nào.
* Kỳ vọng từ Nghị định 116
Ngành GD-ĐT đang đứng trước tình trạng thiếu giáo viên và phải đối mặt với hiện tượng giáo viên xin nghỉ việc do chế độ chưa hấp dẫn. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện Nghị định 116 được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong thu hút và đào tạo sinh viên ngành sư phạm.
Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa Võ Văn Minh cho biết, quá trình tuyển dụng viên chức cho ngành GD-ĐT với giáo viên dạy các môn: Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh tương đối thuận lợi; còn với các môn: Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, giáo viên mầm non… rất khó khăn. Nguyên nhân là các trường sư phạm hiện cũng khó khăn trong thu hút đào tạo sinh viên các môn này.
Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ GD-ĐT về rà soát thông tin đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo nhân lực ngành sư phạm giai đoạn 2022-2025. Từ nay đến năm 2025, tỉnh cần gần 5,7 ngàn giáo viên, bình quân mỗi năm tỉnh cần trên 1,4 ngàn giáo viên. Trong đó, năm 2022 cần 2.441 giáo viên, năm 2023 cần 1.136 giáo viên, năm 2024 cần 1.075 giáo viên và năm 2025 là 1.044 giáo viên. Bộ GD-ĐT sẽ căn cứ nhu cầu giáo viên của tỉnh để giao chỉ tiêu cho Trường đại học Đồng Nai thực hiện đào tạo theo nhu cầu hằng năm.
Trưởng phòng GD-ĐT H.Trảng Bom Lưu Thị Ngọc Quế cho rằng, khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, ngành thiếu nhiều giáo viên các môn Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc, trong khi các trường sư phạm hằng năm số lượng sinh viên các ngành nói trên tốt nghiệp với số lượng hạn chế. Đó là chưa kể tới chuyện tốt nghiệp xong lại đi làm ở trường tư có thu nhập tốt hơn, khiến trường công lập khó cạnh tranh. Do đó, tỉnh có thể tận dụng chính sách ưu đãi của Nghị định 116 để “đặt hàng” đào tạo giáo viên dạy các môn học mà các trường còn đang thiếu. Với chính sách của Nghị định 116 về thu hút đào tạo và nếu tương lai chính sách cho giáo viên được cải thiện thì sẽ từng bước giải tỏa được bài toán thiếu giáo viên.
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đỗ Đăng Bảo Linh cho biết, Nghị định 116 được kỳ vọng sẽ giúp địa phương tháo gỡ khó khăn trong đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên ở những môn học hoặc bậc học mà tỉnh đang thiếu, đặc biệt là với đào tạo và thu hút giáo viên mầm non. Do đó, Sở GD-ĐT đã rà soát lại nhu cầu giáo viên ở từng bậc học, từng môn học cho giai đoạn 2022-2025 và đang giao cho Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở Xây dựng kế hoạch đặt hàng đào tạo giáo viên đối với các trường sư phạm.
Sau khi hoàn chỉnh dự thảo, Sở GD-ĐT sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt. Dự kiến việc đặt hàng đào tạo sẽ mở rộng với tất cả các trường đại học sư phạm đáp ứng tốt về chất lượng đào tạo.
Một số chính sách nổi bật của Nghị định số 116:
- Sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Mức hỗ trợ là 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
- Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Tín hiệu vui
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có hơn 50 trường đại học đào tạo giáo viên.
Quy mô đào tạo chính quy trên 50 nghìn giáo sinh.
Ảnh minh họa Internet.
Năm 2021 chứng kiến sự quay trở lại tốp đầu của nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên với số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển tăng vọt. Nhóm ngành này có tổng chỉ tiêu là hơn 50 nghìn nhưng số lượng đăng ký nguyện vọng 1 là trên 68 nghìn.
Vẫn giữ vững "danh hiệu" tốp đầu, năm nay tuyển sinh sư phạm tiếp tục có bước tiến cả về số lượng và chất lượng. Điều này lý giải vì sao các chuyên gia ghi nhận, điểm sáng trong bức tranh điểm chuẩn năm 2022 thuộc về các trường sư phạm khi mà hầu hết cơ sở đào tạo đều có điểm trúng tuyển ở mức cao hoặc tăng so với năm 2021. Nhiều ngành, thí sinh phải đạt 29 - 30 điểm/3 môn mới có cơ hội trúng tuyển.
Ngoài ra, theo số liệu của Bộ GD&ĐT, trong hơn 620.400 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, số trúng tuyển chính thức sau đợt 1 là trên 567.000. Trong đó, riêng cao đẳng sư phạm có hơn 3.500 thí sinh trúng tuyển, đạt tỷ lệ 91,4% so với số thí sinh đăng ký xét tuyển. Số liệu này là một trong những minh chứng cho tín hiệu đáng mừng của ngành sư phạm.
Theo nhận định của các chuyên gia, một trong những lý do giúp sư phạm "vượt khó, tăng tốc" là Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên, chính sách ưu đãi hỗ trợ sinh viên sư phạm về học phí và sinh hoạt phí đã đi vào thực tiễn. Cùng với đó là sự quan tâm của Bộ GD&ĐT với những cơ chế nhằm tăng sức hút cho ngành sư phạm. Tất nhiên, cũng phải kể đến sự chủ động tích cực trong đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo.
Âu cũng là quy luật tự nhiên bởi các trường sư phạm vẫn được coi là những "cỗ máy cái" đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Theo logic, có đội ngũ thầy, cô giáo giỏi, tận tâm, yêu nghề thì nền giáo dục mới phát triển, đất nước mới phồn thịnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, dù có cơ chế, chính sách đãi ngộ đến đâu, "mở cửa" và "kích cầu" như thế nào thì thương hiệu về chất lượng đào tạo mới tạo nên sức hút của các trường sư phạm. Đây mới là yếu tố căn cơ và mang tính bền vững.
Ai cũng hiểu, muốn nâng cao chất lượng đầu vào, nói cách khác muốn có nhiều người giỏi theo học sư phạm, đòi hỏi các trường phải không ngừng cải tiến về mọi mặt. Trong đó, cần có chiến lược, chính sách rõ ràng để đầu tư, phát triển đội ngũ giảng viên. Đồng thời, đổi mới, phát triển chương trình đào tạo qua tiếp cận với các chương trình giáo dục của những nước tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Lẽ dĩ nhiên, chất lượng của các trường sư phạm có vai trò rất lớn trong việc quyết định chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Thầy giỏi trò mới giỏi. Song, bản thân mỗi sinh viên sư phạm phải có tình yêu với giáo dục, coi nghề giáo là hình mẫu để học tập và rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành giáo viên tốt, vững vàng nghề nghiệp.
Sư phạm hồi sinh Lớp 12C, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa có 19/24 HS lựa chọn trường sư phạm, nhiều em trúng tuyển vào trường tốp đầu điểm rất cao. Cô Nguyễn Thị Nhạn (thứ 4 từ trái qua) cùng cựu học sinh lớp 12C, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa. Những tấm gương vượt khó Chúng tôi gặp cô...