Hồ nước Ấn Độ bất ngờ đổi màu sắc chỉ sau một đêm
Một hồ nước ở phía Tây bang Maharashtra, Ấn Độ đã chuyển sang màu hồng chỉ sau một đêm khiến giới khoa học sửng sốt.
Hồ nước Lonar, Ấn Độ bất ngờ đổi màu sắc chỉ sau một đêm
Hồ Lonar thuộc quận Buldhana , Maharashtra, Ấn Độ nằm cách Mumbai khoảng 500 km. Hồ nước được cho đã hình thành khoảng 50.000 năm trước sau khi một thiên thạch nặng hai triệu tấn đâm vào Trái Đất.
Nép mình trong cao nguyên Deccan, Hồ Lonar có đường kính khoảng 1,2 km, vành đai bên ngoài khoảng 1,8 km và vùng nước sâu 150 mét. Hồ nước xanh mát là hồ lớn thứ ba thế giới hình thành sau vụ va chạm thiên thạch, cũng là điểm thu hút khách du lịch nhiều quốc gia đến thăm quan.
Mới đây, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy chỉ sau một đêm, nước hồ Lonar từ xanh bỗng chuyển sang một màu hồng rực rỡ.
Theo Viện Smithsonia, Cơ quan địa chất Mỹ, Ấn Độ và Đại học Sagar, phòng nghiên cứu vật lý đã tiến hành những nghiên cứu sâu rộng về khu vực này.
Hồ nước Ấn Độ bất ngờ đổi sang màu hồng chỉ sau một đêm
Các chuyên gia cho rằng mặc dù hồ Lonar đã từng thay đổi màu sắc trong quá khứ nhưng sự biến đổi chưa bao giờ sắc nét như lần này.
Nhà địa chất học Gajanan Kharat, Ấn Độ cho biết: “Độ mặn trong hồ tăng cao khi mực nước bất ngờ giảm mạnh trong năm nay. Thời tiết nắng nóng dẫn đến nhiệt độ trong hồ tăng là nguồn cơn phát triển các loại tảo.”
Các quan chức từ bộ lâm nghiệp đã thu thập mẫu nước để xác định nguyên nhân chính xác đằng sau sự thay đổi
Madan Suryavashi, người đứng đầu bộ phận địa lý tại Đại học Babasaheb Ambedkar, Maharashtra cho biết: “Không có nhiều hoạt động của con người do thời gian cách ly cũng có thể đẩy nhanh sự thay đổi. Nhưng chúng tôi sẽ đưa ra nguyên nhân chính xác sau khi tiến hành các phân tích khoa học”.
Một nghiên cứu của Học viện Công nghệ Ấn Độ đã tiết lộ rằng các khoáng chất trong đất hồ Lonar rất giống với những gì tìm thấy trong các tảng đá từ Mặt trăng mang về trong những xứ mệnh không gian Apollo.
Đầu năm 2020, tại hồ Lonar, người dân địa phương chứng kiến sự việc lạ kỳ hiếm có. Khoảng tháng 2, một vài con hồng hạc đã biến hồ nước thành nhà khi cư trú tại đây trong khoảng hai tuần. Trong khi đó, bình thường loài chim có bộ lông màu hồng thường xuất hiện vào đầu mùa đông.
Chuyên gia bất lực, không rõ lý do hồ nước 50.000 tuổi chuyển màu hồng
Nước hồ Lonar ở Ấn Độ bị đổi sang màu hồng, các nhà khoa học và chính quyền hiện không biết nguyên nhân.
Người Ấn Độ những ngày gần đây đang băn khoăn không biết vì lý do gì mà hồ Lonar thuộc khu bảo tồn tự nhiên ở Maharashtra bỗng nhiên chuyển màu hồng đầy bí hiểm.
Các nhà khoa học đoán rằng sự biến đổi này là do nước trong hồ bị nhiễm mặn, hoặc sự sinh sôi của một loại tảo, hoặc cả hai nguyên nhân này. Hồ Great Salt (Hồ Muối Lớn) ở Mỹ và Hồ Hillier ở Australia từng rơi vào tình trạng tương tự.
Hồ Lonar ở Ấn Độ chuyển sang màu hồng.
Gajanan Kharat, một chuyên gia địa chất của Ấn Độ, cho biết việc nước hồ Lonar đổi màu từng xảy ra trước đây nhưng không rõ rệt như lần này.
"Năm nay nước hồ chuyển màu đỏ vì độ mặn tăng lên. Lượng nước trong hồ giảm đi và mực nước trở nên nông hơn. Do đó, độ mặn của nước hồ tăng lên dẫn đến những biến đổi", ông Kharat nêu giả thuyết.
Chuyên gia này cũng cho biết các nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu xem có loại tảo đỏ nào là nguyên nhân gây ra sự đổi màu này hay không. Các mẫu nước đã được gửi đến phòng thí nghiệm và kết quả phân tích sẽ giải thích lý do vì sao hồ Lonar chuyển màu hồng.
Hồ Lonar thành hình từ 50 nghìn năm trước, khi một thiên thạch va chạm với Trái đất.
Báo đen hiếm gặp lọt vào máy quay ở khu bảo tồn Goa - Ấn Độ Một con báo đen đã "lần đầu tiên" lọt vào máy quay ở khu bảo tồn động vật hoang dã Netravali ở phía Nam tiểu bang Goa (Ấn Độ). Hôm thứ Tư, Thủ hiến Pramod Sawant của tiểu bang Goa, đã đăng trên Twitter bài chia sẻ bức ảnh của một con báo đen lớn được phát hiện trong khu bảo tồn động...