Hồ Lắk thơ mộng giữa đại ngàn Tây Nguyên
Hồ Lắk mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và chứa đựng nhiều giá trị về tự nhiên, cảnh quan, văn hóa. Đây là một điểm đến lý thú đối với du khách khi tới Đắk Lắk.
Mênh mông hồ Lắk. https://dulich.petrotimes.vn/
Từ trung tâm TP Buôn Ma Thuột theo Quốc lộ 27 khoảng 55 km là đến hồ Lắk nằm trên địa bàn thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Hồ Lắk là hồ nước ngọt lớn nhất ở Tây Nguyên, với diện tích khoảng 6,2 km2, nằm ở độ cao hơn 500 m so với mực nước biển. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ hai ở Việt Nam, chỉ sau hồ Ba Bể ở tỉnh Bắc Kạn.
Hồ Lắk được bao bọc chung quanh bởi nhiều đồi núi, đặc biệt ở thượng nguồn là dãy núi Chư Yang Sin với đỉnh núi cao 2.442m so với mực nước biển và những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Nhờ đó, nguồn nước ở hồ Lắk ít khi bị khô cạn, kể cả về mùa khô Tây Nguyên.
Đứng trên cao nhìn xuống, mặt hồ Lắk rộng lớn, phẳng lặng, phản chiếu hình bóng của núi rừng, mang đến cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ nhưng bình yên và thơ mộng.
Xung quanh hồ Lắk là những cánh đồng lúa nước bạt ngàn xen lẫn các buôn làng của đồng bào M’nông sinh sống bao đời nay như: buôn Lê, buôn Jun, buôn M’Liêng…, đến nay vẫn mang vẻ đẹp nguyên sơ vốn có của vùng đất Tây Nguyên.
Video đang HOT
https://dulich.petrotimes.vn/
Tọa lạc trên một ngọn đồi rất đẹp bên hồ Lắk là Biệt điện Bảo Đại, nơi vị vua cuối cùng của triều Nguyễn làm nơi dừng chân khi vua và gia đình lên Buôn Ma Thuột nghỉ mát, săn bắn.
Khu Biệt điện này là một tòa nhà ba tầng, được xây theo lối kiến trúc hiện đại. Các căn phòng của Biệt điện đều có cửa sổ rộng với góc nhìn tuyệt đẹp về bốn phía.
Từ Biệt điện nhìn xuống thấy cả mặt hồ Lắk lấp lánh, xa xa là các buôn cổ của đồng bào M’nông thấp thoáng sau những tán cây rừng và nằm lọt thỏm giữa cánh đồng lúa xanh ngắt quanh năm càng tôn tạo cho khung cảnh quanh hồ Lắk thêm thơ mộng và trù phú.
Tận hưởng không gian bình yên trên hồ Lắk. https://dulich.petrotimes.vn/
Chính vì vậy, hồ Lắk đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ riêng Đắk Lắk mà cả khu vực Tây Nguyên. Hằng năm, đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến đây thưởng ngoạn vẻ đẹp thơ mộng của hồ Lắk và khám phá những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào M’nông sinh sống chunh quanh hồ.
Với những giá trị riêng biệt, khách du lịch tới hồ Lắk không chỉ ngắm nhìn, cảm nhận và tận hưởng phong cảnh thiên nhiên, mà còn có cơ hội khám phá nét đẹp văn hóa Tây Nguyên. Du khách có thể đi dạo theo con đường ven hồ hay đi thuyền máy trên hồ để ngắm cảnh. Đan xen với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ là hình ảnh những nông dân, ngư dân làm ruộng, đánh cá thật đẹp và dung dị. Để có trải nghiệm thú vị hơn, du khách có thể đi thuyền độc mộc trên hồ. Những con thuyền độc mộc này đều là thuyền có từ lâu, có cái đã qua vài thế hệ sử dụng.
https://dulich.petrotimes.vn/
Trước kia, ở hồ Lắk còn có dịch vụ cưỡi voi đi trên lòng hồ hay đi dạo trong buôn làng. Từ cuối năm 2022, chính quyền Đắk Lắk đã quyết định dừng dịch vụ cưỡi voi để bảo vệ đàn voi nhà theo đề nghị của Tổ chức Động vật châu Á. Khu vực hồ Lắk có hơn 10 cá thể voi nhà, đứng thứ hai trên toàn địa bàn Tây Nguyên, sau huyện Buôn Đôn. Dịch vụ cưỡi voi nay được thay thế bằng dịch vụ tương tác thân thiện với voi như cho voi ăn, tắm cho voi…
Hồ Lắk – địa điểm check-in thú vị. https://dulich.petrotimes.vn/
Khí hậu ở Buôn Ma Thuột chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa, bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt và những cơn mưa bất chợt có thể làm gián đoạn hành trình khám phá của bạn. Bởi vậy, đây không phải thời điểm lý tưởng cho chuyến du lịch của bạn. Theo kinh nghiệm, du khách nên đến thăm quan từ khoảng tháng 9 đến 12, vì lúc này mặt hồ dâng cao, cây cối xanh tốt và thời tiết cũng vô cùng thuận lợi.
Phát triển Sơn Tây thành khu du lịch trọng điểm của Hà Nội
Ngày 2/11, Sở Du lịch Hà Nội và UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị triển khai ứng xử văn minh và du lịch cộng đồng cho dân cư thị xã Sơn Tây, qua đó hướng dẫn người dân làm du lịch hiệu quả.
Hiện trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 244 di tích và hàng trăm ngôi nhà cổ. Ngoài ra còn có rất nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng như Đền Và, Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.... Hiện địa phương có 2 điểm du lịch được UBND TP Hà Nội công nhận điểm du lịch là làng cổ ở Đường Lâm và Điểm du lịch thôn Lòng Hồ (xã Kim Sơn).
Theo UBND thị xã Sơn Tây, mục tiêu giai đoạn 2025 - 2030, thị xã phấn đấu trở thành một trong những địa phương trọng điểm du lịch trên địa bàn Thủ đô. Những năm qua, Sơn Tây đẩy mạnh phát triển du lịch với nhiều mô hình, điểm đến mới như phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, chùa Khai Nguyên, đền Măng Sơn (xã Sơn Đông), Văn Miếu - Sơn Tây (xã Đường Lâm); Đoài Creative, Phát Studio tại khu vực Làng cổ Đường Lâm cùng các khu nghỉ dưỡng cao cấp như Tomodachi Retreat, Glory Resort...
Khảo sát khu nghỉ dưỡng Pamela Minh Thúy xã Kim Sơn (Sơn Tây). Ảnh: Hoài Nam
Riêng xã Kim Sơn với tiềm năng du lịch sẵn có, trong đó thôn Lòng Hồ đang nổi lên là một điểm du lịch nông thôn độc đáo, hấp dẫn. Hiện nay, điểm du lịch Lòng Hồ đang khai thác các sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực, chăm sóc sức khỏe ...
Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng cho biết, cùng với việc phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sẵn có, thị xã Sơn Tây đã phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội, cùng các đơn vị du lịch triển khai nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn như xe điện phục vụ khách tham quan du lịch trên địa bàn thị xã; du lịch Đường Lâm mùa lúa chín; mô hình trồng hoa phục vụ du khách đến chụp ảnh; cafe làng cổ và một số dự án bảo tồn và phục hồi giống gà Mía, chè Cam Lâm, làm tương và các sản phẩm bánh kẹo truyền thống...
Thăm quan trang trại cây ăn quả Tây Nguyên tại xã Kim Sơn. Ảnh: Hoài Nam
Để đẩy mạnh phát triển du lịch thị xã Sơn Tây hiệu quả hơn, tiến tới hoàn thành mục tiêu của mà UBND TP Hà Nội đặt ra, Phó Chánh Văn phòng Sở Du lịch Hà Nội Bùi Đức Thuận cho biết, thời gian tới Sở Du lịch phối hợp cùng UBND thị xã Sơn Tây định hướng quy hoạch phát triển, hình thành 3 khu du lịch chính.
Cụ thể, khu du lịch Đồng Mô là khu du lịch sinh thái kết hợp vui chơi, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng; khu Trung tâm thị xã - Thành cổ - đền Và - Làng cổ Đường Lâm sẽ trở thành khu du lịch về di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng; Xây dựng khu du lịch Xuân Khanh trở thành khu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, du lịch sinh thái.
Đồng thời, Sở sẽ phối hợp với địa phương hoàn thiện hệ thống quy hoạch theo hướng dành quỹ đất phát triển cơ sở lưu trú. Đồng thời hướng dẫn các khu, điểm du lịch thị xã Sơn Tây đầu tư, phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; nghiên cứu phát triển một số nhóm sản phẩm du lịch mới có tiềm năng như sản phẩm du lịch đường sông.
Bãi biển được ví như 'Maldives của Việt Nam' xuất hiện trong 2 Ngày 1 Đêm: Choáng ngợp trước thiên nhiên hùng vĩ, vẻ đẹp lay động lòng người Trong tập mới nhất của chương trình 2 Ngày 1 Đêm, khán giả đã được đưa đến với một vùng biển nổi tiếng, được ví như 'thiên đường biển đảo'. Qua mỗi tập, chương trình 2 Ngày 1 Đêm đã và đang đưa khán giả đến rất nhiều địa điểm du lịch của Việt Nam. Từ Bắc vào Nam, càng xem lại càng...