Hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ của thí sinh tự do giảm
Chiêu 15/4, Sơ GD- ĐT Đa Năng cho biêt: kêt thuc đơt thu nhân hô sơ đăng ky dư thi ĐH, CĐ năm nay, tai Sơ, chi thu nhân đươc khoang 5.000 hô sơ cua thi sinh tư do, giam gân 700 hô sơ so vơi năm 2010.
Qua công tac thu nhân hô sơ thi sinh tư do năm nay tai Đa Năng, cac chuyên viên Sơ cho biêt: Hâu hêt thi sinh tư do la cac em đăng ky dư thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm thư 2, 3, nhưng nhiêu hô sơ vân không tranh khoi sai sot. Đăc biêt la nhâm lân giưa muc 2 va muc 3 trong hô sơ đăng ky dư thi.
Nhiêu thi sinh tư do đa thi năm thư 2, 3 vân con sai sot, nhâm lân cac muc trong hô sơ.
Ngoai ra, nhiêu thi sinh ghi nhâm ma nganh dư thi thanh ma chuyên nganh trong tưng nganh do cac trương quy đinh.
Khi tiêp nhân môi hô sơ, anh Nguyên Phan Duy Vu, chuyên viên Sơ GD- ĐT Đa Năng cho biêt: cac chuyên viên Sơ đêu xem xet ky lương đê lưu y thi sinh chinh sưa sai sot tai chô. Đông thơi, nhăc nhơ thi sinh chu y điên thông tin liên lac đê tiên liên hê nêu phat hiên hô sơ thi sinh co sai sot trong qua trinh xư ly, phân loai hô sơ trươc khi chuyên vê cac trương ĐH, CĐ.
Hiên Sơ GD- ĐT Đa Năng cung đang tiêp nhân hô sơ thi sinh ĐKDT tai 29 điêm thu nhân hô sơ đăng ky dư thi ĐH, CĐ trên toan đia ban TP. Rut kinh nghiêm tư công tac thu nhân hô sơ tư cac đia phương ban, năm nay, Sơ đăc biêt lưu y hô sơ ĐKDT cua cac em hoc sinh cuôi câp tai cac trương THPT, trung tâm GDTX phai nôp vê cho giao viên chu nhiêm, không đê lơp trương, hoc sinh tư thu hô sơ cua nhau va mang đi nôp hô đê tranh rơi mât, thât thoat hô sơ.
Công tac thu nhân, xư ly, phân loai hô sơ trươc khi chuyên vê cac trương ĐH, CĐ thưc hiên trong khoang thơi gian 5-6 ngay đên.
Theo Dân Trí
Tuyển sinh ĐH - CĐ 2011: "Sốt vó" vì đổi tên ngành
Gần một tuần nữa, các sĩ tử đến hạn đặt bút chọn ngành thích hợp cho kỳ tuyển sinh ĐH- CĐ năm nay.
Thế nhưng trước đó, nhiều ngành truyền thống bỗng dưng đổi tên ngành học theo danh mục ngành nghề đã ban hành, khiến nhiều thí sinh (TS) và cả nhà trường lo lắng.
Nhiều ngành... "biến mất"
Bạn Thanh Hiền (email: hienqb@...) cho biết, em muốn thi vào ĐH Giao thông vận tải TPHCM. Tuy nhiên, theo thông tin trên một số trang điện tử, ngành Điều khiển tàu biển mà em muốn thi vào, nay chỉ còn là một chuyên ngành của ngành Khoa học hàng hải. Vậy nếu thi vào ngành này, em phải đăng kí với mã ngành nào? Khi tốt nghiệp, văn bằng sẽ được ghi ra sao?
Theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, không chỉ ngành Điều khiển tàu biển mà nhiều ngành học có truyền thống từ 30 năm nay của trường nhưng do không có trong danh mục mã ngành mới ban hành nên phải đổi tên. Chẳng hạn, ngành Khai thác máy tàu thủy, cũng phải chuyển đổi thành các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học hàng hải. Ngành đóng tàu và công trình nổi (thiết kế thân tàu thủy) cũng trở thành chuyên ngành trong ngành Kỹ thuật tàu thủy.
Mùa tuyển sinh năm nay, các ngành đào tạo của Trường ĐH Luật TP HCM trước đây gồm Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Quốc tế, nay trở thành chuyên ngành của ngành Luật. Riêng ngành Quản trị luật, trước đây đã được Bộ GD&ĐT, Bộ Tư pháp cho phép đào tạo với thời gian 5 năm. Nhưng năm nay, do không có trong danh mục nên phải đổi thành Quản trị kinh doanh với khung đào tạo 4 năm. Lãnh đạo nhà trường cho biết, việc đổi tên thì phải thiết kế lại chương trình. Riêng ngành Quản trị kinh doanh phải điều chỉnh dung lượng các môn về luật còn 18 tín chỉ.
Đặc biệt, một số ngành của ĐH Sài Gòn còn bị "xóa sổ" do không có trong danh mục tên ngành được công bố. Ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Sài Gòn) cho biết, tên ngành Thông tin - Thư viện trước đây đã được điều chỉnh thành ngành Khoa học thư viện; Ngành Âm nhạc nay chuyển sang ngành Thanh nhạc và dừng đào tạo các chuyên ngành Lý luận âm nhạc, Chỉ huy hợp xướng.
Nhà trường và thí sinh đều lo
Việc đổi tên ngành có khi dễ gọi và ngành "xấu" trở nên... đẹp hơn. Thế nhưng về cơ bản, ở nhiều trường, đổi tên ngành sẽ khó khăn cho cả TS và nhà trường. Trở lại bức thư của bạn đọc Thanh Hiền trên đây, nỗi lo lắng không biết bằng tốt nghiệp sẽ ghi thế nào với các ngành mới này hoàn toàn có cơ sở.
Theo ông Nguyễn Văn Thư, khó khăn ở chỗ, những ngành truyền thống đã từng được các doanh nghiệp biết rất rõ ràng, nay đổi thành chuyên ngành khiến đơn vị tuyển dụng sẽ phải mất công tìm hiểu ngành học của TS. Bởi lẽ, nếu dựa vào tên ngành ghi trên bằng tốt nghiệp thì sẽ rất mông lung, do trong một ngành đôi khi có tới hàng chục chuyên ngành khác nhau được đào tạo. Vì vậy, có thể nhà trường sẽ ghi tên ngành mới chuyển đổi trên bằng tốt nghiệp nhưng có mở ngoặc ghi thêm chuyên ngành hẹp bên cạnh, cung cấp thêm bảng điểm ghi rõ chi tiết chuyên ngành và các môn học để các doanh nghiệp nắm rõ.
Từ ngày 14/3, các thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi theo tuyến của Sở GD&ĐT.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: "Việc quản lý mã ngành hiện nay có mã ngành cấp 3, cấp 4, cấp 5. Cấp 3 là do Thủ tướng Chính phủ quy định, cấp 4 là Bộ GD&ĐT và cấp 5 là các trường triển khai ở phạm vi trường mình. Như vậy về mặt quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý những ngành hết sức tổng quát. Ví dụ như Xây dựng, sau đó các trường triển khai cụ thể ra thêm thành Xây dựng dân dụng, Xây dựng cầu đường... Ở các nước khác cũng vậy thôi, người ta quản lý ngành rất rộng để sinh viên sau khi học xong có nhiều cơ hội chuyển đổi ngành nghề cũng như kiếm việc trong cuộc đời. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm là Việt Nam có truyền thống quản lý quá sâu vào từng chuyên ngành theo kinh nghiệm của các nước Nga, Pháp trước đây".
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định, tất nhiên khi chuyển đổi, sẽ có những ngành truyền thống không biết ghép vào đâu. Vì vậy, đối với những trường khó khăn trong việc đổi tên ngành, chủ trương của Bộ GD&ĐT là tiếp tục cho đào tạo mã ngành cũ của họ cho đến khi nào xã hội quen ngành đấy và có thể ghép vào những ngành chung. Lúc đó Bộ sẽ quyết định mã ngành chung.
Đối với nhiều ngành học bị đổi thành chuyên ngành, gây khó khăn cho trường cũng như TS, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: "Khi xây dựng mã ngành rộng thế này, Bộ GD&ĐT đã hỏi ý kiến các trường. Thế nhưng dường như các trường khi đó chưa quan tâm. Đến khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, bắt đầu triển khai, các trường mới thấy ảnh hưởng đến mình. Để khắc phục khó khăn, đối với những ngành chuyên sâu, chúng tôi đã thống nhất, với những ngành đặc thù, Bộ sẽ cho trường thí điểm đào tạo theo yêu cầu của mình.
Vừa rồi, chúng tôi đã đồng ý cho ĐH Luật Hà Nội được đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế. Có nhiều ngành, nếu chiếu theo mã ngành cấp 3, cấp 4 thì chưa có, nhưng chúng tôi vẫn đồng ý cho trường đào tạo... Nói vậy để thấy, đối với những trường còn khó khăn trong việc áp dụng mã ngành theo quy định mới thì có thể tiếp tục đào tạo những ngành cũ hoặc thí điểm ngành mới, đến khi nào ổn định thì bổ sung vào hệ thống mã ngành của hệ thống giáo dục quốc dân".
Theo Kênh14
5 yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2011 Thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2011 bắt đầu từ ngày 14/3 đến 14/4. Các thí sinh tự do nộp tại các địa điểm sở GD-ĐT qui định từ 15/4 đến 21/4. Để tránh thiếu sót, thí sinh lưu ý những điểm sau đây. Mỗi thí sinh có 3 nguyện vọng Thí sinh dự thi tại trường...