Hỗ trợ 250 triệu đồng cho một xuất bản khoa học trên ISI/Scopuss
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN ban hành Chương trình thúc đẩy công bố quốc tế và hỗ trợ đào tạo tiến sĩ (giai đoạn 2018 – 2022). Theo đó, hỗ trợ đến 250 triệu đồng cho một xuất bản khoa học đăng trong danh mục ISI/Scopuss.
Top 20 đại học Việt Nam có công bố ISI nhiều nhất cho năm học 2016-2017
Mục tiêu chung của chương trình là nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ Nhà trường thông qua xuất bản quốc tế, qua đó mở rộng vị thế của các ngành đào tạo, hỗ trợ nghiên cứu, phục vụ kiểm định và xếp hạng… hướng đến tự chủ đại học vào năm 2020 theo yêu cầu của Chính phủ, hỗ trợ trực tiếp cho công tác tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ trong bối cảnh các yêu cầu mang tính “quốc tế” ngày càng tăng.
Mục tiêu cụ thể của chương trình là đầu tư kinh phí để tạo ra những ấn phẩm quốc tế thuộc nhiều cấp độ (từ các xuất bản thuộc danh mục ISI/Scopus đến các tạp chí và sách có chỉ số xuất bản chuẩn quốc tế ISNN, ISBN), mang tính tập thể của các cán bộ (và nghiên cứu sinh) của Nhà trường, bao gồm: Số tạp chí chuyên san, sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách viết chung với học giả quốc tế… do cán bộ của Nhà trường chủ biên, đồng chủ biên, tham gia đóng góp chương/bài… có ghi rõ Nhà trường tài trợ (hoặc đồng tài trợ).
Định mức đầu tư cụ thể như sau:
250 triệu/đầu sách trong danh mục ISI/Scopuss hoặc trong TOP 500 trường đại học theo xếp hạng của các bảng xếp hạng các trường đại học có uy tín: THE, QS, ARWU…
200 triệu/đầu sách nằm trong danh mục A-B SENSE.
150 triệu/đầu sách không nằm trong 2 loại trên nhưng vẫn có ISBN chuẩn (khuyến khích in tại các NXB chuyên ngành; các trường đại học trong TOP 2.000 của THE, QS và ARWU hoặc hạng C của SENSE…)
100 triệu/đầu sách là sản phẩm của hội thảo quốc tế (được tổ chức tại Trường), được in chính thức bằng một trong 5 ngoại ngữ chính tại một nhà xuất bản uy tín trong nước.
Video đang HOT
Các ấn phẩm quốc tế mang tính cá nhân, không đăng ký hỗ trợ kinh phí từ Chương trình này (bài tạp chí, chương sách, chuyên khảo…) sẽ được khen thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Nhà trường.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Trường đại học nào không tham gia xếp hạng, Bộ sẽ xử lý!
Bộ trưởng Nhạ khẳng định, các trường không tham gia xếp hạng, Bộ sẽ có biện pháp kiểm tra và công khai. Đồng thời, kiên quyết giải thể những trường yếu kém.
Theo Giáo sư Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện nay trên thế giới có nhiều bảng xếp hạng đại học có ảnh hưởng quốc tế ở các mức độ khác nhau.
Giáo sư Nguyễn Hữu Đức cũng khẳng định, việc các trường tham gia bảng xếp hạng nào là tuỳ các trường. Tất cả các bảng xếp hạng đều có cái lõi khoảng 70% tiêu chí là giống nhau.
Tuy nhiên, trong đó 4 bảng xếp hạng phổ biến nhất là Times Higher Education (THE), Quacquarelli Symonds (QS), Webometrics và ARWU của Trường Đại học Giao thông Thượng Hải.
Theo Bảng xếp hạng các trường đại học của Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) cho khu vực Châu Á mới nhất năm 2018, Việt Nam có 5 trường đại học lọt vào nhóm 350 trường đại học hàng đầu, tức nằm trong nhóm 3% số trường đại học xuất sắc nhất của châu lục.
Đại học Việt Nam nên tham gia bảng xếp hạng nào cho phù hợp là vấn đề được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại hội thảo "Nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các trường đại học Việt Nam" diễn ra ngày 11/4.
Theo ý kiến của nhiều trường, QS là bảng xếp hạng phù hợp hơn, cụ thể theo Giáo sư Nguyễn Lộc - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng, nếu đi theo THE hay ARWU thì việc Việt Nam có mặt trên bảng xếp hạng là rất xa vời.
Bởi 2 bảng xếp hạng này yêu cầu cao về nghiên cứu và hợp tác quốc tế mà 2 tiêu chí này không phải là thế mạnh của các trường đại học Việt Nam.
Trong khi đó, nhìn nhận từ thực tế, Tiến sĩ Lê Văn Út -Trường Đại học Tôn Đức Thắng thì cho biết, QS (vốn dĩ là một doanh nghiệp) gần đây mời các đại học tham gia hội thảo rất liên tục.
Những hội thảo này lại mang yếu tố thương mại, phải đóng rất nhiều tiền để tham gia.
Tiến sĩ Lê Văn Út cảnh báo về yếu tố thương mại của việc xếp hạng đại học (Ảnh: Thùy Linh)
"Rõ ràng, về mặt hình thức, xếp hạng là không có kinh phí nhưng bản chất phía sau là yếu tố thương mại. Bộ cần hết sức cảnh giác việc này", ông Út nhấn mạnh.
Ông Út cũng đề xuất Bộ nên tổ chức các hội thảo có nhiều hơn một tổ chức xếp hạng, không nhất thiết phải là QS, làm sao tách bạch giữa vấn đề xếp hạng và thương mại để đảm bảo yếu tố học thuật của xếp hạng được phát huy tốt.
Xếp hạng là một công cụ để đánh giá chất lượng đại học
Nêu quan điểm tại hội thảo, Giáo sư Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội băn khoăn, sau khi tham gia xếp hạng và nâng thứ hạng lên cao hơn, các trường đại học sẽ có đóng góp như thế nào cho xã hội.
Và trong quá trình tham gia xếp hạng, phải xem xét đến việc hỗ trợ tài chính như thế nào. Còn nếu không, sẽ dẫn đến việc đây chỉ là cuộc chơi của nhà giàu, khiến các trường lo lắng.
Đồng tình với ý kiến này, bà Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, Bộ không nên chỉ dừng lại ở chính sách, mà nên có kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các trường tham gia xếp hạng.
Từ những điều đó, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đề xuất, Việt Nam nên có bảng xếp hạng riêng.
Các trường sẽ ngồi lại cùng nhau để đưa ra các tiêu chí đánh giá cho xếp hạng. Một hiệp hội sẽ xét duyệt và Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là đơn vị công nhận.
Tuy nhiên, đại diện Đại học Duy Tân cho rằng, chúng ta gia nhập quốc tế thì phải thừa nhận tiêu chí của quốc tế, nếu Việt Nam đưa ra tiêu chí riêng thì nó chỉ có giá trị của Việt Nam, không thể thay thế được QS, THE.
Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Thế Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc cung cấp thông tin về xếp hạng cho người học Việt Nam là quan trọng, nhưng khi chúng ta tổ chức việc này, nguồn lực của xã hội dồn rất nhiều vào đó...
Sau khi lắng nghe các ý kiến, phát biểu kết luận hội thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, xếp hạng là một công cụ để đánh giá chất lượng đại học.
Đây cũng là biện pháp bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục trong thời gian tới, bởi quy định về xếp hạng sẽ đưa vào Luật Giáo dục đại học và sẽ có nghị định, thông tư để các trường thực hiện.
Bộ trưởng thông tin, sắp tới, Bộ sẽ tăng cường công khai về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường, khuyến khích các trường có điều kiện có thể cùng nhau thực hiện xếp hạng theo một tổ chức độc lập. Bộ sẽ thành lập tổ tư vấn cho các trường thực hiện xếp hạng.
Và Bộ sẽ chọn ra một số trường tiềm năng nhất và xây dựng một nhóm hỗ trợ các trường này ở những điều kiện còn yếu.
Với các trường không tham gia xếp hạng, Bộ sẽ có biện pháp kiểm tra và công khai để dư luận biết. Đồng thời, kiên quyết giải thể những trường yếu kém. Chính sách này sẽ áp dụng trường công và trường tư như nhau
Theo giaoduc.net.vn.
Cà Mau: 74 giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh năm 2018 Chiều 10/4, tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), Sở GD&ĐT Cà Mau tổ chức Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh, năm 2018. GĐ Sở GD&ĐT Cà Mau Nguyễn Minh Luân trao giấy khen cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại Hội thi Hội thi năm nay có 154 thí sinh là giáo...