Hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng 2014 có xu hướng giảm
Một số tỉnh, thành khi được hỏi đã thông tin, lượng hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh năm nay ít hơn năm trước.
Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thường Sa, chuyên viên Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Bến Tre) cho biết, lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng (ĐKDT ĐH, CĐ) năm nay đạt 17.008 hồ sơ, giảm 3.400 hồ sơ với năm 2013. Trong đó, khối A vẫn được thí sinh lựa chọn nhiều nhất với 7.546 hồ sơ, đáng chú ý khối C đạt 902 hồ sơ, mặc dù chưa có thống kê cụ thể về lượng chênh lệch hồ sơ khối C, nhưng theo nhận định của bà Sa, khối C năm nay có khả quan hơn năm trước.
Nói về nguyên nhân lượng hồ sơ giảm, bà Sa nhận định, do lượng học sinh năm nay giảm và trong năm qua các thí sinh đã được tổ chức hướng nghiệp tốt hơn, các em biết được khả năng của mình, biết sức mình tới đâu để dự thi vào ngành và trường phù hợp. Các em đã xác định được định hướng nghề nghiệp của mình chính xác hơn.
Các thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học. Ảnh minh họa
Cũng theo dự kiến, ngày 9/5 tới đây các Sở GD&ĐT trong cả nước sẽ bàn giao hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ về các trường đại học.
Tại tỉnh Thanh Hóa theo ông Nguyễn Văn Long, trưởng phòng Giáo dục Chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Thanh Hóa) cho biết, so với năm 2013, số lượng hồ sơ đã giảm 14.000 (năm 2013 giảm gần 16.000 so với 2012), năm nay toàn tỉnh nhận được 49.000 hồ sơ đăng ký dự thi, trong đó hồ sơ cao đẳng là gần 2.400 (chiếm 4, 8%) và đại học 46.600 (chiếm 95,2%).
Cũng theo ông Long, với khoảng 40.000 học sinh tốt nghiệp THPT năm 2014 nhưng chỉ có 49.000 hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng (như mọi năm mỗi học sinh có thể làm từ 2 hồ sơ trở lên), như vậy có thể thấy rõ việc phân luồng học sinh đã được thực hiện rất tốt.
Video đang HOT
Số em tốt nghiệp đi kiếm việc làm luôn khá nhiều, đa phần là do cả học sinh và gia đình không cố cùng kiếm tấm bằng đại học.
Trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng bày tỏ, lượng hồ sơ như vậy đó cũng có thể do một phần các em lượng sức mình, hiểu được nhu cầu việc làm thông qua việc công khai số lượng sinh viên ra trường đang thất nghiệp của Sở năm vừa qua với 25.000 người đã qua đào tạo chưa có việc làm.
Năm nay tại Thanh Hóa, top 10 trường được thí sinh lựa chọn nhiều nhất theo thứ tự: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Hồng Đức, Đại học Nông nghiệp, Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Học viện Tài chính, Đại học Y Thái Bình, Đại học Tài nguyên môi trường, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội.
Theo đó, chỉ 10 trường nêu trên đã chiếm 44,3% hồ sơ đăng ký dự thi trong tổng số 290 trường đại học.
Tại Hà Nội, ông Ngô Văn Sự, phó trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, năm nay thành phố có 152.000 hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng, giảm hơn 10.000 so với năm trước.
Tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi vào các ngành nghề tương đương năm ngoái. Các khối kinh tế, tài chính, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế. Trường có hồ sơ cao nhất là Đại học Công nghiệp Hà Nội với 8.100 bộ, tiếp đến là Đại học Kinh tế Quốc dân với hơn 6.000 hồ sơ, tiếp đến là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.
Theo ông Sự, dù đã được cảnh báo về số lượng dư thừa nguồn nhân lực các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, thí sinh vẫn đăng ký dự thi vào nhóm ngành này với số lượng khá cao.
Theo Giaoduc
Ý kiến đóng góp dự thảo mới về xét tuyển Đại học, Cao đẳng
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy định về cách thức xét tuyển mới trong kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Ảnh minh họa
Trước đây, điểm sàn được quy định là mức tối thiểu mà thí sinh phải đạt được để có thể đỗ được đại học hoặc cao đẳng. Các trường chỉ được tuyển các thí sinh từ mức sàn trở lên và hàng năm, Bộ GD&ĐT xác định một mức sàn duy nhất cho tất cả các trường. Nhưng năm nay, cách thức xét tuyển sẽ thay đổi. Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy định về cách thức xét tuyển mới trong kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Những thay đổi này đã thực sự mới hay chưa, có đem lại hiệu quả như mong muốn hay không, có giúp nâng cao chất lượng hay không?
Đây là những vấn đề được các chuyên gia giáo dục đặt ra khi tiếp cận với Dự thảo.
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, một trong những điểm mới trong qui định xét tuyển là chia nhiều mức sàn để các trường lựa chọn thay vì 1 mức chung như trước đây.
Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, cách làm này giúp phân khúc nguồn tuyển; từng bước thực hiện phân tầng, xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
GS.TSKH Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: "Chúng tôi vẫn quy định điều kiện đảm bảo chất lượng".
Tuy Bộ vẫn quy định ngưỡng điểm tối thiểu cho mỗi khối thi để đảm bảo chất lượng, nhưng PGS.TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Phụ trách đào tạo của Học viện Báo chí Tuyên truyền vẫn lo lắng về chất lượng đầu vào nếu làm theo cách này.
PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền nói: "Rất nhiều thí sinh sẽ đỗ đại học, chất lượng đầu vào kém và suy ra chất lượng đầu ra cũng kém".
PGS.TS Lưu Văn An cũng cho rằng, để chất lượng tuyển sinh giữa các trường không quá khác biệt, Bộ GD&ĐT không nên để khoảng cách giữa các mức điểm sàn quá xa nhau, cùng lắm chỉ nên chênh nửa điểm.
Trong khi đó, TS Lê Viết Khuyến, Thường trực Hiệp hội các trường ĐH Ngoài công lập thì cho rằng: cách làm này thực chất chưa mang lại thay đổi đột phá; một khi vẫn cho phép các trường được tự chọn mức sàn. Theo ông, để thực sự phân khúc được nguồn tuyển, thì các trường tốp đầu bắt buộc phải tuyển sinh theo mức sàn cao, các trường top trung và tốp thấp lần lượt lấy các mức điểm sàn thấp hơn.
TS. Lê Viết Khuyến - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD&ĐT chia sẻ: "Trước mắt phân loại các trường theo trường trọng điểm QG, trường Trung ương rồi trường địa phương, trường mới thành lập, định mức sàn riêng cho từng loại trường. Như vậy thì thay đổi mới có ý nghĩa triệt để".
TS Lê Viết Khuyến cũng cho rằng, việc xác định mức sàn dựa trên điểm tổng điểm 3 môn thi cho từng khối thi cũng phải xem xét lại nếu Bộ thực sự muốn tạo điều kiện cho các trường, các ngành có thể tuyển sinh được những thí sinh có năng lực phù hợp.
TS Lê Viết Khuyến - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD&ĐT cho biết: "Làm vậy không khoa học vì môn thi của chúng ta không theo tiêu chuẩn, mỗi môn có độ khó khác nhau. Nên căn cứ trên phổ điểm từng môn thi. Việc này trong tầm tay của Bộ GD&ĐT".
Quy định về công tác xét tuyển trong tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ chính thức được ban hành trong thời gian tới đây và được áp dụng ngay trong kì thi tuyển sinh năm nay.
Theo Giaoduc
"Sàn chung" phân tầng, "sàn riêng" phân ngành? Dự thảo quy định của Bộ GD-ĐT về công tác xét tuyển trong tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy đang được dư luận quan tâm bởi dù chưa có thay đổi cơ bản và toàn diện nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng tới chất lượng "đầu vào" của các cơ sở đào tạo cũng như tương lai của...